Nghề của sự tích lũy tri thức
Có thể gọi nghề báo là nghề của sự tích lũy tri thức, nghề của sự trui rèn bản lĩnh, nghề của sự khéo léo, nghề của sự thuyết phục, của sự tự tin từ cách nghĩ cho đến câu, từ.
Hơn ai hết, tự thân nhà báo phải luôn đi, tìm, hiểu trước tất cả những gì cần cho tác phẩm của mình. Đôi khi, sự thành công không chỉ ở những thiết bị làm nghề hiện đại, thương hiệu của đơn vị mà còn ở sự thân thiện, tin tưởng, sự gần gũi và một thái độ nghiêm túc với nghề.
Phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại hiện trường
Nhiều bạn sinh viên học đại học, hoặc đại học báo chí lúc ra trường đa số chọn ở lại thành phố, thử sức ở môi trường năng động, làm việc ở các tòa soạn lớn, các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện, chứ ít khi về tỉnh. Khi ở lại thành phố, họ có nhiều cơ hội về việc làm, thu nhập, và ngay cả chuyện đi học nâng cao trình độ. Lao động phóng viên ở một tòa soạn báo địa phương không quá phức tạp, sự đột phá hay một sự đổi mới trong khuôn vốn dĩ đã thành nếp thì e rằng khó. Đôi khi việc bắt nhịp công việc ở tòa soạn báo địa phương, thực tế công việc hàng ngày khác hẳn với những điều được học khi còn ở giảng đường.
Với những nhà báo, phóng viên ở các tòa soạn báo lớn mỗi năm có hàng chục lớp học, tập huấn kỹ năng với những giảng viên trong nước, ngoài nước. Nhưng đối với những phóng viên, nhà báo ở tỉnh việc đi học, tập huấn là khá hiếm hoi. Duy chỉ có những lớp tập huấn ngắn của Hội Nhà báo Việt Nam là mở thường xuyên dành cho những phóng viên, nhà báo tỉnh. Ở một góc độ nào đó, những lớp học đã mang đến những kiến thức mới, logic tư duy về những kỹ năng nghề.
Video đang HOT
Những kiến thức nền tảng được phát triển từ lý luận đến thực tiễn, những bí quyết hay để biến chi tiết đơn thuần đến việc hình thành một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh. Từ đây, những ý tưởng đề tài theo xu hướng báo chí mới dần hình thành, mạch cảm xúc được phát triển tạo thành một tác phẩm báo chí hay. Ở những lớp tập huấn ngắn ngủi đó, các thầy, cô đả thông tư tưởng của phóng viên báo in.
Một xu hướng mới, phóng viên, nhà báo làm báo in giờ cũng phải học để biết viết kịch bản, học quay, cầm mic, chọn hình, học dựng… nếu như không muốn bị tụt hậu phía sau. Sự tụt hậu nhân đôi khi giờ đây đại đa số công chúng chỉ thích cầm điện thoại. Một dự báo tưởng chừng xa xôi của hơn 10 năm trước giờ đã thành hiện thực, công chúng đã dần chuyển sang một loại hình khác, đa dạng, đơn giản, có thể tương tác.
Đôi lúc, những chuyện vụn vặt của cuộc sống dễ đẩy người ta rơi vào trạng thái chán, nhưng khi đã có duyên với nghề báo, chỉ cần có niềm đam mê, gặp một đề tài, nhân vật hay là có thể quên đi mọi thứ áp lực xung quanh mình. Chỉ có thể là niềm đam mê nghề, mới có thể ngồi suốt từ 8 giờ – 12 giờ đồng hồ bên máy tính chỉ để viết.
Nghề báo đâu chỉ xách giỏ, xách máy lên là đi, mà có lúc cả ngày, đêm cặm cụi đọc và chắt lọc thông tin cả trăm trang tài liệu. Từ Nghị quyết đến Chương trình hành động, từ chỉ tiêu đến kết quả nhiệm kỳ… Chỉ cần một lời phát biểu, một câu nói thoáng qua, một chút gì mới lạ, của những định hướng mới, qua sự nhạy bén đã có thể trở thành đề tài độc đáo, yếu tố cần thiết xây dựng 1 tác phẩm đúng, trúng và hay.
Thời gian gắn bó với nghề ngày càng lâu, đôi lúc động lực để tiếp tục làm nghề không phải ở những tấm Bằng khen, những tấm giấy Chứng nhận của những giải thưởng, sự biểu dương hay thành tích để phô trương, để PR bản thân. Mà chính là từ những con người, những nhân vật lẩn khuất ở đâu đó, ở tít tắp mù xa tận cái xẻo, lung, hay một chòm nhà nhỏ của cái xóm nghèo. Từ người dân tay lấm chân bùn nhưng họ có những triết lý về cách sống, về cuộc đời, con người, hành trình thoát nghèo vượt khó, sự dấn thân vượt qua số phận, sự lạc quan, kiên trì, không mệt mỏi.
Cuộc đời vốn dĩ có nhiều điều không như kỳ vọng, nhưng chúng ta có thể thử nhìn ở một góc cạnh khác, để khơi gợi tìm ra những điều tốt đẹp, những hy vọng dẫu nhỏ nhoi nhưng đủ để nhen nhóm một niềm tin mới. Mới hay không là ở tư duy, ở hành động, ở cách người ta thay đổi và phát triển bản thân trước khi muốn thay đổi mọi thứ xung quanh mình.
Tất nhiên, ít khi có con đường nào trải đầy hoa hồng, nghề báo cũng vậy, đó tất cả là hành trình dài, khổ luyện, tích lũy kiến thức, học hỏi không ngừng và luôn tự đặt cho mình một câu hỏi bản thân đã làm đúng chưa?, nếu đúng thì tại sao mọi thứ chưa phát triển!
Đào tạo đại học theo chuẩn nào?
Đào tạo đại học (ĐH) tại Việt Nam, dĩ nhiên phải có chuẩn VN. Nhưng chuẩn ấy không thể 'đứng một mình', không thể 'không giống ai'.
Bây giờ, thế giới đã có nhiều chuẩn đào tạo ĐH. Việt Nam bắt buộc phải tham khảo và chọn ra những chuẩn phù hợp với trình độ phát triển ĐH, với trình độ giảng viên, với yêu cầu đào tạo của đất nước mình. Và phải đặt yêu cầu phấn đấu để chuẩn ĐH Việt Nam ngày càng gần hơn với chuẩn quốc tế.
Trong khi Bộ GD-ĐT mới đưa ra dự thảo chuẩn ĐH Việt Nam để các trường ĐH góp ý và thảo luận, trong đó dự thảo chuẩn ĐH có rất nhiều vấn đề phải bàn cãi, phải điều chỉnh, thậm chí phải thay đổi, thì hãy khoan nghĩ ngay tới việc quốc tế công nhận bằng cấp Việt Nam, mà hãy nghĩ Việt Nam phải đào tạo ĐH thế nào để tiệm cận với trình độ quốc tế. Khi việc đào tạo đã đi vào quy chuẩn, thật sự có chất lượng, thì chắc chắn quốc tế sẽ từng bước công nhận bằng cấp của Việt Nam, không phải theo lối đánh đồng, mà bằng cấp nào đạt chuẩn trước sẽ được công nhận trước.
ĐH Việt Nam đang tiến tới tự chủ. Đó là điều bắt buộc, và phù hợp với xu hướng thế giới, gần với những mẫu hình các trường ĐH tầm quốc tế. Nhưng tự chủ như thế nào? Trong khi ĐH tự chủ, thì vị trí và thân phận của sinh viên ở đâu? Tự chủ, việc đầu tiên các trường làm ngay lập tức là... tăng học phí. Đúng là không có tiền thì không thể tự chủ nhưng khi tăng học phí, phải nghĩ tới tình trạng học sinh nghèo ở Việt Nam còn rất nhiều. Không phải học sinh nghèo nào ở Việt Nam cũng học giỏi để có học bổng. Đa số học sinh vẫn phải nộp học phí 100%. Nếu với các học sinh nhà nghèo, thì mức học phí dự kiến tăng như hiện nay liệu có phù hợp với tình hình tài chính của gia đình các em?
Nhưng khi tăng học phí liệu chất lượng đào tạo có tăng theo? Và chương trình đào tạo cũng phải thay đổi, không thể để mãi chương trình "đại học 4 năm" (trừ ngành y có đặc thù đào tạo). Ở các nước tiên tiến, chương trình ĐH chuyên ngành ứng dụng hầu hết chỉ diễn ra trong 3 năm. Và chương trình đào tạo thạc sĩ ứng dụng chỉ 1 năm. Còn ở Mỹ, chỉ cần học chương trình cao đẳng ra trường đã có việc làm, sau đó tùy sinh viên muốn học thêm chương trình ĐH thì chỉ mất tròn 1 năm nữa. Với sinh viên, "đầu ra việc làm" là quan trọng nhất. Nếu chương trình chuẩn đặt thời lượng học đại cương quá nhiều, học chuyên ngành ít như hiện nay, thì sinh viên khi ra trường sẽ rất khó xin được việc làm. Không ai phản đối học lý thuyết, nhưng với những trường đào tạo ứng dụng, học chuyên ngành ứng dụng mới là quan trọng nhất, và thiết thực nhất.
Với tình hình sinh viên phải đóng học phí cao như sắp tới đây, thì nên tính toán sắp xếp để mỗi môn học đều phải thực sự có ích và cần thiết cho sinh viên khi ra trường. Đừng để có những môn sinh viên học xong không biết dùng làm gì.
Nếu thu gọn đúng mức, tinh giản chương trình hợp lý, hướng tới đào tạo ứng dụng cho những trường ĐH ứng dụng, thì sinh viên hoàn toàn có thể hoàn thành chương trình ĐH trong 3 năm. Khi ra trường, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lựa chọn ngành nghề phù hợp.
BĐBP Sơn La phối hợp đón lưu học sinh Lào nhập cảnh, trở lại học tập Sáng 17-6, tại Trạm kiểm soát Cửa khẩu Chiềng Khương, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chiềng Khương, BĐBP Sơn La đã phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức đón học sinh, sinh viên của nước bạn Lào (lưu học sinh) nhập cảnh Việt Nam để tiếp tục theo học các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh...