Nghề giáo viên đủ áp lực lại còn khổ sở như việc “dỗ” học sinh tiểu học ăn, ngủ trưa
Chăm sóc bán trú cho học sinh tiểu học là công việc không phải ai cũng làm được. Hãy nghe tâm sự của chị Nguyễn Thị Tuyết Nga, một người phụ nữ ở Hà Nội từng làm công việc này, các bậc phụ huynh sẽ thấy nó vất vả nhường nào.
Ngày nào cũng “rát cổ bỏng họng”
“Tuyển nhân viên chăm sóc bán trú cho học sinh Tiểu học. Công việc bao gồm quản lý vệ sinh, chăm sóc học sinh ăn các bữa sáng, phụ sáng, trưa, xế chiều; cho học sinh ngủ trưa, vệ sinh dụng cụ đồ dùng bán trú.
Hỗ trợ các công việc khác khi có yêu cầu của nhà trường. Yêu cầu nữ giới độ tuổi 18 tuổi trở lên, có kinh nghiệm chăm sóc học sinh bán trú ở các lứa tuổi mầm non, tiểu học. Lương 5 – 7 triệu đồng”.
Đó là mức thu nhập dành cho nhân viên chăm sóc bán trú tại một trường tiểu học “hạng sang” tại Hà Nội.
Còn với trường công lập, mức lương dành cho người làm công việc chăm sóc bán trú đa phần cực thấp.
Chị Nguyễn Thị Nga, người từng nhận công việc chăm sóc học sinh bán trú tại trường tiểu học gần nhà qua sự giới thiệu của người quen. Vậy mà chỉ sau vài tháng, chị phải “chạy mất dép”.
Việc cho mấy chục đứa trẻ bán trú ăn ngủ cùng lúc không hề đơn giản. Ảnh minh họa.
Công việc chăm sóc bán trú cho học sinh tiểu học bắt đầu lúc 10h trưa và kết thúc lúc14h chiều.
Tất cả chỉ gói gọn trong một buổi trưa nhưng nó có thể khiến người làm bị “ khủng hoảng” vì hàng tỉ thứ việc “không tên”.
Video đang HOT
Dọn vệ sinh phòng học, phân chia đồ ăn, bảo ban bọn trẻ ăn cho hết suất, giặt khăn lau miệng và thậm chí có hôm chị Nga kiêm luôn cả việc…lau miệng cho học sinh, xử lý khi có cháu chẳng may nôn trớ.
Sau bữa ăn, chị Nga lại sắp xếp chỗ ngủ cho bọn trẻ. Chỉ đến khi bọn trẻ ngủ dậy, bước vào giờ học chiều chị mới kết thúc công việc.
“Đến giờ ăn, học sinh ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Nhốn nháo, nghịch ngợm, nói chuyện như pháo rang. Ăn xong lại chạy nhảy, nghịch ngợm, phải hò hét mãi mới chịu đi ngủ. Ngày nào đi làm cũng rát cổ bỏng họng“, chị Nga kể.
Chạnh lòng vì những câu nói xúc phạm của con trẻ
Chị Nga tâm sự, đôi khi chị rất muốn bỏ cuộc nhưng vì cô giáo tha thiết nhờ chị phụ giúp nên chị lại cố gắng làm.
Theo cảm nhận của chị, chăm sóc bán trú mỗi lớp có một cái khó riêng. Lớp 1 dễ bảo hơn, không “mỏi mồm” nhưng vất vả hơn rất nhiều vì các cháu chưa đi vào nề nếp.
Ngược lại, lớp lớn các cháu đã tự lập nhưng ương bướng, nghịch ngợm, dễ xảy ra cảnh “đấu mồm” với bác chăm sóc bán trú.
Có cháu nghịch ngợm quá, khi chị Nga nhắc nhở thì lập tức cãi: “Bà làm thì làm, không làm thì về”. Dù không chấp câu nói hỗn hào của trẻ nhưng chị cũng thấy vô cùng chạnh lòng.
“Trẻ quá nghịch ngợm, hiếu động, nên không thể tránh khỏi việc phải nhắc nhở, thậm chí quát thì trẻ mới nghe lời, đi vào nếp ăn ngủ.
Thế nhưng chỉ cần đụng tới là bọn trẻ mách cô giáo, mách phụ huynh. Lương thấp, công việc quá vất vả mà không được coi trọng.
Chỉ mong có sự thông cảm, thấu hiểu từ phía các phụ huynh cũng như chế độ thu nhập tốt để người làm chăm sóc trẻ bán trú không phải bỏ nghề”, chị Nga bộc bạch.
Quán xuyến chăm sóc trẻ bán trú vất vả là vậy nhưng mỗi tháng, chị Nga chỉ được nhận tiền công là 1.2 triệu đồng. Sau mấy tháng làm việc, chị đã xin nghỉ việc vì không chịu nổi áp lực.
* Họ tên nhân vật đã được thay đổi
Thu Hà
Theo emdep
Quảng Trị: Nhiều trường mầm non thiếu cô nuôi, giáo viên đứng lớp kiêm... "đứng bếp"
Tình trạng thiếu nhân viên nuôi dưỡng ở các trường mầm non tại Quảng Trị thời gian qua khiến một số trường phải bố trí giáo viên đứng lớp vào bếp, vì chưa tuyển được hợp đồng.
Ghi nhận tại các trường mầm non ở các vùng khó khăn Quảng Trị, các trường vẫn chưa bố trí nhân viên nuôi dưỡng (cô nuôi). Theo quy định tại thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV: "Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có tổ chức bán trú thì được hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn như sau: Cứ 35 trẻ nhà trẻ hoặc 50 trẻ mẫu giáo thì được ký 1 lao động hợp đồng để bố trí vào vị trí nấu ăn".
Để duy trì bữa ăn cho trẻ, một số trường tự xoay sở bằng cách động viên giáo viên đứng lớp kiêm "đứng bếp".
Nhiều cô giáo vừa dạy học vừa vào bếp nấu ăn cho trẻ
Trường Mầm non A Xing (xã A Xing, huyện Hướng Hóa) có 5 điểm trường với 235 trẻ, nhưng chưa được bố trí cô nuôi.
Nhiều năm nay, để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, đáp ứng mục tiêu phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, nhà trường đã thực hiện công tác bán trú cho trẻ. Từ đó, nhân viên Y tế của trường và các giáo viên vừa làm chuyên môn, vừa vào bếp nấu ăn...
Cô giáo Nguyễn Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường Mầm non A Xing cho biết, trường phải vận dụng sao cho vừa đảm bảo công tác chuyên môn, vừa đảm đương tốt nhiệm vụ của cô nuôi. Nhưng thực tế đã nảy sinh nhiều khó khăn, bất cập.
Tương tự, Trường Mầm non A Túc (xã A Túc, huyện Hướng Hóa), có hơn 250 cháu nhưng cũng chưa bố trí được nhân viên nuôi dưỡng.
Chính vì vậy, việc nấu ăn cho trẻ cũng do nhân viên Y tế và giáo viên đảm nhận. Bếp nấu ăn được bố trí ở trường chính, đến bữa các điểm trường cử giáo viên về chở thức ăn.
Tình trạng thiếu nhân viên nuôi dưỡng xảy ra tại nhiều địa phương.
"Học sinh ở trường là con em đồng bào dân tộc nên nhà trường không thể thỏa thuận thu tiền nấu ăn với phụ huynh để trả tiền hợp đồng các cô nuôi như các trường ở vùng có điều kiện như đồng bằng", cô Nguyễn Thị Huế - Hiệu trưởng Trường Mầm non A Túc cho hay.
Theo Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Trị, toàn tỉnh có 152 trường mầm non công lập, chăm sóc nuôi dưỡng 35.121 cháu. Nếu theo thông tư 06/2015, thì cần tối thiểu 747 nhân viên nuôi dưỡng.
Nhưng nhân viên được các trường mầm non tự hợp đồng, tự trả lương hiện chỉ có 485 người với mức lương từ 1,9 đến 2,9 triệu đồng (tùy vào sự đóng góp của phụ huynh).
Liên quan đến vấn đề này, từ các năm trước, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã có kiến nghị cần bố trí hợp đồng đối với cô nuôi ở các trường mầm non, nhưng chưa được thông qua.
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị - cô giáo Lê Thị Hương, cho biết: "Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã được UBND tỉnh giao xây dựng đề án thực hiện chế độ chính sách cho cô nuôi trong các trường mầm non công lập tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2019- 2025. Hiện đang hoàn thiện đề án để trình các cấp xem xét".
Đ. Đức
Theo Dân trí
Độc đáo thư viện thân thiện Hơn 30 thư viện độc đáo được đầu tư tại Tây Ninh giúp cho các em học sinh tiểu học thích thú và dần hình thành thói quen đọc sách bởi mọi thứ bên trong đều thân thiện. Giờ đọc sách trong thư viện thân thiện của các em Trường tiểu học Cầu Khởi A - ẢNH: GIANG PHƯƠNG Theo thầy Lê Hoàng...