Nghề lập trình: Chưa tuyển sinh đã quá tải tuyển dụng
Theo VietnamWorks, mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu hụt 78.000 vị trí ngành công nghệ thông tin. Vì vậy, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm, bên cạnh nhóm kinh tế, tài chính, ngân hàng.
Theo phân tích của Công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks, đến năm 2020, ngành công nghệ thông tin ( CNTT) sẽ thiếu đến hơn 500.000 nhân lực. Theo các thống kê khác, số lượng tốt nghiệp đại học mỗi năm chỉ khoảng 165.000 sinh viên. Điều này có nghĩa toàn bộ sinh viên cả nước trong 3 năm liên tiếp theo học CNTT thì mới đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lập trình viên trong năm 2020.
Từ thực tế trên, nhiều công ty về công nghệ gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng. Ông Hiroshi Watabe, Tổng giám đốc công ty TNHH Usol Việt Nam, chia sẻ: “Các doanh nghiệp phát triển phần mềm của Nhật Bản tại Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực, rất cần đội ngũ các lập trình viên được đào tạo bài bản”. Để đối phó với tình trạng này, bộ phận nhân sự thường chọn cách hạ tiêu chuẩn để có đủ thành viên.
Ông Hiroshi Watabe – Tổng giám đốc Công ty TNHH Usol Việt Nam.
Video đang HOT
Một trong những chiến lược khác là tuyển dụng sinh viên tại cơ sở đào tạo uy tín về lập trình. Sinh viên được chọn thường nhận nhiều đề nghị hấp dẫn về đãi ngộ, lương thưởng hoặc công ty vừa đào tạo vừa trả lương. Bạn Dương Doãn Hà đang theo học tại Aptech Ấn Độ (285 Đội Cấn, Hà Nội) là một ví dụ cho trường hợp này. Dù chưa tốt nghiệp, Hà đã lọt vào mắt xanh của 2 công ty lớn trong ngành. Theo chia sẻ của Hà, các sinh viên trong lớp cũng nhận nhiều lời mời tương tự.
Lập trình là ngôn ngữ chung của toàn thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và ký kết Hiệp định TPP, các dự án CNTT từ Mỹ, Nhật Bản… đổ nhiều về Việt Nam. Theo đó, các sinh viên Việt có cơ hội làm việc tại công ty lớn và trải nghiệm môi trường quốc tế. Bạn cũng có thể thay đổi không gian khi làm việc tại các thành phố khác như Tokyo, New York…
Theo Zing
Phát hiện cách IS liên lạc bí mật, qua mặt an ninh
Đó là một ứng dụng đang có hơn 50 triệu người dùng, phát sinh hơn 1 tỷ tin nhắn mỗi ngày.
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) gần đây kêu gọi các chiến binh sử dụng một cách trao đổi thông tin mới sau khi thực hiện cuộc tấn công liên hoàn vào Paris (Pháp). Đó chính là ứng dụng chat Telegram, có thể giúp tin nhắn trở nên vô hình trước con mắt tình báo
Cụ thể, một ngày sau khi tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công Paris, IS đã đăng một tin nhắn trên một trang web, kêu gọi các tín đồ Hồi giáo cực đoan tải và sử dụng ứng dụng Telegram, bởi vì nó cho phép người dùng thiết lập chế độ tự hủy tin nhắn sau một thời gian nhất định.
IS kêu gọi các tín đồ Hồi giáo cực đoan nhắn tin bằng ứng dụng này (ảnh minh họa).
Telegram đang có hơn 50 triệu người sử dụng, mọi người gửi đi 1 tỷ tin nhắn mỗi ngày. Trong đó, có nhiều tài khoản là của kẻ buôn bán ma túy, xã hội đen và các loại tội phạm khác.
Được thành lập vào năm 2013, Telegram là đứa con tinh thần của một cặp anh em người Nga, Pavel Durov và Nikolai. Pavel, 31 tuổi, đồng thời cũng người sáng lập mạng xã hội lớn nhất của Nga, VKontakte (viết tắt VK, được coi là Facebook của Nga).
Telegram không bán sản phẩm của mình cho những kẻ khủng bố, nhưng do một lực lượng chống chính phủ kiểm soát. Công ty này cũng nói rằng họ không liên kết với chính phủ Nga. Thực tế, trụ sở chính của Telegram là ở Berlin.
Giám đốc FBI James Comey cho biết, ông đã cố gắng trong nhiều tháng để tìm kiếm giải pháp cho những gì ông nghĩ là nguy cơ và đen tối - tức những gì mà văn phòng và các cơ quan giám sát mạng không thể dễ dàng giải mã, bao gồm tin nhắn, email và các thông tin liên lạc khác của bọn tội phạm.
Phương thức liên lạc này của quân khủng bố không chỉ làm đau đầu ông James mà còn nhiều cơ quan an ninh khác.
Biết được điều này, ngày 19.11, Telegram tuyên bố đã phát hiện và ngăn chặn 78 kênh thông tin của IS trên dịch vụ này. Các kênh này được IS sử dụng để tuyên truyền và tuyển dụng chiến binh với 12 ngôn ngữ khác nhau.
"Hoạt động của chúng tôi bị xáo trộn khi biết IS sử dụng các kênh công cộng trên Telegram để phục vụ công tác tuyên truyền của họ", thông báo của Telegram nêu rõ.
Theo Danviet
Phát hiện cách thức tinh vi trộm tiền từ máy ATM Không cần trộm thẻ ATM hay mã PIN, hacker vẫn có thể yêu cầu máy ATM phải nhả tiền. Tin tặc đang tìm cách để ăn cắp tiền từ máy ATM, nhắm mục tiêu vào chính chiếc thẻ ngân hàng của người dùng trong nhiều năm qua. Cụ thể, tin tặc đã cố gắng có được thông tin truy cập vào tài khoản...