Nghe được cuộc nói chuyện của chồng và thư ký, tôi chất vấn anh thì nhận được câu trả lời điềm tĩnh khiến tôi đau xé ruột gan
Tôi tức quá, mở cửa bước vào làm chồng và cô thư ký giật bắn mình.
Vợ chồng sống với nhau 7 năm trời, tôi chưa từng có một chút nghi ngờ chồng mình. Đến với anh từ thuở anh có 2 bàn tay trắng lập nghiệp, tôi đã dồn hết công sức, thời gian và tiền bạc để giúp đỡ anh.
Ngày xưa chồng tôi nghèo lắm, nhà thì đông anh em, bố mẹ lại không có điều kiện. Anh nuôi chí lớn lập nghiệp nhưng không có vốn liếng để thực hiện. Đến khi yêu và kết hôn với tôi, anh mới đủ tiền để có thể thực hiện hoài bão của mình.
Bạn bè và mọi người nghĩ chồng tôi kiếm tiền nhờ thực lực của anh. Bây giờ anh giàu có cũng là vì cái đầu biết tính toán. Nhưng mấy ai biết vào thời điểm đó, tôi đã phải bán hết vàng cưới, thậm chí chiếc xe máy cũng mang đi bán để chồng có tiền lập nghiệp.
Chồng tôi, với đầu óc thông minh và giỏi tính toán đã đi lên đỉnh cao sự nghiệp. Anh giàu có, địa vị cũng cao hơn người khác. Trước mặt tôi, anh vẫn luôn xu nịnh: “Nếu không có em, anh không có được ngày hôm nay”. Tôi từng tự hào khi nhìn thấy ánh mắt thèm khát của những người phụ nữ khác. Bởi trong lúc họ đang đầu tắt mặt tối kiếm sống thì tôi lại cầm tiền đi spa, làm đẹp và mua sắm.
Vợ chồng tôi viên mãn bên nhau, duy chỉ có một điều là chưa có con cái. (Ảnh minh họa)
Vợ chồng tôi viên mãn bên nhau, duy chỉ có một điều là chưa có con cái. Bác sĩ chẩn đoán tôi khó có thai. Vì thế, đáng lẽ giờ này vợ chồng tôi đã có con vào lớp 1 thì chúng tôi vẫn đang tất bật chạy chữa khắp nơi.
Trước khi mọi chuyện bị tôi phát giác, chồng tôi vẫn không có biểu hiện ngoại tình. Anh về nhà đúng giờ, ăn cơm vợ nấu, đặc biệt là không bao giờ to tiếng, nặng lời với vợ. Cách đây 2 tuần, chồng tôi về nhà, thở dài và nói: “Công ty dạo này gặp nhiều vấn đề quá. Em có thể bán căn biệt thự năm ngoái vợ chồng mình vừa mua được không”.
Video đang HOT
Đó là căn biệt thự ven biển trị giá 15 tỷ mà chồng tôi tặng sinh nhật vợ vào năm ngoái. Bán đi tôi cũng tiếc lắm, nhưng công việc của cồng cấp bách hơn cả. Thế là tôi đã ngốc nghếch đồng ý bán căn biệt thự ấy.
Sáng nay chồng tôi bảo anh phải đến công ty để ký kết hợp đồng với đối tác. Tôi cầm số tiền cọc bán nhà đến cho anh. Chúng tôi hẹn nhau buổi chiều, nhưng vì tôi có việc bận nên đã ghé vào buổi trưa. Khi ấy mọi người đang nghỉ trưa, tôi lặng lẽ đi vào, định gõ cửa thì nghe tiếng cười khúc khích: “Nỡm ạ, anh nói thế mà chị ấy cũng tin à”. Chồng tôi tự mãn: “Tin chứ. Nhưng mà anh thấy hơi thương cô ấy, em bảo mình đến với nhau, anh cho em hết tài sản rồi. Thế còn tiếc cái nhà ấy làm gì”.
Anh bảo không muốn ly hôn, nhưng thư ký của anh đã có bầu. (Ảnh minh họa)
Tôi tức quá, mở cửa bước vào làm chồng và cô thư ký giật bắn mình. Thú thật lúc ấy không làm chủ được cảm xúc, tôi nói trong nước mắt: “ Sao anh có thể làm thế? Anh ngoại tình khi nào?”. Chồng tôi đứng lên, điềm tĩnh xin lỗi. Anh bảo không muốn ly hôn, nhưng thư ký của anh đã có bầu. Mấy năm nay tôi tiêu tiền của anh đã nhiều, vậy nên giờ anh muốn tôi bán căn biệt thự kia để trả lại tiền cho anh.
Đàn ông khi không còn tình cảm thật thủ đoạn và thủ đoạn ấy khiến tôi ghê sợ. Mới hôm qua còn nói yêu tôi, hôm nay đã bàn đến chuyện ly hôn rồi. Tôi đã quyết định không bán căn biệt thự kia nữa. Tôi cũng sẽ thuê luật sư để đòi quyền lợi của mình đến cùng. Nói đúng ra, tôi không có công cũng có cán trong sự nghiệp của chồng, đúng không mọi người?
Theo Afamily
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đánh cắp tiền tinh vi qua ứng viên tìm việc
Trong quý I/2019, các chuyên gia Kaspersky Lab đã phát hiện một loạt email spam tinh vi được gửi đến người dùng, bao gồm thư mời làm việc giả mạo có địa chỉ người nhận đến từ các tập đoàn lớn. Thực tế, đây là các email đến từ những kẻ lừa đảo.
Vào ngày 17/5, Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky Lab cho biết, mối đe dọa từ email rác thường bị đánh giá thấp, tuy nhiên chúng có thể phát tán phần mềm độc hại dựa vào sự tương tác với con người như lừa dối hoặc thao túng tâm lý người dùng.
Để theo dõi những email như vậy, các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab sử dụng "Mắt ong" (Honeypot) - hệ thống bẫy ảo có thể phát hiện email độc hại và ngăn chặn từ sớm các tác nhân đe dọa. Bằng phương thức này, các chuyên gia từ Kaspersky Lab có thể theo dõi hoạt động của những kẻ lừa đảo đang cố tình khai thác lỗ hổng bảo mật từ những người đang tìm kiếm công việc mới.
Báo cáo "Spam and Phishing"quý I/2019 của Kaspersky Lab cho thấy, người nhận email spam đã được mời làm những vị trí hấp dẫn trong các công ty lớn. Họ được mời tham gia hệ thống tìm kiếm việc làm miễn phí bằng cách cài đặt ứng dụng đặc biệt vào thiết bị của họ.
Ảnh chụp màn hình mẫu e-mail spam và cửa sổ bật lên.
Để khiến quá trình cài đặt trông đáng tin cậy hơn, những kẻ tấn công đã thêm một cửa sổ mang dòng chữ "Bảo vệ khỏi Tấn công từ chối dịch vụ DDoS (DDoS Protection)" và một tin nhắn giả thông báo người dùng đang được chuyển hướng đến trang web của một trong những công ty tuyển dụng lớn nhất.
Trên thực tế, các nạn nhân đã được chuyển hướng đến một trang lưu trữ đám mây, từ đây họ sẽ tải xuống chương trình độc hại trông giống như một file word.
Chức năng của nó là tải về máy nạn nhân Trojan ngân hàng khét tiếng có tên Gozi - một trong những phần mềm độc hại được sử dụng phổ biến nhất để đánh cắp tiền. Kaspersky Lab phát hiện ra nó chính là "Trojan-Banker.Win32.Gozi.bqr".
Maria Vergelis, nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky Lab cho biết: "Chúng tôi nhận thấy những spammer thường lợi dụng tên của các công ty lớn và nổi tiếng - điều đó giúp tăng khả năng thành công trong việc phân tán phần mềm độc hại và nhận được sự tin tưởng của người dùng.
Các thương hiệu danh tiếng có thể trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo giả danh, từ đó dụ dỗ người dùng tải xuống tệp đính kèm chứa mã độc về máy tính. Kế hoạch này còn liên quan đến tên của các công ty tuyển dụng nổi tiếng và những doanh nghiệp lớn, khiến hoạt động lừa đảo thậm chí còn tinh vi hơn".
Để tránh trở thành nạn nhân của thư rác độc hại, chuyên gia Kaspersky Lab khuyến nghị người dùng cần luôn kiểm tra địa chỉ web bạn được chuyển hướng đến, hoặc địa chỉ liên kết và email của người gửi trước khi nhấp vào, và đảm bảo rằng liên kết đó không bị ẩn (hyperlink) bằng một liên kết khác; không bấm vào liên kết trong email, văn bản, tin nhắn hoặc bài đăng trên mạng xã hội nếu chúng đến từ những người hoặc tổ chức mà bạn không biết, hoặc có địa chỉ đáng ngờ.
"Hãy chắc chắn rằng chúng hợp pháp và bắt đầu với "https" khi bạn được yêu cầu cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân hoặc tài chính nào. Nếu không chắc chắn rằng trang web hiện tại là có thật và an toàn, tuyệt đối nhập thông tin cá nhân của bạn", chuyên gia Kaspersky Lab nêu.
Bên cạnh đó, chuyên gia Kaspersky Lab cũng khuyên người dùng nên kiểm tra trang web chính thức của công ty về các vị trí đang tuyển dụng; gọi điện thoại để đảm bảo rằng bạn đã nhận lời mời chính thức từ công ty; xem xét cẩn thận lời mời nhận việc của bạn: kiểm tra kỹ tên công ty, chức danh và mô tả công việc. Ngoài ra, cần sử dụng giải pháp bảo mật của các hãng uy tin để được bảo vệ toàn diện khỏi các mối đe dọa mạng.
Ngoài ra, báo cáo "Spam and Phishing" quý I/2019 của Kaspersky Lab cũng chỉ ra rằng, trong 3 tháng đầu năm nay, sản phẩm của Kaspersky Lab đã ngăn chặn 111.832.308 trường hợp chuyển hướng người dùng đến các trang web lừa đảo, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành ngân hàng được ghi nhận trở thành mục tiêu số một, theo sau là các cổng thông tin điện tử toàn cầu và hệ thống thanh toán trực tuyến.
Cùng với đó, trong quý I/2019, Brazil là quốc gia có tỷ lệ người dùng bị tấn công lừa đảo nhiều nhất, với 22%, theo sau là Áo và Tây Ban Nha cùng có tỷ lệ 17% và Tây Ban Nha.
Về thư rác, nghiên cứu của Kaspersky Lab cho thấy, trong quý đầu tiên năm nay, lượng email spam đạt đỉnh vào tháng 3, với 56,3%. Tỷ lệ thư rác trung bình trên thế giới là 56%, cao hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc có số lượng thư rác nhiều nhất với 16%, theo sau là Hoa Kỳ (13%) và Nga (7%). Quốc gia được thư rác độc hại nhắm đến nhiều nhất là Đức với 12%. Việt Nam đứng thứ hai với 6%, sau đó là Nga (5%).
Theo Thế Giới Di Động
Nguy cơ mã độc tấn công thiết bị thông qua kết nối Bluetooth Một mối nguy hiểm tiềm tàng liên quan đến mã độc vừa được các chuyên gia bảo mật cảnh báo khi các thiết bị sử dụng kết nối Bluetooth có thể trở thành nạn nhân của tin tặc. Cảnh báo trên được đưa ra bởi hãng bảo mật Kaspersky Lab mới đây khi các chuyên gia của hãng này trong quá trình theo...