Nghề giáo vất vả mưu sinh
Mỏi mòn chờ xin việc, nhiều cử nhân sư phạm phải bươn chải bằng đủ nghề tạm bợ để mưu sinh.
Từ những năm học phổ thông, Lê Văn Kiệt (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) là một học sinh giỏi môn sử. Sau khi tốt nghiệp THPT, mong muốn thực hiện ước mơ trở thành thầy giáo, Kiệt chọn ngành sư phạm. Một lý do khác để Kiệt chọn ngành này vì học sư phạm không phải đóng học phí.
Gian nan tìm việc
Tốt nghiệp năm 2008 với tấm bằng loại khá, Kiệt nộp hồ sơ vào Sở GD-ĐT Vĩnh Long chờ ngày phân công đi dạy. Kiệt ngao ngán: “Mỏi mòn chờ đợi để rồi tôi nhận được thông báo không bố trí được công việc. Từ đó, tôi làm nhiều nghề kiếm sống vì bằng sư phạm rất khó tìm việc ở những lĩnh vực khác”. Cuộc sống bấp bênh, Kiệt ra Phú Quốc làm thuê trên tàu đánh bắt cá của ngư dân với số tiền chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng. Nản lòng, Kiệt trở về quê xin vào các công trình xây dựng làm phụ hồ. Sau đó, Kiệt được nhận vào làm việc tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Trà Ôn. “Khóa cử nhân sư phạm sử năm học 2004-2008 có tới 60 người nhưng theo tôi được biết có đến phân nửa trong số đó làm trái nghề. Nhiều người hiện nay thất nghiệp, cuộc sống khó khăn” – Kiệt cho biết.
Tương tự, Dương Ngọc Thùy (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) cầm tấm bằng cử nhân ngữ văn của Trường ĐH Cửu Long không xin được nơi dạy đã đi bán cà phê. Còn Trần Thị Thanh Quyên (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) cũng đang “hồi hộp” chờ kết quả xin việc từ Sở GD-ĐT Vĩnh Long. Quyên cho biết: “Tôi vừa tốt nghiệp ngành sư phạm lý – sinh Trường ĐH Cần Thơ vào tháng 6-2011. Đã bị rớt đợt xét tuyển giáo viên lần 1, đang chờ xét lần 2″.
Theo TS Phạm Phúc Vĩnh (Trường ĐH Đồng Tháp), trước năm 2000, số sinh viên ngành sư phạm ra trường cộng với nhiều nguồn khác vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu giáo viên của vùng, do đó nhiều trường đại học tại ĐBSCL mở thêm nhiều ngành sư phạm là ĐH Cần Thơ, ĐH An Giang, ĐH Đồng Tháp, ĐH Tiền Giang, ĐH Bạc Liêu. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngành giáo dục không đánh giá được nhu cầu thực tế nên dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Nhiều sinh viên đã làm việc trái nghề hoặc thất nghiệp.
Đi dạy đã 25 năm nhưng thầy Nguyễn Thanh Hà sống trong ngôi nhà mục nát
Video đang HOT
Lâm cảnh nợ nần
Nhiều giáo viên tại Trường THCS Mỹ Hòa (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) đều xúc động khi nhắc đến hoàn cảnh của thầy Nguyễn Thanh Hà. Đi dạy đã 25 năm nhưng thầy cùng gia đình đang sống trong căn nhà mục nát và lâm cảnh nợ nần. Hiện thầy Hà đang thiếu nợ 2 ngân hàng với tổng số tiền 65 triệu đồng. Con gái út của thầy là cháu Nguyễn Thị Kim Xuyến bị hở van tim 2 lá nặng bẩm sinh nhưng với đồng lương ít ỏi, nhà nghèo, thầy không thể đưa con đi phẫu thuật.
Vừa qua, con gái lớn của thầy Hà cũng vừa đậu vào một trường trung cấp, gia đình càng thêm khó khăn. “Đi dạy 25 năm nay, lương nhích từng chút, không theo kịp giá cả. Hằng tháng thu nhập của tôi chỉ gần 4 triệu đồng mà phải trả nợ và lãi ngân hàng hết 3 triệu đồng, chỉ còn vỏn vẹn 1 triệu đồng lo tiền thuốc và tiền ăn học cho 2 con” – thầy Hà trầm tư. Ngôi nhà vách lá được lót bằng những miếng ván cũ kỹ ngay mé sông, mấy ngày qua nước ngập lênh láng, nhiều tấm gỗ mục nát sắp rơi xuống sông. “Từ khi đi dạy đến nay, tôi chưa có căn nhà đàng hoàng để ở, mưa thì dột, khi nước lên lại ngập tới đầu gối. Bây giờ nếu chuyển nghề, tôi cũng không biết làm gì nữa” – thầy Hà băn khoăn.
Mất cân đối cung cầu Ông Phan Văn Sơn, Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính Sở GD – ĐT tỉnh An Giang, cho biết trong năm học 2011-2012, chỉ tiêu tuyển dụng của tỉnh hơn 1.000 giáo viên nhưng số hồ sơ nộp vào là 1.300. Còn tại tỉnh Đồng Tháp, trong năm học 2010-2011 tuyển dụng khoảng 700 giáo viên các cấp nhưng có hơn 1.600 người nộp hồ sơ.
Theo dân trí
Học sư phạm: Ra trường là thất nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ ngành sư phạm hệ chính quy ở nhiều địa phương phần lớn đang vật vã để theo đuổi nghề giáo. Nhiều người đã nhụt chí bỏ nghề, những người trụ lại phải đối mặt với nỗi lo cơm áo.
Đây là tình cảnh của hàng trăm cử nhân sư phạm ở miền Trung. Rất nhiều người trong số họ đã nản lòng gác bỏ ước mơ đứng trên bục giảng sau bao năm đèn sách.
Tốt nghiệp Khoa Toán Trường ĐH Quảng Nam từ tháng 6-2011, Phan Ngọc Linh (ngụ huyện Quế Sơn - Quảng Nam) đã nộp hồ sơ xin việc khắp nơi nhưng đến nay vẫn chưa có nơi nào nhận. Ước mơ làm cô giáo bao năm qua của Linh trở nên xa vời.
Cử nhân sư phạm đi... chăn trâu
Là học sinh giỏi nhiều năm liền nên khi nghe tin Linh thi vào ngành sư phạm, bạn bè cùng lớp khuyên: "Học lực như mi mà thi vào sư phạm thì phí quá". Bạn bè cùng lớp Linh hồi đó, người thì thi kinh tế, người thi bách khoa, riêng Linh vẫn quyết thi sư phạm. Bây giờ cô đang rất trăn trở với quyết định của mình.
Vất vả xin việc khắp nơi, vừa rồi, lãnh đạo Trường THPT Thái Phiên, ở huyện Thăng Bình gọi Linh đến dạy theo chế độ hợp đồng mỗi tuần 10 tiết, thù lao mỗi tiết... 25.000 đồng. Số tiền này chỉ đủ tiền xăng và một bữa cơm trưa mỗi ngày nếu Linh nhận việc. Thương con, mẹ Linh bảo: "Ở nhà phụ mẹ, ăn cơm nhà vẫn còn sướng hơn". Linh cười: "4 tháng ở nhà đi chăn trâu giúp mẹ, toàn bị mẹ trêu: Cử nhân sư phạm về quê chăn trâu!". Cho đến lúc này, khi phải rơi vào cảnh thất nghiệp, Linh vẫn khẳng định với chúng tôi: "Mong muốn lớn nhất của mình vẫn là được đứng trên bục giảng, được truyền đạt kiến thức của mình cho học sinh ở quê nhà".
Cùng hoàn cảnh với Linh, Phạm Thị Thu cũng đang thất nghiệp, nằm nhà với tấm bằng tốt nghiệp sư phạm toán, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng. "Kiếm được một chỗ chen chân trong trường học đã khó, để có được việc làm ổn định lại càng khó hơn. Biết bao giờ sinh viên sư phạm mới hết khổ?" - Thu thở dài.
Tốt nghiệp loại khá từ năm 2009 nhưng mãi đến nay, Lê Thị Lệ Hà (quê Quảng Bình) vẫn chưa kiếm được việc làm. Hà tốt nghiệp cử nhân Khoa Sinh - Môi trường Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng. Sau khi tốt nghiệp, Hà ở lại Đà Nẵng dạy thêm để mưu sinh trong khi chờ việc. Không tìm được việc, Hà về quê Quảng Bình để xin việc. Hơn 2 năm qua, tấm bằng cử nhân loại khá ấy vẫn "xếp xó" vì chưa có chỗ nào nhận Hà vào làm việc.Cầm tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trên tay, Phan Thị Thanh Tâm, ở xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cũng long đong tìm việc mấy tháng qua. "Cứ nghĩ ước mơ làm cô giáo đã trở thành hiện thực ngay sau khi ra trường. Vậy mà mang hồ sơ đi hết các huyện đồng bằng, lên cả miền núi xa xôi nhưng tất cả đều trả lời một câu giống nhau: Chưa có chỉ tiêu" - Tâm chia sẻ. Hiện Tâm đang dạy kèm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Đây cũng là hoàn cảnh của hàng trăm cử nhân sư phạm ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. Nhiều người quá nản lòng bỏ quê vào các TP lớn để tìm việc.
Dù hằng ngày phụ mẹ chăn trâu nhưng Phan Ngọc Linh vẫn nuôi giữ ước mơ làm cô giáo.
Tuyển 80, nộp hồ sơ 500
Quảng Ngãi mỗi năm có khoảng 800 sinh viên sư phạm ra trường nhưng tỉnh chỉ tuyển dụng 200-300 giáo viên dạy các các bậc học. Ông Phạm Nghi, Trưởng Phòng Đào tạo Trường Đại học Phạm Văn Đồng, cho biết: Tại trường mỗi năm có khoảng 450 sinh viên ngành sư phạm tốt nghiệp nhưng chỉ có khoảng 10% xin đi dạy tại tỉnh, chủ yếu là ở các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa. Một số khác vào miền Nam, lên Tây Nguyên xin đi dạy hoặc làm việc khác; số còn lại thất nghiệp.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, trong 3 năm, từ năm 2008 đến 2010, số lượng giáo viên nghỉ hưu, nghỉ việc dưới 1.000 người. Ngành giáo dục đã tuyển mới hơn 1.000 sinh viên ra trường dạy các bậc học để bù vào. Trong khi đó, từ năm 2008 đến năm 2010, số sinh viên của Quảng Ngãi được đào tạo ngành sư phạm thuộc các bậc học ở các trường trong nước lên hơn 2.400 người. Như vậy, hơn 1.400 sinh viên ra trường phải đi tìm việc ở các tỉnh khác hoặc làm việc trái ngành. Năm học này, Sở GD - ĐT tỉnh Quảng Ngãi tuyển khoảng 80 giáo viên bậc THPT nhưng đã có đến khoảng 500 hồ sơ đăng ký.
Thả nổi, phung phí
Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng là nơi đào tạo nguồn lực cho ngành sư phạm lớn nhất khu vực miền Trung. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, nhà trường chưa hề có khảo sát về tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Còn ông Nguyễn Hữu Thiện, Phó chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho biết sở không nắm kết quả về tỉ lệ tìm được việc làm của sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp.
Theo ông Thái Văn Đồng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, Nhà nước cần đào tạo theo nhu cầu sử dụng của xã hội. Bộ GD-ĐT nên yêu cầu các trường ĐH phải đi "tiếp thị" với các địa phương thì mới giải quyết từng bước nhu cầu đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng, không gây lãng phí lớn cho xã hội.
Có thân quen mới có việc T.V.C, tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Quy Nhơn loại giỏi. Những tưởng khi về quê (Quảng Nam) sẽ được rộng cửa đón chào. Thế nhưng, C. thất vọng hoàn toàn khi cả năm trời không thể tìm được việc làm. Ngán ngẩm, C. về nhà phụ mẹ bán bún. Một người bà con của C. là cán bộ ngành giáo dục của huyện cho biết phải có thân có thế, nếu không thì phải có "này kia" chứ không thì chẳng thể nào tìm ra việc. Không có sự kiên trì như C., cô T.T. Thọ khăn gói vào TPHCM đi dạy thuê nhà trẻ tư nhân với tấm bằng cao đẳng sư phạm mầm non. Cô Thọ cho biết sau khi tốt nghiệp, cô cũng nộp hồ sơ ở nhiều nơi nhưng ở đâu cũng nhận được cái lắc đầu và cho biết đã đủ giáo viên. Sau nhiều lần, cô nghe được thông tin những chỗ như vậy phải có sự quen biết mới được nhận vào giảng dạy. Vì bố mẹ cả đời làm nông, không quen biết với ai là cán bộ ngành giáo dục nên cô Thọ đành ngậm ngùi rời quê hương vào TP kiếm sống
Theo dân trí
Thung lũng của những người làm nghề "gõ đầu trẻ" Giữa bạt ngàn miền sơn cước, ngôi làng hiện ra trước mắt với những ngôi nhà đơn sơ, đậm chất núi rừng. Làng còn nghèo nhưng tinh thần hiếu học hiếm nơi nào có được. Gần 1/3 số dân của làng đang làm nghề giáo. Ngược lên huyện miền núi Như Thanh (Thanh Hóa) sau một trận mưa lớn, con đường dẫn về...