‘Nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phụ thuộc giới tính’
Với sự tham gia của nhiều gương mặt có sức ảnh hưởng trong giới trẻ, chương trình truyền thông thay đổi định kiến giới ‘Nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phụ thuộc giới tính’ đã thu hút hàng chục nghìn học sinh tham gia, hưởng ứng sôi nổi.
Đoàn viên, thanh niên, học sinh tham gia chương trình cùng rapper Thái Nam “ Gonzo” thể hiện dấu “bằng” qua đôi tay, tượng trưng cho bình đẳng giới.
Sáng 17/9, tại Trường Trung học phổ thông Chu Văn An (thành phố Hà Nội), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp Tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động thuộc khuôn khổ giai đoạn 3 của chiến dịch truyền thông “Thanh niên chuẩn-Nói không với định kiến giới”.
Chiến dịch được tổ chức trên quy mô cả nước trong tất cả đoàn viên, thanh niên dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ tháng 1/2022.
Ở giai đoạn đầu tiên, chiến dịch có chủ đề “Việc nhà không của riêng ai” nhằm tuyên truyền về việc thay đổi định kiến: vai trò chính của phụ nữ trong gia đình là chăm sóc con cái.
Bước sang giai đoạn 2, chiến dịch có chủ đề “Cùng chia sẻ trách nhiệm tài chính trong gia đình”, gồm nhiều hoạt động thú vị, như triển khai cuộc thi tương tác trực tuyến, ra mắt MV ca khúc với cùng chủ để “Thanh niên chuẩn-Nói không với định kiến giới”, talkshow giao lưu trực tiếp với các chuyên gia và nhân vật truyền cảm hứng, ra mắt chuỗi phim sitcom “Chia sẻ trách nhiệm tài chính trong gia đình”.
Trong giai đoạn 3, chiến dịch được tổ chức gắn với chủ đề “Nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phụ thuộc giới tính” nhằm mục tiêu thay đổi định kiến về phân công công việc, đơn cử như định kiến cho rằng có những ngành nghề chỉ dành cho phụ nữ, trái lại nhiều công việc chỉ đàn ông mới có thể làm được.
Video đang HOT
Theo đó, thông qua hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, hàng chục nghìn học sinh trên cả nước đã được tiếp cận thông tin về hành trình của nữ giới trong lĩnh vực công nghệ; những vấn đề liên quan đến giới tính thường gặp trong tuyển dụng nhân sự; thực trạng khởi nghiệp của 2 giới hiện nay; tâm lý thanh thiếu niên, học sinh và phụ huynh trong chọn nghề…
Bên cạnh đó, chương trình còn triển khai các gian hàng, triển lãm kết hợp nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, tư vấn các nội dung về giới, nghề nghiệp, chọn trường đại học.
Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn khi triển khai sách giáo khoa lớp 10
Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 lớp 10 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cùng đặc thù là cấp học định hướng nghề nghiệp, nhiều thầy cô giáo, nhà trường đứng trước không ít khó khăn.
Tác giả sách Lịch sử lớp 10 của Chương trình giáo dục phổ thông mới giới thiệu sách tới các giáo viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sẵn sàng tâm thế dạy học
Đảm nhiệm dạy môn Ngữ văn lớp 10 trong năm học tới nên trong thời gian qua, cô Phan Hồng Hạnh - giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ), ngoài việc tiếp cận với bản sách PDF còn chủ động đăng ký tham gia hội thảo giới thiệu sách của các nhà xuất bản.
Theo cô Hạnh, triển khai sách giáo khoa mới ở khối THPT sẽ có những khó khăn đặc thù so với các khối lớp dưới. Lớp 9, các em học sách giáo khoa cũ, vẫn nặng nề về học nhồi kiến thức. Khi lên lớp 10, các em phải thay đổi phương pháp học nên sẽ gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, nếu triển khai chương trình mới mà vẫn học trực tuyến thì việc tiếp cận kiến thức sẽ rất vất vả.
Còn thầy Nguyễn Mạnh Hùng - giáo viên Trường THPT Vạn Xuân (huyện Hoài Đức) - cho biết: Năm học đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10 nên nhiều giáo viên không tránh khỏi lo lắng. Trước đây, các thầy cô quá quen với bài giảng, giáo án kiểu cũ, giờ phải tìm cách thích nghi. Dù vẫn là những bài học đấy nhưng cách dạy phải khác hoàn toàn.
Do đó, giáo viên được phân công dạy lớp 10 năm nay đã không ngừng nghiên cứu tài liệu, học hỏi lẫn nhau. Đơn cử đối với môn Toán, ở nội dung kiến thức về xác suất thống kê, theo chương trình mới, học sinh được tiếp cận từ lớp 2 và học tiếp cho tới lớp 9, với khoảng 80 tiết. Thiết kế nội dung này ở sách lớp 10 là sự tiếp nối các cấp học trước, và giáo viên phải có cách truyền đạt phù hợp.
Để triển khai Chương trình, sách giáo khoa mới được thuận lợi thì yếu tố then chốt nhất là đội ngũ giáo viên. Việc bồi dưỡng tiếp cận sách giáo khoa mới đang gấp rút triển khai. Tuy nhiên, công tác này lại đang là một thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài.
Thời điểm này các thông tin về chương trình mới như chuyên môn, nội dung chương trình đều được giáo viên Trường THPT Hồng Thái (huyện Đan Phượng) nắm vững. Tinh thần của chương trình cũng được giáo viên tiếp thu, đổi mới trong một số tiết học hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nên chắc chắn không gặp khó khăn về phương pháp.
Dù vậy, cái khó nhất theo thầy Phạm Huy Thiệp - Hiệu trưởng nhà trường là tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, khó khăn cho những buổi tập huấn chuyên môn. Cùng với đó, do chưa xác định được cách thức tuyển sinh theo chương trình mới như thế nào, có gì khác so với tuyển sinh đã thực hiện theo chương trình hiện hành hay không, nên việc phân bố sắp xếp, tuyển dụng giáo viên còn lúng túng.
Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ảnh minh họa
Linh hoạt triển khai chương trình mới
Ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội - nhận định: Thực hiện đổi mới chương trình lớp 10 khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với đổi mới ở cấp tiểu học THCS.
Với cấp tiểu học và THCS là kiến thức cơ bản mang tính chất nền tảng, nhưng đối với cấp THPT mục tiêu là định hướng nghề nghiệp. Ngoài các môn học bắt buộc, sẽ có các môn học tự chọn. Việc các em lựa chọn các tổ hợp không đều nhau sẽ dẫn đến tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ.
Vì vậy, cần nghiên cứu để làm sao có thể tuyển sinh, xếp lớp phù hợp với điều kiện của nhà trường, nhưng đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu của các em trong việc lựa chọn môn học.
Về vấn đề này, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có một số hội thảo bàn về giải pháp triển khai khi gặp vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ. Cùng với đó là việc đầu tư trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho các môn học nói chung cùng cơ sở vật chất cho môn học đặc thù như phòng học âm nhạc, mỹ thuật, đủ để đáp ứng được nhu cầu khi các em đăng ký tham gia.
Việc bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình mới cũng rất quan trọng. Do đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức giới thiệu SGK lớp 10 phục vụ cho năm học 2022 - 2023. Trong buổi giới thiệu sách, các chủ biên, tác giả đã truyền đạt ý tưởng trong quá trình biên soạn SGK, nội dung, định hướng phương pháp giảng dạy của các cuốn tài liệu...
Nhấn mạnh việc giáo viên cần hiểu rõ ý tưởng của tác giả viết sách, vì điều này sẽ giúp các thầy cô thuận lợi hơn trong quá trình triển khai Chương trình, sách giáo khoa mới, ông Tiến lấy ví dụ: Lớp 6 có môn học mới là Khoa học tự nhiên, gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học. Khi triển khai dạy môn này, cần theo trình tự logic; ý tưởng của tác giả viết sách.
Lúc đầu tại nhiều trường xảy ra tình trạng dạy hết phân môn Vật lý, sau chuyển sang Hóa học, Sinh học để đảm bảo đủ tiết dạy cho giáo viên. Nhưng đây là cách dạy máy móc, không đúng với ý tưởng của người biên soạn. Cụ thể, có những bài phải học Vật lý rồi mới đến Hóa học, hay học Hóa học xong mới đến Sinh học.
Chính vì vậy khi xuất hiện tình huống như vậy, sở đã quán triệt đến các nhà trường phải bố trí giáo viên dạy theo trật tự logic của môn học. Có thể những tuần này giáo viên môn này phải tăng tiết, giáo viên môn khác giảm tiết để đảm bảo logic của quá trình biên soạn sách, học sinh đảm bảo theo đúng chương trình. Khi triển khai sách giáo khoa mới đối với lớp 10, các thầy cô cũng phải lưu ý đến điều này.
Nhà trường sẽ tăng cường tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh hiểu rõ nội dung Chương trình, sách giáo khoa mới và bố trí giáo viên giảng dạy để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với thực tế. Cùng với đó đề xuất phương án hợp đồng giáo viên dạy các môn nghệ thuật để học sinh được tham gia theo nguyện vọng, huy động các nguồn lực để bổ sung các thiết bị dạy học theo chương trình mới. - Thầy Phạm Huy Thiệp
Bảo đảm chất lượng dạy học trực tuyến Đến nay, gần 60% trong tổng số 722 cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19. Việc chuyển đổi hình thức dạy học bảo đảm tiến độ, kế hoạch theo phân phối khung chương trình trong năm học 2021-2022. Giáo viên, học sinh Trường THPT...