Nghề nghiệp rộng mở với đại học Charles Sturt Australia
Buổi hội thảo và phỏng vấn trực tiếp với đại diện tuyển sinh của Đại học Charles Sturt (trụ sở tại thành phố Sydney và Melbourne, Australia) diễn ra ngày 25/9 tại Hà Nội và 27/9 tại TP.HCM.
Cuộc phỏng vấn với thầy Gary McGuire diễn ra tại:
- Hà Nội: 17h30-19h30, thứ ba, ngày 25/9 tại văn phòng IDP – 53A Lê Văn Hưu, quận Hai Bà Trưng. Điện thoại: (04) 39439 739.
- TP.HCM: 17h30 – 19h30, thứ năm, ngày 27/0 tại văn phòng IDP – Star Building, 33 Mạc Đĩnh Chi, quận 1. Điện thoại: (08) 2249 0000/ 3835 0133.
Liên hệ www.vietnam.idp.com để biết thêm chi tiết và đăng ký tham dự. Mang theo đầy đủ bằng cấp, bảng điểm để được xét tuyển trực tiếp.
Một trong những mục tiêu của sinh viên đi du học trong những năm gần đây, ngoài uy tín bằng cấp nhận được, sinh viên quan tâm rất nhiều đến cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Hầu hết các trường đại học Úc đều được chính phủ quản lí và giám sát chặt chẽ. Do đó, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm luôn ở mức cao. Trong đó phải nhắc tới Đại học Charles Sturt (CSU), với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm toàn thời gian sau 6 tháng tốt nghiệp là 87% – cao nhất nước Úc. Và tỷ lệ này luôn được giữ vững trong những năm gần đây. Trường có khoảng 34.000 sinh viên theo học hơn 500 khóa học khác nhau.
Video đang HOT
Chương trình đào tạo của trường có sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, mang tính ứng dụng cao. Do vậy, sinh viên vừa tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng đón nhận và sớm tìm được việc làm. Những năm qua, Đại học Charles Sturt tiếp tục được The Good University Guide xếp hạng cao về cơ hội việc làm và mức lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp.
Ngoài sự linh hoạt trong yêu cầu đầu vào, sinh viên Việt Nam được hưởng chính sách miễn giảm tín chỉ, giúp học sinh rút ngắn được thời gian học tập, nhanh chóng tốt nghiệp để đi làm. Ngoài ra, Đại học Charles Sturt được đánh giá là trường có mức học phí phù hợp với đại đa số sinh viên quốc tế.
Tại Charles Sturt, sinh viên được đào tạo những kỹ năng giúp họ thành công không chỉ trong sự nghiêp mà còn nhân được nhiêu những giá trị bổ ích cho cuôc sông như: tinh thần làm việc đôc lâp và hợp tác, tư duy phán đoán, kỹ năng đôi thoại, cách tiêp cân và giải quyêt vân đê môt cách linh hoạt, nhạy bén.
Đặc biệt, trường dành nhiều suất học bổng trị giá 20% học phí của 8 môn đầu tiên dành cho những sinh viên tham gia vào chương trình Cử nhân và Thạc sĩ.
Một số chương trình đào tạo tại Đại học Charles Sturt:
Cử nhân chuyên ngành: Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Quản trị nhân sự, Marketing, Kinh doanh, Công nghệ Thông tin (3 năm).
Thạc sĩ chuyên ngành: Kế toán, Kinh doanh Quản trị Kinh doanh – MBA các chuyên ngành Marketing, Tài chính, Công nghệ thông tin, Quản trị nhân sự và MBA Tổng quát Thạc sĩ Công nghệ Thông tin (1,5 năm – 2 năm).
Tư liệu: IDP
Theo Infonet
Muốn trò giỏi phải có thầy giỏi
"Uy tín thương hiệu của một trường đại học chính là chất lượng đầu ra của sinh viên. Mà muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi" -Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh quan điểm trên trong buổi đối thoại với CB, GV ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) ngày 19/9.
Ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trong buổi đối thoại với CB, GV ĐH Duy Tân Đà Nẵng ngày 19/9.
Phát biểu trước khoảng 500 CB, GV ĐH Duy Tân trong buổi đối thoại nhân dịp đầu năm học, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng chất lượng đầu ra của một sinh viên (SV) chưa hẳn phụ thuộc vào cấp bậc bằng cấp. Một học viên tốt nghiệp trung cấp y dược Đà Nẵng chẳng hạn có năng lực tốt hơn SV tốt nghiệp hệ Cao đẳng ở một số đơn vị đào tạo khác. Điều đó được kiểm chức ngay trong thực tế, ngay trong năng lực công tác của những học viên, SV sau khi tốt nghiệp. Để các đơn vị tuyển dụng tin cậy, để nâng cao uy tín thương hiệu của trường học một cách tốt nhất chính là đào tạo ra những người giỏi, có năng lực. Mà muốn trò giỏi thì phải có thầy giỏi. Đó là nguyên tắc, là yếu tố quyết định trước hết và trên hết. Cho nên trường học phải trọng thầy giỏi, tìm thầy giỏi, có chính sách "chiêu hiền đãi sĩ" để thu hút nhân tài.
Bí Thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh quan điểm "muốn trò giỏi phải có thầy giỏi" trong buổi nói chuyện với CB, GV ĐH Duy Tân.
Ông Thanh dẫn chứng một trường hợp "chiêu hiền đãi sĩ" cụ thể như đích thân ông 5 lần 7 lượt mời cho được một vị GS.TS chuyên ngành hàng đầu từ Hà Nội về công tác tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Muốn xây dựng một tổ chức tốt thì chính tổ chức phải đi tìm những cán bộ giỏi, có năng lực chứ không chỉ việc ngồi đợi các ứng viên tìm tới. Một trường ĐH cũng vậy thôi. Khi mà chất lượng đầu ra của SV được khẳng định, dần dần sẽ tạo nên tiếng tăm cho trường học. Và khi đó, chính các đơn vị tuyển dụng sẽ "đặt hàng" ngay từ khi SV còn ngồi trên ghế nhà trường, chứ SV ra trường không phải vác đơn đi xin việc.
Theo báo cáo của trường ĐH Duy Tân thì tỷ lệ SV, HS tốt nghiệp có việc làm là trên 85%. Song phải thẳng thắn nhìn nhận tỷ lệ SV tốt nghiệp ra trường có việc làm nhờ những mối quan hệ sẵn có là bao nhiêu, tỷ lệ SV được các đơn vị tuyển dụng "trải thảm" dựa vào năng lực thực sự là bao nhiêu. Tỷ lệ SV được tuyển dụng dựa vào năng lực thực sự mới là con số chính xác nói lên chất lượng đào tạo của trường học.
Tư vấn định hướng đào tạo cụ thể cho trường hợp Trường ĐH Duy Tân, ông Thanh cho rằng trường không nên đào tạo tràn lan kiểu hệ nào cũng có, ngành nào cũng có kiểu "bách hóa tổng hợp", mà phải tập trung vào các ngành mũi nhọn, dựa trên cơ sở vật chất, nguồn nhân lực thế mạnh của nhà trường và nhu cầu tuyển dụng của xã hội. Chẳng hạn như Đà Nẵng đang hướng tới phát triển ngành Công nghiệp công nghệ cao, CNTT chẳng hạn Đà Nẵng đang thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch..., thì cứ bám vào nhu cầu nhân lực thực tế cho các ngành nghề, lĩnh vực trên mà đào tạo. Đừng để tình trạng phân bổ chỉ tiêu ồ ạt, các trường đào tạo tràn lan không định hướng, không nhắm tới nhu cầu thực tế của xã hội.
Trả lời trực tiếp câu hỏi của một giảng viên trong buổi đối thoại về việc trường ĐH Duy Tân có nên mở ngành đào tạo Y dược không, ông Thanh thẳng thắn nói không, đồng thời chỉ ra nguyên nhân đây không phải là thế mạnh đào tạo của trường, trường chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng đào tạo tốt. Ngay thực tế ở Đà Nẵng, Trường CĐ Y tế có triển vọng phát triển đào tạo tạo các ngành này bởi họ thực sự có nền tảng, có thế mạnh đào tạo chuyên ngành này. ĐH Đà Nẵng cũng mở ngành này nhưng lại không có tiến triển.
Một giảng viên khác đưa ra vấn đề các doanh nghiệp còn phân biệt tuyển dụng giữa sinh viên trường công và trường tư, họ chê SV ngoài công lập và đặt câu hỏi làm thế nào để thay đổi thực trạng này. Ông Thanh quay trở lại vấn đề uy tín thương hiệu của trường học dựa trên chất lượng đầu ra. Để khẳng định mình, để SV ra trường được tiếp nhận, trọng dụng, nhà trường phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo ra những người giỏi thì không bị doanh nghiệp phân biệt đối xử.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Bằng một đằng, chuyên môn một nẻo Có ít nhất hai trưởng khoa tiếng Anh của hai trường ĐH lớn tại TP.HCM đều không phải tiến sĩ chuyên ngành tiếng Anh mà là tiến sĩ ngôn ngữ học so sánh. Có khoa tiếng Anh hầu như không ai là tiến sĩ đúng chuyên ngành. Để có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, họ bèn... đi học ngôn ngữ học so sánh....