Nghề cao quý cũng phải chạy chọt thì còn ra gì nữa!
Vì muốn làm giáo viên mà phải “chạy” là điều rất đáng chê trách và đáng buồn cho hệ thống giáo dục.
Hàng trăm giáo viên huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) đã sở hữu hợp đồng lao động đang đối mặt với nguy cơ thất nghiệp do những vi phạm bất thường về tuyển dụng của lãnh đạo huyện thời kỳ trước.
Vụ việc trở nên nóng hơn bao giờ hết khi nhiều giáo viên mạnh dạn đứng ra tố cáo, họ phải chi cả trăm triệu để có việc, trong khi mức lương họ được nhận hằng tháng chỉ “ba cọc ba đồng”.
Bản chất câu chuyện xảy ra tại huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) chẳng khác là bao so với những gì đã xảy ra tại huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy (Thanh Hóa); huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trước đó không lâu.
Ai đúng, ai sai trong sự việc nói trên sẽ được pháp luật phán xử công minh.
Nhưng, những thông tin về việc giáo viên phải bỏ tiền chạy việc phần nào hé lộ những góc khuất đáng buồn liên quan đến nghề giáo – nghề vốn được xem là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: Trinh Phúc/ Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Cùng chung quan điểm trên, hôm 18/3, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cho rằng, đây là sự việc hết sức đáng buồn cho ngành giáo dục.
Theo đó, ngoài trách nhiệm của cơ quan có liên quan trong việc tuyển dụng, thì trong vụ việc này, giáo viên cũng cần xem xét lại bản thân mình.
Ông Nhưỡng nói: “Anh nói phải “chạy” để được làm cái nghề cao quý, thậm chí có gia đình hai người cùng “chạy” thì người ta sẽ đặt dấu hỏi về đạo đức của người muốn và đã làm giáo viên như anh.
Video đang HOT
Vì muốn làm giáo viên mà phải “chạy” là điều rất đáng chê trách và đáng buồn cho hệ thống giáo dục.
Vì vậy, trước hết giáo viên phải xem xét lại hành vi của mình có đúng không.
Nếu nói do áp lực trong việc tìm kiếm công việc thì anh phải trau dồi thêm kiến thức để được người khác chọn và buộc phải sử dụng anh chứ!
Bây giờ anh lại (nói) phải dùng tiền để “chạy”, thậm chí còn thiếu tiêu chuẩn tuyển dụng nữa thì người ta sẽ nghĩ anh thế nào đây?”, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi.
Vị Đại biểu Quốc hội đoàn Bến Tre cũng cho rằng:
“Những người không đủ tiêu chuẩn, hoặc có nhận thức lệch lạc mới phải “chạy” để có vị trí việc làm.
Như vậy, ngay cả bản thân người giáo viên cũng có tiêu cực trong câu chuyện tuyển dụng này”.
Từ những nhận định trên, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, để hạn chế hiện tượng tiêu cực trong xã hội, đặc biệt là hiện tượng “chạy” trong môi trường giáo dục, trước hết việc tuyển dụng cần phải bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định.
Bên cạnh đó, bản thân người tuyển dụng phải có ý thức, công tâm trong việc lựa chọn người đủ năng lực, xứng đáng với vị trí công việc được tuyển.
DU THIÊN
Theo giaoduc.net.vn
Ứng viên thờ ơ với thông tin tuyển giáo viên mầm non
Rất nhiều thông tin tuyển dụng giáo viên mầm non không được ứng viên quan tâm, bị trôi trong vô vọng. Giáo viên mầm non được "săn lùng" hơn bất kỳ lúc nào nhưng bản thân họ không mấy "mặn mà" với công việc.
Ngành mầm non đang rất khó giữ chân giáo viên, nhất là đội ngũ trẻ (Ảnh minh họa)
Sau Tết là mùa tuyển sinh giáo viên, nhân viên của các trường mầm non, nhất là hệ thống ngoài công lập ở khu vực phía Nam. Thông tin tuyển dụng của các cơ sở được rải khắp nơi, với mọi hình thức thông tin tuyển dụng từ cũ đến mới, từ tờ rơi đi dán, đi rải khắp nơi đến các trang việc làm hay "tấn công" vào các trang, diễn đàn của giáo viên mầm non.
Các thông tin tuyển dụng giáo viên mầm non không được nhận được sự quan tâm
Nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non của các trường rầm rộ nhưng phản hồi, hiệu quả lại vô cùng yếu ớt. Những bài viết đăng tin tuyển dụng giáo viên mầm non không mấy được quan tâm, không có hoặc chỉ nhận được rất ít phản hồi nên bị trôi tuột đi.
Ông Nguyễn Mạnh Tú, quản lý một trường mầm non ở Tân Phú, TPHCM cho biết, trước mình đang có nhu cầu tuyển dụng 10 giáo viên, bảo mẫu, nhân viên cấp dưỡng. Từ đầu năm đến giờ, bộ phận văn phòng đăng tin khắp nơi nhưng thực tế sự quan tâm của các ứng viên rất ít. Đến nay trường vẫn chưa tuyển được người để mở rộng lớp theo kế hoạch.
Đăng tuyển giáo viên, bảo mẫu từ trước tết, nhưng hiệu trưởng một trường tư thục ở quận 7, TPHCM phải thở dài vì không mấy người quan tâm. Chỉ có vài ba người vào hỏi rồi... thôi, có 4 bộ hồ sơ gửi đến nhưng đến ngày hẹn phỏng vấn theo lịch thì chỉ có 1 ứng viên điện thoại đến thông báo hủy, còn lại bặt vô âm tín.
"Nhìn các thông tin tuyển bán hàng, giúp việc... được quan tâm mà mình thấy tủi lòng. Chúng tôi đăng tuyển cả trên những trang dành cho giáo viên mầm non, hàng chục ngàn thành viên nhưng cũng không mấy ai để ý", vị hiệu trưởng này nói.
Thực trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay. Theo lý giải từ các nhà quản lý, nhiều ứng viên chưa tìm được việc nhưng cũng không mấy mặn mà với các thông tin tuyển dụng. Tiền lương thấp không đủ hấp dẫn nhân sự, mà trường nơi nào cũng tuyển nên họ sẽ chọn những trường gần chỗ ở, tiện đi lại.
Ông Nguyễn Mạnh Tú cho biết, trường ngoài công lập dù có cố gắng mọi cách để chăm sóc đời sống cho đội ngũ thì tiền lương cho giáo viên cũng rất ít đột phá, trừ những trường cao cấp. Trường tư phải cân nhắc rất nhiều khoản từ tiền học phí, nếu tăng phí cao lên thì phụ huynh sẽ lăn tăn, chuyển trường.
Trung bình mức lương những nơi khá tại các trường mầm non công lập cũng chỉ 4,5-6 triệu đồng/tháng, rất khó để thu hút được đội ngũ. Cùng với mức lương này, theo ông Tú có vô số các thông tin tuyển dụng, bán hàng online, làm việc ngày chỉ 2 - 3 tiếng đồng hồ mà công việc không áp lực, chiếm nhiều thời gian như giáo viên mầm non.
Trái ngược với thông tin tuyển dụng giáo viên mầm non bị trôi vào quên lãng thì chỉ cần một ứng viên trong ngành Sư phạm mầm non cần tìm việc sẽ lập tức "tạo sóng" với vô số lời giới thiệu, săn đón. Hàng loạt các trường, các quản lý, giáo viên vào giới thiệu nhu cầu tuyển dụng, các chế độ của trường.
Lê Ngọc Thu, quê ở Bình Thuận, tốt nghiệp ngành Mầm non Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM cho biết, cô đang ở quê chưa vào những đã thăm dò, đăng tin cần tìm việc làm là dạy học mầm non ở một số nơi. Và cô vô cùng bất ngờ khi đến cả trăm phản hồi của các trường đang cần tuyển dụng. Chưa kể, quản lý nhiều trường còn gọi điện thoại, nhắn tin riêng, thiết tha mời về trường dạy.
Trước mắt, Thu dự tính sẽ xin tại một trường nào đó gần chỗ trọ ở Q. Tân Bình, môi trường năng động, mức lương khá một chút. Nhưng về lâu dài, cô nói, tiền lương hơn 5 triệu đồng, cô phải trả tiền nhà trọ, đi lại, ăn uống với cuộc sống xa nhà rất khó khăn. Cô mong muốn sau này có thể xin về quê đi dạy hay tìm một công việc khác để sớm ổn định cuộc sống gia đình.
Thu cũng như không ít giáo viên mầm non trẻ mới ra trường, ở lại thành phố xin đi dạy nhưng không xác định gắn bó lâu dài với công việc, trường lớp. Đây cũng là một thực trạng gây khủng hoảng cho nhiều trường học tại TPHCM khi nhiều giáo viên trẻ mới ra trường làm việc thời gian là nhảy, là bỏ việc. Vấn nạn này ai cũng thấy nhưng vẫn chưa có một liều thuốc đặc trị hiệu quả nào.
Giáo viên mầm non rơi rụng từ gốc tận ngọn, đúng hình tháp đầu voi đuôi chuột. Công việc giáo viên mầm non không hấp dẫn, áp lực, không nhiều bạn trẻ chọn theo học ngành Sư phạm mầm non. Hàng loạt sinh viên đã lựa chọn theo học Mầm non nhưng lại bỏ cuộc trong thời gian được đào tạo. Và tiếp đó, nhiều giáo viên bỏ nghề không luyến tiếc khi đã đi dạy.
Theo báo của Sở GD-ĐT TPHCM, năm 2014, chỉ có 1.056 sinh viên ở tất cả các hệ đào tạo (Trung cấp, CĐ, ĐH) ở TPHCM tốt nghiệp trong khi đầu vào nhập học là hơn 4.500. Riêng hệ trung cấp của các trường, có đến gần 3.600 học sinh nhập học nhưng chỉ có 229 học viên tốt nghiệp ra trường, còn nữa... "rớt" hết dọc đường.
Năm 2016, có trên 1.640 sinh viên tốt nghiệp Sư phạm mầm non ở các hệ đào tạo dù đầu vào nhập học gần 5.100 em.
Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm TPHCM có trên 1.000 giáo viên rời khỏi hệ thống trường mầm non như về hưu, chuyển việc, nghỉ việc, bỏ việc.
Theo Dân Trí
Nhiều vi phạm trong tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục Thanh tra Chính phủ (TTCP) phát hiện: Các quận, huyện, thị xã, TP ở một số địa phương nhiều năm không tổ chức tuyển dụng giáo viên (GV) mà ký hợp đồng lao động, đặc biệt có đơn vị ký hợp đồng GV, nhân viên thừa so với nhu cầu, có huyện thừa nhưng vẫn ký hợp đồng với số lượng lớn. Nhiều...