Nghe học sinh nói, các nhà giáo dục giật mình
Đối thoại với học sinh, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM thừa nhận những bất cập của chương trình giáo dục được học sinh phản ánh là đúng và đang được điều chỉnh kịp thời.
Rất nhiều bức xúc đã được học sinh thẳng thắn trình bày tại buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM vào ngày 23/3 với sự tham gia của khoảng 130 học sinh đại diện cho các trường THPT trên địa bàn. Trải qua những phút rất thật lòng của học sinh, các nhà làm giáo dục không khỏi giật mình.
Học sinh thẳng thắn nêu những bất cập trong chương trình giáo dục hiện nay tại buổi đối thoại.
Mở đầu cho buổi đối thoại, em Phan Văn Bu Bi, học sinh Trường THPT Hiệp Bình (quận Thủ Đức), cho biết công tác Đoàn đang chiếm rất nhiều thời gian học tập của học sinh. Nhất là trong tháng 3, hàng loạt các hoạt động về Đoàn đã làm ảnh hưởng lớn đến quỹ thời gian học tập, trong khi chương trình học rất nặng khiến học sinh quá tải.
Em Nguyễn Kiều Mai, học sinh Trường THPT Phú Nhuận, cho rằng chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy nặng nề khiến giáo viên không có thời gian mở rộng kiến thức. Muốn hiểu bài học sâu hơn, học sinh buộc phải đi học thêm. Tại buổi đối thoại, học sinh đã có nhiều ý kiến về các môn học khô khan, khó tiếp thu.
Em Trần Trung Kiệt, học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, cho rằng môn giáo dục công dân cần phải thay đổi bởi quá nặng về triết lý, không phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT. Còn Tố Như, học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, bức xúc: Ở trường, các em được tạo điều kiện tìm hiểu tác phẩm văn học nhưng khi làm bài thi lại yêu cầu chép nguyên văn bài giảng của giáo viên mới có điểm cao. Cách làm này là áp đặt, làm mất sự sáng tạo của học sinh.
Một vấn đề khá nhạy cảm đã được Thảo Ly, học sinh Trường THPT Tam Phú (Thủ Đức), nói ra: Giữa học sinh với giáo viên đang có tình trạng bằng mặt mà không bằng lòng. Điều này sẽ không tạo ra kết quả tốt trong học tập.
Đây là lần thứ ba, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức chương trình đối thoại với học sinh. Theo ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, thông qua đối thoại, lãnh đạo Sở GD-ĐT trực tiếp được lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Công Minh cho rằng những vấn đề học sinh phản ánh đều đúng. Ví dụ: Về chương trình học hiện nay khá nặng, gây quá tải cho học sinh nên Bộ GD-ĐT đang sắp xếp, đổi mới nội dung chương trình. Phía sở cũng nhận thức được rằng việc quá tải không chỉ do nội dung mà một phần nguyên nhân còn do phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Huỳnh Công Minh cho rằng hiện nay, đã có trường tổ chức đối thoại với học sinh và làm rất tốt nhưng cũng có trường chưa thực hiện. Thời gian tới, Sở GD-ĐT sẽ chỉ đạo cụ thể, quyết liệt hơn với những trường chưa thực hiện.
Theo Người Lao Động
Thí sinh Hà Nội cần lưu ý cách khai hồ sơ ĐKDT
Hà Nội năm nào cũng là thành phố có lượng thí sinh dự thi ĐH, CĐ đông nhất nước. Bên cạnh đó, do Hà Nội mở rộng địa giới hành chính nên cách khai hồ sơ của thí sinh nhiều địa điểm tại Hà Nội cũng khác nhau.
Về cách khai hồ sơ, thí sinh (TS) cần lưu ý, mục số 3 không phải là nơi ghi nguyện vọng 2 (NV2). Nếu TS có nguyện vọng 1 (NV1) học tại trường có tổ chức thi thì khai đầy đủ ở mục 2, không khai mục 3. Nếu TS có NV1 học tại các trường không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH thì khai mục 2 gồm tên trường, ký hiệu trường, khối thi và không khai mã ngành; còn mục 3 khai đầy đủ nội dung của trường không tổ chức thi mà TS có NV1.
Liên quan đến việc khai mục này, năm nay, Sở GD-ĐT Hà Nội đã ban hành danh mục những trường thuộc diện cần lưu ý để giúp TS hạn chế tối đa sai sót khi khai hồ sơ.
Ngoài việc đọc kỹ tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011", TS cần đối chiếu với danh mục này để xác định 3 dạng trường nếu đăng ký NV1: thứ nhất là những trường vừa có khối (ngành) tổ chức thi, vừa có khối (ngành) không thi, thứ hai là các trường CĐ chỉ xét tuyển kết quả thi ĐH mà không tổ chức thi, thứ ba là hệ CĐ của trường ĐH chỉ xét kết quả thi vào trường ĐH đó.
Điểm thứ hai TS cần lưu ý để được hưởng đúng chế độ ưu tiên là phải nhớ mã ban tuyển sinh của mình để khai vào mục 9. Cụ thể, TS có hộ khẩu ở Hà Nội cũ ghi 1A, TS có hộ khẩu ở Hà Tây cũ hoặc ở các xã, huyện của Hòa Bình, Vĩnh Phúc sáp nhập về Hà Nội thì ghi 1B.
Ví dụ, TS có hộ khẩu ở quận Ba Đình ghi vào 2 ô đầu của mục 9 là 1A, 2 ô sau ghi 01; TS có hộ khẩu ở Ứng Hòa ghi 1B 26. TS ghi tương tự như vậy ở mục 10 (phần mã tỉnh). Quy định về mã ban tuyển sinh, mã quận, huyện, thị xã đã được niêm yết cụ thể tại từng đơn vị ĐKDT. Nếu đọc kỹ và ghi đúng, TS hoàn toàn yên tâm về quyền lợi điểm ưu tiên khu vực.
Việc nhớ mã đơn vị ĐKDT cũng là điều các TS cần quan tâm, vì trên địa bàn TP, không phải trường nào cũng có mã đơn vị ĐKDT riêng. Nếu như những TS đang học lớp 12 tại trường có mã đơn vị ĐKDT có thể dễ dàng nhớ mã của trường mình, thì những TS học ở nơi không có mã ĐKDT cần nhớ và ghi theo mã đơn vị ĐKDT của phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã địa bàn nơi trường đóng. Ví dụ, HS Trường THPT dân lập Lý Thái Tổ ghi mã đơn vị ĐKDT của Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy, HS Trường THPT Bắc Hà ghi mã đơn vị ĐKDT của Phòng GD-ĐT huyện Thanh Oai.
Thời gian nhận hồ sơ ĐKDT của thí sinh tự do từ ngày 14/3/2011 đến ngày 14/4/2011 tại các phòng GDĐT quận, huyện. Địa điểm trên địa bàn Hà Nội nhận hồ sơ thí sinh tự do như sau:
1. Phòng GD-ĐT Ba Đình: tại số 10 phố Nguyễn Trường Tộ
2. Phòng GD-ĐT Hoàn Kiếm: tại số 47 phố Hàng Quạt
3. Phòng GD-ĐT Hai Bà Trưng: tại số 14 phố Lê Gia Định
4. Phòng GD-ĐT Đống Đa: tại ngâ 5 phố Hoàng Tích Trí
5. Phòng GD-ĐT Tây Hồ: 655 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ
6. Phòng GD-ĐT Cầu Giấy: tại số 485 phố Nguyễn Khang
7. Phòng GD-ĐT Thanh Xuân: tại ngõ 116 phố Nhân Hoà
8. Phòng GD-ĐT Hoàng Mai: tại UBND Q. Hoàng Mai, p.Thịnh Liệt
9. Phòng GD-ĐT Long Biên: phố Hoa Lâm, P. Việt Hưng
10. Phòng GD-ĐT Từ Liêm: tại tổ 15 thị trấn Cầu Diễn
11. Phòng GD-ĐT Thanh Trì: tại Km10, đg Ngọc Hồi, Văn Điển
12. Phòng GD-ĐT Gia Lâm: tại thôn Cam, xã Cổ Bi
13. Phòng GD-ĐT Đông Anh: tại thị trấn Đông Anh
14. Phòng GD-ĐT Sóc Sơn: tại thị trấn Sóc Sơn 15. Phòng GD-ĐT Hà Đông: tại 126 đường Tô Hiệu - Hà Đông 16. Phòng GD-ĐT Sơn Tây: tại số 11 phố Ngô Quyền - Sơn Tây 17. Phòng GD-ĐT Ba Vì: tại phố Mới, xã Chu Minh - Ba Vì 18. Phòng GD-ĐT Phúc Thọ: tại thị trấn Phúc Thọ 19. Phòng GD-ĐT Thạch Thất: tại thị trấn Liên Quan - Thạch Thất 20. Phòng GD-ĐT Quốc Oai: tại thị trấn Quốc Oai 21. Phòng GD-ĐT Chương Mỹ: tại thị trấn Chúc Sơn - Chương Mỹ 22. Phòng GD-ĐT Đan Phượng: tại thị trấn Phùng - Đan Phượng 23. Phòng GD-ĐT Hoài Đức: tại thị trấn Trạm Trôi - Hoài Đức 24. Phòng GD-ĐT Thanh Oai: tại thị trấn Kim Bài - Thanh Oai 25. Phòng GD-ĐT Mỹ Đức: tại xã Phù Lưu Tế - Mỹ Đức 26. Phòng GDĐT Ứng Hòa: tại thị trấn Vân Đình - Ứng Hòa 27. Phòng GD-ĐT Thường Tín: tại thị trấn Thường Tín 28. Phòng GD-ĐT Phú Xuyên: tại thị trấn Phú Xuyên 29. Phòng GD-ĐT Mê Linh: tại xã Thanh Lâm - Mê Linh
Theo Dân Trí
ĐH Văn Hiến đến với hội nghị tuyển sinh tại Nghệ An Sáng nay (15/3/2011), Sở GD-ĐT Nghệ An tổ chức Hội nghị tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011. Đại diện ĐH Văn Hiến đã trực tiếp giới thiệu các thông tin mới nhất tới toàn thể đại biểu của Hội nghị và tặng quà trị giá 250 triệu đồng cho học sinh THPT Nghệ An. Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An Lê Văn Ngọ, Phó...