Nghề nào cũng cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp
Ngày 28/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức diễn đàn khoa học “Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao đạo đức hành nghề trong giai đoạn hiện nay”.
Đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc chi phối hành vi của một người hoặc một nhóm trong môi trường công việc. Giống như các giá trị, đạo đức nghề nghiệp cung cấp các quy tắc về cách một người nên hành động đối với người khác và các tổ chức trong một môi trường như vậy. Chính các quy định về đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn.
Các đại biểu đều tham dự Diễn đàn đều khẳng định đạo đức nghề nghiệp là yếu tố không thể thiếu với bất kỳ ngành nghề nào. Ảnh: Lê Hồng
“Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, tích cực thì vấn đề đạo đức con người cũng có những biểu hiện cần phải lên án, bài trừ để làm trong sạch môi trường văn hóa”, ông Khải nói.Do vậy theo đại diện Ban tổ chức, mục tiêu của việc tổ chức Diễn đàn nhằm thảo luận những vấn đề liên quan tới thực trạng đạo đức hành nghề và những yêu cầu đặt ra đối với đạo đức hành nghề tại Việt Nam hiện nay, hướng tới xây dựng các quy định pháp luật, quy tắc về đạo đức hành nghề ở Việt Nam.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đều đồng tình rằng, đaọ đức nghề nghiệp là vấn đề lớn, là những phẩm chất cần có của mỗi người theo đúng những quy tắc chuẩn mực của một nghề nhất định được cộng đồng xã hội thừa nhận nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ của con người trong quan hệ với con người, tự nhiên và xã hội khi hành nghề. Và nghề nào cũng cần có đạo đức, không thể nói rằng nghề của tôi không cần đạo đức.
Nêu ý kiến về đạo đức hành nghề hiện nay, ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho rằng, trong tất cả các ngành nghề, đa phần cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đều tuân thủ đúng những quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn được thuần phong mỹ tục, lối sống và phong cách tốt đẹp.
Ý kiến của ông Phan Văn Tân, Liên hiệp các tổ chức Khoa học kỹ thuật Việt Nam nhìn nhận, hiện đạo đức hành nghề ở Việt Nam đã được đề cập như một yêu cầu bắt buộc trong hoạt động nghề nghiệp. Tuy chưa có đầy đủ các quy định, yêu cầu, quy tắc về đạo đức nghề nghiệp ở tất cả các lĩnh vực, các ngành nhưng nhiều lĩnh vực, ngành nghề đã có các quy định về chuẩn mực, quy tắc đạo đức nghề nghiệp hoặc hành nghề.
Một số chuyên gia khác thì cho rằng đạo đức nghề nghiệp là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội, là một loại đạo đức đã được thực tiễn hóa. Lương tâm nghề nghiệp là sự tự phán xét, tự ý thức về trách nhiệm đạo đức nghề nghiêp.
Video đang HOT
Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp có quan hệ thân thiết với nhau. Đánh mất ý thức về nghĩa vụ đạo đức là đánh mất ý thức về bản thân mình, làm mất ý nghĩa làm người cũng như giá trị động lực của lao động. Do vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp chính là để hình thành nhân cách nghề nghiệp của mỗi chủ thể, hướng con người vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp.
Quan điểm của ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội khẳng định đạo đức nghề nghiệp là thứ đặc trưng cho nghề đó, mỗi nghề có phạm vi riêng để con người hoạt động. “Đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu, nhưng căn bản là đặc trưng của nghề. Mỗi nghề có đạo đức nghề nghiệp riêng, không áp dụng máy móc sang nghề khác, hành nghề không có đạo đức thì không ai tôn trọng”, ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
Bàn về một số giải pháp nâng cao đạo đức hành nghề trong giai đoạn hiện nay, Ths. Bùi Kim Tuyến, Trưởng ban Tư vấn phản biện và Giám định xã hội, Liên hiệp Hội Việt Nam cho rằng cần thiết phải tăng cường quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp, từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, chỉ đạo và kiểm tra.
Bên cạnh đó, theo Ths. Bùi Kim Tuyến, để thực hành đạo đức nghề nghiệp, cần xây dựng được bộ tiêu chí đạo đức nghề nghiệp chuẩn với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi.
“Ngoài ra, các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp phải dựa trên đánh giá thực trạng của ngành lĩnh vực, đánh giá các yếu tố bên trong, bên ngoài có thể tác động đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp, có sự so sánh với chuẩn mực đạo đức hiện hành”, Ths. Bùi Kim Tuyến nêu.
D.Ngân
Theo haiquanonline
Cao Bằng: Học và làm theo Bác là chủ đề trọng tâm tại hội thi báo cáo viên giỏi
Nội dung chuyên đề các thí sinh lựa chọn dự thi tại các hội thi báo cáo viên giỏi cấp tỉnh khá phong phú, đa dạng.
Chủ đề được nhiều thí sinh lựa chọn nhất là về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong 17 chuyên đề dự hội thi cấp tỉnh ở tỉnh Cao Bằng, có 06 chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...
Thời gian qua, một số tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương đã tổ chức thành công hội thi báo cáo viên giỏi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Việc tổ chức hội thi báo cáo viên giỏi nhằm góp phần đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của bối cảnh, tình hình mới; đưa hoạt động báo cáo viên ngày càng đi vào nền nếp cũng như tạo điều kiện để các báo cáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng thuyết trình, thúc đẩy việc đổi mới phương thức tuyên truyền miệng; tuyển chọn, công nhận, suy tôn báo cáo viên, thời gian qua.
Thực tế cho thấy, việc tổ chức hội thi cũng đã góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên.
Ban Tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi tỉnh Cao Bằng tặng hoa chúc mừng thí sinh dự thi. Ảnh: Hải Bằng.
Hội thi báo cáo viên giỏi cấp tỉnh của một số địa phương tổ chức thời gian gần đây cho thấy chất lượng thí sinh ngày càng được nâng cao; việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả, giúp cho bài nói của thí sinh sinh động, hấp dẫn; tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cùng còn có một số hạn chế cần rút kinh nghiệm.
Về nội dung chuyên đề dự thi: Nội dung chuyên đề các thí sinh lựa chọn dự thi khá phong phú, đa dạng. Chủ đề được nhiều thí sinh lựa chọn nhất là về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong 17 chuyên đề dự hội thi cấp tỉnh ở tỉnh Cao Bằng, có 06 chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đối với Hội thi cấp huyện, trong số 229 chuyên đề dự thi, có tới 94 chuyên đề về thực hiện Chỉ thị 05 và học tập, làm theo Bác. Nhiều thí sinh dự thi Hội thi cấp tỉnh ở tỉnh Hà Tĩnh đã trình lựa chọn nội dung dự thi về học tập phong cách Hồ Chí Minh, kết quả thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác... với sự thể hiện chân thật, xúc động, thu hút và tạo ấn tượng tốt đẹp với người nghe.
Chủ đề tiếp theo được nhiều thí sinh lựa chọn là về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"... Nhiều thí sinh lựa chọn nội dung chuyên đề mang tính thời sự cao, gắn với tình hình thực tiễn địa phương, như: "Kinh tế biển xanh và hành động của chúng ta đối với tài nguyên, môi trường biển" (thí sinh huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh); "Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy Quảng Uyên về việc đưa chuồng gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở, giai đoạn 2016 - 2020" (thí sinh huyện Quảng Uyên, Cao Bằng)...
Về đề cương bài trình bày: Nhìn chung, đề cương dự thi bảo đảm các yêu cầu cơ bản, đủ nội dung. Nhiều đề cương được chuẩn bị công phu, chu đáo; kết cấu chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có thí sinh chuẩn bị đề cương có bố cục không đúng quy định của Ban tổ chức hội thi.
Về phần thuyết trình: Đa số thí sinh bình tĩnh, tự tin, thể hiện tốt phần thi, đúng, đủ nội dung theo yêu cầu; làm chủ được bài nói; phương pháp thuyết trình có nhiều đổi mới; trong quá trình trình bày bài nói đã có những dẫn chứng, tư liệu sát thực, phân tích làm rõ nội dung trọng tâm của vấn đề cần truyền tải; đảm bảo đúng thời gian quy định; liên hệ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, bản thân. Đa phần thí sinh ứng dụng công nghệ thông tin (phần mềm powerpoit) giúp cho bài nói sinh động, hấp dẫn, hiệu quả cao.
Ban Tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi tỉnh Hà Tĩnh tặng hoa chúc mừng thí sinh dự thi. Ảnh: Thanh Hà
Tuy nhiên, trong phần trình bày bài nói, một số thí sinh phân bổ thời gian không hợp lý giữa các phần: giới thiệu chủ đề bài nói quá dài; thời gian dành cho phân tích, đánh giá nội dung trọng tâm chưa thỏa đáng. Có thí sinh phải "chạy" phần kết luận, liên hệ thực tiễn để không bị quá thời gian quy định...
Không ít thí sinh còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng tuyên truyền miệng, trình bày bài nói như giảng lý luận chính trị, không thoát ly được đề cương...; sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười...) còn khô cứng, gượng ép.
Phần trả lời câu hỏi: Về cơ bản, các thí sinh đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của giám khảo. Một số thí sinh có lập luận chặt chẽ, logic, có tính thuyết phục cao đối với giám khảo và người nghe; thể hiện sự hiểu biết sâu, nắm chắc nội dung bài nói.
Bên cạnh đó, cũng có những thí sinh còn lúng túng, chưa trả lời sát, đủ nội dung câu hỏi. Hầu hết thí sinh chỉ trả lời một câu hỏi của giám khảo, chưa có trao đổi giữa giám khảo với thí sinh nên phần thi này còn khô cứng, thiếu hấp dẫn.
Trong thời gian tới, nhiều tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương sẽ tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi cấp tỉnh. Ban Tổ chức Hội thi cần trao đổi, rút kinh nghiệm từ những hội thi trước để tổ chức thành công hội thi của ngành, địa phương mình, đảm bảo chất lượng nội dung theo yêu cầu./.
Văn Tiến Bằng
Theo www.cpv.org.vn
Trẻ em Trung Quốc mệt nhoài vì học hè Khảo sát cho thấy 90% học sinh tiểu học và trung học ở Thâm Quyến, Trung Quốc, đang học ít nhất một khóa học trong kỳ nghỉ hè này. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin đối với cô bé Hanhan 8 tuổi ở tỉnh Sơn Đông, nghỉ hè không phải quãng thời gian dành cho nghỉ ngơi và chơi...