Nghề làm “khách” ăn tiền ở quán bar
Mỗi buổi tối chỉ cần ăn mặc lịch thiệp và trau chuốt, đến bar, bạn sẽ được trả tiền.
Đi bar cũng được trả tiền (Ảnh minh họa).
Đi bar cũng được… trả tiền
Công việc này xuất hiện thời gian gần đây và được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn. Thời gian làm việc khá đặc biệt, bắt đầu lúc 22h30 tối và kết thúc vào khoảng 2h sáng hôm sau. Lương có thể chấp nhận được đối với các bạn trẻ hay sinh viên muốn kiếm thu nhập thêm ca tối, trong vòng một tháng, người làm khách sẽ có mức lương 2,1 triệu đồng, tương đương 70.000 đồng cho mỗi tối. Ngày nào nghỉ làm trừ lương ngày đó. Cuối tháng được thanh toán một lượt.
Một người làm khách quán bar cho biết “Ngày nào thích thì đi vì cả nhóm chúng tôi chừng 25 người và chủ bar có thể thay đổi luân phiên. Vì thế, ngày nào mệt không đến cũng chẳng sao, bị trừ 70.000 đồng”.
Công việc khá đơn giản, đến bar, ăn mặc lịch thiệp và trau chuốt. Tại bar, chủ chia ra mỗi nhóm 3 người/bàn, phát cho mỗi nhóm một chai rượu, 3 cái ly, trái cây và một ít đậu phộng rang. Người làm khách quán bar có thể đứng, ngồi và trò chuyện với nhau tự nhiên như những người khách bình thường khác và nhâm nhi rượu. Ngoài ra, chẳng cần làm gì. Hết chai rượu này có thể gọi chai rượu khác nhưng giá không được quá đắt.
Được ăn, được uống cũng không sung sướng gì
Nguyễn Văn X, sinh viên trường Đại học Hùng Vương cho biết rằng: “ Hàng ngày, chúng tôi đến bar vào độ 22h30 phút tối, lúc này nhiều người về nhà nghỉ ngơi còn chúng tôi lại là người … đi làm nên nhiều khi sang hôm sau lại thiếu ngủ trầm trọng, việc học cũng bị ảnh hưởng”.
Video đang HOT
Tệ hơn, thỉnh thoảng người làm khách quán bar lại bị những lời gạ gẫm của một số đối tượng không đứng đắn. Bạn tôi kể : “Có lần, nhóm chúng tôi ngồi với nhau, có một vị khách nghĩ chúng tôi là trai bao nên đến gạ gẫm vào khách sạn. Chúng tôi rất ngượng nhưng không biết làm gì vì nặng lời với khách chủ lại la”.
Ai sẽ giữ được mình trong thế giới “xô bồ” này? (Ảnh minh họa).
Độ tuổi làm “khách”
Độ tuổi để được tuyển làm khách quán bar chừng 18 đến 35, chủ yếu là nam. Rất nhiều thành phần như nhân viên văn phòng, công nhân nhưng thu hút nhất vẫn là các bạn sinh viên. Ước tính có khoảng 2/4 trong số người làm khách kia là sinh viên, họ làm để trang trải chi phí học tập.
Nếu có ngoại hình thì càng tốt còn không cũng chẳng sao cả. Khi được hỏi có sợ “điều tiếng” không khi làm việc ở quán bar thường được “gắn mác” không lành mạnh, một bạn chừng 30 tuổi chia sẻ: “Tôi 30 tuổi rồi, nhưng thấy thú vị nên chọn nghề này. Ban ngày tôi làm kế toàn còn ban đêm tranh thủ làm khách để kiếm thêm thu nhập. Tuy lương không cao nhưng cũng vui. Tôi thấy tôi có làm gì sai đâu mà sợ này sợ nọ”.
THeo xahoi
Giáo viên méo mặt nhận lương qua thẻ
Để nhận lương mỗi tháng, nhiều giáo viên các xã vùng sâu vùng xa của huyện nam Trà My phải vượt hàng chục km đường rừng. Thậm chí có cô giáo phải mất vài ngày đi bộ mới đến được trung tâm huyện để nhận lương qua thẻ ATM.
Từ tháng 8/2012, UBND huyện Nam Trà My áp dụng trả lương qua thẻ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (NN-PTNT) chi nhánh tại Nam Trà My - ngân hàng duy nhất tại huyện vùng cao này.
Để nhận được lương tháng của mình cán bộ và giáo viên phải rồng rắn xếp hàng ở ngân hàng để rút tiền. Mà nhân viên ngân hàng chỉ làm việc trong giờ hành chính, nên cán bộ và giáo viên muốn rút được tiền thì phải bỏ công việc hoặc trốn giờ làm hành chính của mình để đi xếp hàng nhận lương tại ngân hàng.
Cô giáo Nguyễn Thị Tháo đang dạy ở Trà Nam cùng một người bạn của mình cũng là giáo viên đang dạy học ở Trà Linh, hai xã vùng sâu của huyện Nam Trà My kể: Để nhận được lương, hai chị em phải cắt rừng lội bộ gần một ngày đường mới ra đến thị trấn Tắkkpo, trung tâm của huyện để chờ nhận lương.
Đường lên các xã vùng cao Nam Trà My thường ách tắc vào mùa mưa làm sao để ra huyện nhận lương
Tương tự, cô Lê Thi Ngân Phương cho biết - kể từ khi trả lương qua thẻ, tụi em công tác ở các xã vùng cao không thể rút được tiền để chi tiêu mua lương thực, thực phẩm. Vì ở các xã không có máy rút tiền....
Tình trạng chung của giáo viên nơi đây - muốn rút được tiền, phải dậy sớm lội bộ vượt rừng về huyện để nhận. Còn thầy Nguyễn Văn Xuân, giáo viên trường Trà Tập bảo, tất cả các thầy cô giáo muốn rút lương đều phải bỏ tiết dạy vượt núi về huyện để rút tiền mất cả ngày đường.
Một cô giáo từ Trà Linh vượt hơn 2 ngày đường về huyện nhận lương qua tài khoản ngân hàng
" Chưa kể, mùa mưa đến - nơi đây thường xuyên tắc đường do lũ và sạt núi thì làm sao về huyện để rút tiền lương..." - thầy Xuân thở dài.
Hiệu trưởng Trường Bán trú cụm xã Trà Dơn - ông Lê Thanh Trà cho rằng: "Việc trả lương qua thẻ cho giáo viên là chưa cần thiết vì ở huyện chưa có máy ATM. Giáo viên trường tôi đang dạy trên thôn 4, thôn 5 cách xã cả ngày đường leo núi nên không thể bỏ tiết dạy để lên huyện rút lương. Việc trả lương qua thẻ ATM đối với thầy cô giáo vùng cao như chúng tôi là chưa hợp lý và gay khó khăn cho giáo viên..."
Hai thầy giáo méo mặt đẩy xe vượt rừng hơn 1 ngày đường từ xã Trà nam về huyện nhận lương
Lý do chưa có máy rút tiền tự động được GĐ chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT huyện Nam Trà My - Lê Tự Bán cho biết: Do số lượng người sử dụng thẻ ATM tại ngân hàng chưa vượt quá 500 nên chưa thể xây dựng máy rút tiền qua thẻ. Trong thời gian đến nếu số cán bộ nhân viên đủ số lượng ngân hàng sẽ xin lắp đặt máy rút tiền tự động tại trung tâm huyện.
Để giải quyết việc rút lương cho cán bộ, giáo viên, ông Bán cho biết bắt đầu từ tháng 12 đến, ngân hàng sẽ tổ chức cho nhân viên làm thêm buổi sáng thứ bảy hàng tuần để chi trả lương.
Còn chính quyền huyện Nam Trà My khẳng định, việc trả lương qua thẻ là qui định chung phải triển khai.
Theo VNN
Vũ trường của giới ăn chơi: Sang trọng, đẹp nhưng dễ "đổ máu" Vũ trường về đêm khuya là nơi dành cho người... "sành điệu". Cử chỉ của tất thảy người "sành điệu" đều lịch sự nhưng chứa "máu" của chất chơi. Nhảy để quên hết "chuyện đời", để yêu nhau hơn và cũng có thể vì nhảy mà... chém nhau Tại quán bar, vũ trường có nhiều điệu nhảy làm teen và người lớn tuổi...