Nghề chọn ban đầu có là nghiệp cuối cùng?
“Sau 2 năm học ở Ngoại thương tôi lại không muốn làm kinh tế nữa. Đến năm thứ 4 tôi lại thấy bắt đầu hợp với những việc liên quan đến xã hội, cơ duyên được cộng tác báo và đi viết báo”, viện sĩ Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Nguyễn Khắc Giang chia sẻ.
“Bố mẹ luôn muốn con có một cuộc sống êm ấm, giơ cánh tay ra che chở cho con. Một số phụ huynh muốn con thực hiện ước mơ của mình, bố mẹ không có bằng đại học thì con phải có bằng đại học”, nữ PGS. TS Nguyễn Hoàng Ánh chia sẻ tại buổi tọa đàm “Chuyện nghề, chuyện ta” chiều 6/4 vừa qua.
Các chuyên gia trò chuyện tại buổi talk show “Chuyện nghề, chuyện ta”
Theo con số thống kê từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cuối năm 2017, cả nước có hơn 215.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp và theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào Tạo, tỉ lệ học sinh không đăng kí xét tuyển đại học chiếm 26%, học cao đẳng, trung cấp chiếm 23% và học nghề tại trung tâm đào tạo nghề là 13%, điều đó cho thấy có sự thay đổi rất lớn trong nhận thức về nghề nghiệp với giới trẻ.
Không chỉ tồn đọng những vấn đề về nhu cầu việc làm và lựa chọn nghề nghiệp, xã hội Việt Nam còn đang hứng chịu những định kiến rất lớn về những ngành nghề đặc thù khiến cho lựa chọn nghề nghiệp của những bạn học sinh, sinh viên trở nên khó khăn và nan giải.
Để giải đáp những thắc mắc, nhóm sinh viên của chương trình cử nhân quốc tế Quảng cáo, PR và Truyền thông thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức buổi talk show chia sẻ về “Chuyện nghề, chuyện ta” với sự tham gia của các chuyên gia như PGS. TS, Giảng viên Nguyễn Hoàng Ánh, nhà báo Phạm Gia Hiền, viện sĩ Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Nguyễn Khắc Giang cùng nhiều gương mặt “chuyện nghề” trong nhiều lĩnh vực khác.
Nghề chọn ban đầu có là nghiệp cuối cùng?
Tại buổi talk show, PGS. TS Nguyễn Hoàng Ánh chia sẻ việc lựa chọn nghề của chính bà cũng là do “dòng đời xô đẩy” và “sức ì của bản thân”, một phần do sự định hướng của gia đình và thời cuộc.
Còn nhà báo Phạm Gia Hiền từ nhỏ đã được thổi lửa đam mê truyền hình khi có bố trong nghề, kỷ niệm tuổi thơ gắn với chiếc máy ảnh cũ của bố chính vì vậy mong muốn duy nhất của anh là được làm truyền hình, làm báo và may mắn đã được làm.
Tuy nhiên, từ một phóng viên thời sự rồi chuyển sang làm phóng viên viết bài, từ mơ ước truyền hình sang viết lách, đến thời điểm hiện tại khi nhìn lại, anh Hiền cho rằng hướng đi của mình đã bị chệch khá xa so với mong muốn ban đầu.
Video đang HOT
Viện sĩ Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Nguyễn Khắc Giang
Với viện sĩ Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Nguyễn Khắc Giang, cũng như rất nhiều bạn trẻ khi ở lứa tuổi phải lựa chọn con đường đi của mình anh cũng đứng trước nhiều ngã rẽ khi cảm thấy “làm doanh nhân cũng tốt mà làm chính trị cũng hay”.
Tuy nhiên năm anh thi đại học, Việt Nam có nhiều thành tựu về kinh tế, việc phát triển kinh tế, thành lập doanh nghiệp rất mạnh nên anh đã quyết định đi học kinh tế và học Kinh tế Ngoại thương để ra làm kinh tế.
“Sau 2 năm học ở Ngoại thương tôi lại không muốn làm kinh tế nữa. Đến năm thứ 4 tôi lại thấy bắt đầu hợp với những việc liên quan đến xã hội, cơ duyên được cộng tác báo và đi viết báo.
Ra trường vẫn tiếp tục đi viết báo dù thời điểm đó sinh viên Ngoại thương ra trường thường đi làm ngân hàng, chứng khoán với lương cao. 2 năm viết báo tôi bắt đầu hơi chán rồi tiếp tục đi học, đi chơi rồi cuối cùng quyết định nhận làm nghiên cứu đến bây giờ”, Viện sĩ Giang chia sẻ.
Đại học không phải là con đường duy nhất, không nên áp đặt
Nhà báo Phạm Gia Hiền cho rằng câu chuyện vào đại học hay không vào đại học, rồi có học tiếp hay không sẽ luôn là một vấn đề loay hoay rất lớn đối với bạn trẻ.
Bản thân anh là người từng trượt đại học năm đầu và đến bây giờ cũng không hiểu tại sao ngày đó phải nhốt mình trong phòng và thuộc làu làu những môn Sử, Địa đề có thể thi vào trường Báo.
“Nhưng chúng ta hãy xác định một cách đơn giản như thế này, xã hội có quy chuẩn của nó, nếu như bạn không chấp nhận cuộc chơi, quy chuẩn đó, rồi chính bạn thay đổi nó chẳng hạn thì cái tôi của bạn phải cực mạnh, mạnh đến mức mà xã hội phải chấp nhận cái tôi đó của bạn.
Luôn cân nhắc một cách tỉnh táo, hoặc chấp nhận cuộc chơi đó, hoặc bắt cái phần đó chơi cuộc chơi của chúng ta, nhưng ở phương án thứ 2 bạn cực kỳ mạnh”, nhà báo Hiền nói.
PGS. TS, Giảng viên Nguyễn Hoàng Ánh
Đồng quan điểm, PGS. TS, Giảng viên Nguyễn Hoàng Ánh cho rằng Đại học không phải là con đường duy nhất, không nên áp đặt. Bố mẹ luôn muốn con có một cuộc sống êm ấm, giơ cánh tay ra che chở cho con. Một số phụ huynh muốn con thực hiện ước mơ của mình, bố mẹ không có bằng đại học thì con phải có bằng đại học.
“Tôi nghĩ, định kiến nghề nghiệp không phải do xã hội vì xã hội nhiều người, mỗi người nói một kiểu, nếu đầu óc của chúng ta muốn chọn cái gì, do sự lựa chọn của mỗi cá nhân, mình muốn nghĩ theo nhóm người nào thì đó là mục tiêu của mình chứ không phải là việc của xã hội”, PGS. TS Ánh nói.
Còn Viện sĩ Giang khi nói về việc chọn học đại học hay không với anh quan trọng nhất vẫn là quan điểm cá nhân vì có những người nghĩ mình rất giỏi trong lĩnh vực của mình nên người ta lựa chọn vào làm mà không cần học đại học thì đó là lựa chọn của mỗi người.
“Ở Mỹ, những người có bằng đại học tỉ thất nghiệp thấp nhất trong khi ở Việt Nam lại ngược lại, có tỉ lệ cao nhất trong nhóm những người có đào tạo.
Điều đó có thể mang tính xã hội, vĩ mô nhiều hơn nhưng bằng đại học như một quy chuẩn của nơi làm việc có nơi cần nơi không, đó là cuộc chơi bạn có quyền lựa chọn nên học hay không nên học. Nếu không học thì chính bạn phải trả giá cho việc đó”, viện sĩ Giang nói.
Nhà báo Phạm Gia Hiền
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định môi trường đại học vẫn sẽ tạo ra được nhiều cái, ngoài kiến thức còn có những cái có lợi cho người học khi họ bỏ thời gian 3,4 năm trên giảng đường. Đại học sẽ mang lại một trải nghiệm và hiểu biết, các mối quan hệ khác nhau mà có thể nếu lựa chọn khác sẽ không thể có được.
“Thang bậc đánh giá sự thành công của mỗi người quá là khác nhau nên khi có con học đại học tôi vẫn khuyên con dù thích hay không thì bằng đại học vẫn có một tác dụng hệ thống hóa kiến thức cho mình và là một môi trường hay.
Trong quá trình khám phá bản thân mình, mỗi cá nhân giống như một củ hành, mỗi lần muốn khám phá là một lần bóc một lớp củ hành. Mỗi lần bóc quả thực rất đau đớn và cay mắt. Chúng ta bắt buộc phải làm tổn thương những người xung quanh bởi vì khát vọng sống của mình.
Vì vậy khi con đam mê hãy ủng hộ, cho con một cơ hội nhưng cũng đừng triệt tiêu đường quay lại của con. Như vậy sẽ giữ được mối quan hệ gia đình ôn hòa và sau này chính con sẽ không phải ân hận”, PGS. TS Nguyễn Hoàng Ánh chia sẻ.
Kim Bảo Ngân
Theo Dân trí
Trung Quốc tuyển cử nhân đại học quản lý nhà vệ sinh công cộng
Yêu cầu ứng viên vị trí quản lý nhà vệ sinh công cộng phải có bằng đại học của thành phố Vũ Hán vấp phải nhiều chỉ trích.
Vị trí quản lý nhà vệ sinh công cộng ở thành phố Vũ Hán dành cho người có bằng đại học.
Hôm thứ sáu, cơ quan quản lý đô thị tại một quận ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đăng quảng cáo tuyển dụng hai vị trí quản lý nhà vệ sinh công cộng, trong đó ứng viên phải có ít nhất một bằng cử nhân.
Theo South China Morning Post ngày 5/3, yêu cầu này bị người dùng Internet chế giễu. Một người viết rằng bằng cấp của anh ta có thể không đáp ứng được việc chùi toilet. Người khác đùa rằng hai người giám sát cần có bằng thạc sĩ mới làm được việc này.
Trả lời báo chí, một viên chức giấu tên ở cơ quan quản lý đô thị cho biết công việc này luôn đòi hỏi học vấn. Để vận hành các nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn, nhiệm vụ của người quản lý là đi kiểm tra hàng ngày và giám sát việc bảo trì thiết bị.
"Họ không phải những người lau dọn nhà vệ sinh. Trách nhiệm của họ là quản lý. Tìm kiếm người tài để điều hành hệ thống thể hiện chúng tôi coi trọng sự phát triển của các nhà vệ sinh công cộng", ông nói.
Trung Quốc bắt đầu chiến dịch ba năm nhằm cải thiện tiêu chuẩn của nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch trên cả nước vào năm 2015. Tháng 11 vừa qua, Chủ tịch nước Tập Cận Bình lưu ý nâng cấp các tiện ích công cộng để cải thiện mức sống chung.
Theo VNE
Đốt bằng đại học: Chỉ mang ý nghĩa tiêu cực, không giải quyết được vấn đề! Sau vụ cựu sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM đốt bằng đại học vì bức xúc với gia đình, một lần nữa vấn đề này lại được dư luận quan tâm. ảnh minh họa Với suy nghĩ tấm bằng đại học là sự phụ thuộc của bản thân vào gia đình, bị gia đình ngăn cản công việc kinh doanh theo ý muốn,...