Nghề giáo – nghề nguy hiểm?
Từ bao giờ họ trở thành ‘máy dạy’ và đánh mất đi phẩm chất ‘nhà sư phạm’ cần có của mỗi người thầy? Từ bao giờ nghề giáo trở thành ‘ nghề nguy hiểm’?
Mấy ngày nay, mạng xã hội lan truyền dữ dội video nữ sinh hỗn hào với thầy giáo. Báo chí vào cuộc với những diễn biến của vụ việc, từ thông tin nữ sinh phải nghỉ học tại nhà vì sốc tâm lý đến cách xử trí của nhà trường, của Sở…
Nhưng không ai biết tâm lý của thầy giáo thế nào khi tình huống trong lớp học bị cả xã hội đánh giá, phán xét. Thầy có sốc, có đau khổ khi bạn bè, người thân và cả những người không quen biết thấy được một tình huống (có thể là cá biệt) khi đứng trên bục giảng mà bị trò văng tục, xưng hô mày tao? Ở nhà con cái hỗn hào, cha mẹ xấu hổ với hàng xóm thế nào thì tôi tin, thầy giáo bị học trò hỗn hào cũng xấu hổ như thế.
Thầy sai hay đúng, cần xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm hay có kỷ luật thì phải được cân nhắc bởi những người có trách nhiệm trong môi trường giáo dục đó chứ không phải bởi cả xã hội. Và dù thầy sai đúng thế nào, việc học trò hỗn hào với thầy cô là không thể chấp nhận. Nếu một môi trường giáo dục thiếu kỷ cương, thiếu sự nghiêm minh, rạch ròi giữa sai và đúng, tôn trọng những giá trị về đạo đức thì sẽ khó cho “ra lò” những thành viên biết tuân thủ pháp luật và duy trì những nền tảng đạo đức phổ quát của xã hội.
Trở lại câu chuyện của thầy giáo ở Khánh Hòa, Hiệu trưởng nhà trường đã có tâm thư, trong đó có bày tỏ các em học sinh như những cây măng, khó có thể chịu “sức gió như bão của dư luận” và lo lắng “không hình dung được những cây măng này sẽ gãy đổ ra sao!”.
Nhận trách nhiệm giáo dục về nhà trường, thầy Hiệu trưởng cũng viết những lời nhân văn “chúng tôi mong muốn mọi người cùng đồng hành và chia sẻ cùng nhà trường giáo dục những em học sinh chưa ngoan, để các em tốt hơn khi rời khỏi ghế nhà trường”.
Sự nhân văn trong môi trường giáo dục là điều cần phải có nhưng nó không nên chỉ dành riêng cho học trò mà cho cả những người thầy. Làm sao để họ đứng trên bục giảng mà không phải canh cánh nỗi lo mọi cử chỉ đều bị quay, chụp và phán xét bởi toàn xã hội? Làm sao khi sự việc xảy ra họ sẽ được bảo vệ quyền riêng tư, cái tôi, lòng tự trọng của nhà giáo và họ được xử trí công bằng chứ không phải bị mang ra “đấu tố” trước các hội đồng?
Video đang HOT
Một chuyên gia làm trong ngành giáo dục đã nói, thầy cô bây giờ có một hội chứng tâm lý mà ông tạm gọi là “tự vệ nghề nghiệp”. Họ thu mình và chọn cách an toàn khi đứng lớp, không mắng mỏ, không nặng lời thậm chí “vô cảm” trước các hành vi của học trò.
Từ bao giờ họ trở thành “máy dạy” và đánh mất đi phẩm chất “nhà sư phạm” cần có của mỗi người thầy? Từ bao giờ nghề giáo trở thành “nghề nguy hiểm”?
Đây mới là điều đáng lo ngại về lâu dài chứ không dừng lại ở bất cứ một vụ việc đơn lẻ nào. Khi “dạy chữ” không còn đi kèm với “dạy người”, sẽ là thảm họa không chỉ với từng gia đình học sinh mà với toàn xã hội.
Việc giáo dục đạo đức, kỷ cương trong nhà trường luôn đặc biệt quan trọng, nhưng để nó hiệu quả và không hình thức, cần có sự công tâm với chính những người thầy.
Quan điểm và định hướng xây dựng Chương trình GDMN mới
Quan điểm và định hướng xây dựng chương trình GDMN mới thể hiện rõ nét hơn quan điểm tiếp cận phát triển phẩm chất năng lực trẻ em.
Vườn rau xanh của trẻ mầm non huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Quan điểm xây dựng
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, cho rằng: Chương trình mới cần kế thừa và phát triển trên quan điểm chương trình hiện hành để cơ sở dễ thực hiện và tiếp tục phát triển.
Chương trình cần thể hiện rõ nét hơn quan điểm tiếp cận phát triển phẩm chất năng lực trẻ em mầm non phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, hướng đến hình thành những giá trị cốt lõi của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Đất nước
Chương trình cần tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến, hội nhập với giáo dục quốc tế. Nên chú ý nhiều hơn đến các vấn đề GD trẻ trở thành công dân toàn cầu trong hoàn cảnh cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4.
Cấu trúc và hình thức của văn bản Chương trình cần phù hợp với cấu trúc của chương trình mang tính chất khung, về thể thức. Chương trình cũng đặt yêu cầu cần cấu trúc mục riêng để chỉ rõ quan điểm của Chương trình GDMN và điều kiện thực hiện Chương trình.
Nội dung chương trình cần thể hiện rõ nét hơn tính liên thông với Chương trình GDPT; Cần xem xét lại khả năng tiền học đọc và tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi để liên thông với tiếng Việt tiểu học.
Chương trình tập trung hình thành ở trẻ em mầm non các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam mới.
Cần đưa làm quen với ngoại ngữ và đưa thêm phần ứng dụng công nghệ; giáo dục quyền con người, giáo dục hòa nhập, giáo dục giới tính vào Chương trình. Cần xem xét Chế độ sinh hoạt cho trẻ đảm bảm chế độ làm việc của giáo viên theo Luật lao động. Chế độ sinh hoạt cần có tính mở để địa phương có thể linh hoạt theo tình hình thực tế vùng miền.
Định hướng chương trình
Về định hướng xây dựng Chương trình, PGS Nguyễn Bá Minh cũng kiến nghị, Chương trình GDMN được xây dựng, nhằm bảo đảm kết nối với Chương trình GDPT để góp phần xây dựng các giá trị cốt lõi con người Việt Nam mới: yêu nước, sáng tạo, kỷ luật, trách nhiệm, trung thực, tự lập. Nâng cao vị thế xã hội của GDMN trong giai đoạn tới. Đảm bảo quyền bình đẳng cho trẻ em Việt Nam trong thụ hưởng giáo dục mầm non có chất lượng và hòa nhập
Ngày lễ tết được thể hiện trên mâm cỗ trong các hoạt động giáo dục trẻ mầm non ở các nhà trường.
Bảo đảm sự đầu tư của nhà nước cùng với sự tham gia hỗ trợ của gia đình, cộng đồng, xã hội để nâng cao chất lượng GDMN trên cơ sở thống nhất toàn quốc về các mục tiêu và kết quả mong đợi của trẻ em cuối độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, yêu cầu bắt buộc về điều kiện thực hiện Chương trình GDMN.
Mục tiêu nhằm giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành ở trẻ em những phẩm chất và năng lực mang tính nền tảng, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào lớp một, tạo cơ sở cho việc học tập thành công ở cấp học tiếp theo và học tập suốt đời.
PGS Nguyễn Bá Minh đặc biệt nhấn mạnh: Chương trình GDMN mới cần tập trung hình thành ở trẻ em mầm non các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam mới Yêu nước; Tôn trọng; Kỷ luật; Trách nhiệm; Trung thực; Sáng tạo, ở mức độ phù hợp với lứa tuổi.
Chương trình cần bổ sung thêm phần điều kiện thực hiện: Trách nhiệm của cha mẹ và công tác phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng. Cần cụ thể hơn các điều kiện để thực hiện Chương trình (Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu; CBQL, GVMN; tổ chức quản lý....). Chương trình đạt mong muốn có mục tiêu (yêu cầu cần đạt) cụ thể cho độ tuổi, mục tiêu cho từng lĩnh vực ở từng độ tuổi; công cụ để đánh giá, cần cụ thể, dễ thực hiện hơn.
Thầy cô kiến nghị cần tăng lương khởi điểm cho đội ngũ nhà giáo Nhiều ý kiến cho rằng, nghề giáo là nghề cao quý, chịu nhiều vất vả, áp lực, trách nhiệm lại nặng nề. Do đó, nên xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống đơn vị sự nghiệp. Sắp tới, mức lương của giáo viên sẽ có sự điều chỉnh (ảnh minh họa). Công tác trong nghề gần 20 năm, cô Nguyễn Thị...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lái xe đến biệt thự sang trọng nhà sếp, nghe những lời của cô ấy nói tôi nhanh chân ra về
Góc tâm tình
09:14:59 12/04/2025
Lệ Quyên đón tuổi 44: Sắc vóc gợi cảm, hạnh phúc bên tình trẻ và con trai
Sao việt
09:13:52 12/04/2025
"Biểu tượng gợi cảm" Megan Fox sinh con gái, hưởng hạnh phúc mẹ đơn thân
Sao âu mỹ
09:05:14 12/04/2025
Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man
Tin nổi bật
09:02:46 12/04/2025
Giáo sư cơ khí G-Dragon đã vươn lên tầm vũ trụ, thêm 1 kỷ lục Kpop khó ai phá vỡ
Nhạc quốc tế
09:02:12 12/04/2025
Phó Giám đốc Công an Cần Thơ thông tin về vụ án xảy ra tại Công ty CIPCO
Pháp luật
08:43:53 12/04/2025
"Fan service" quá nhiều, Wuthering Waves âm thầm đổi luôn mức giới hạn độ tuổi, fan "lo sợ" game ngày càng táo bạo
Mọt game
08:30:22 12/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 16: Ông Nhân đâm lao phải theo lao
Phim việt
07:53:02 12/04/2025
Kinh hoàng clip giáo viên xách ngược chân trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man
Netizen
07:39:45 12/04/2025
5 cầu thủ sở hữu vẻ ngoài đẹp trai hơn cả Ronaldo: Một tên tuổi đã 50 tuổi
Sao thể thao
07:32:33 12/04/2025