Nghề bếp ngày càng thu hút đông đảo bạn trẻ theo học
Vơi mưc lương dao đông 8-30 triêu đông/thang, đầu bêp đang la môt nghê thơi thương, thu hut đông đảo đôi tương theo hoc.
ảnh minh họa
Trong bối cảnh ẩm thực Việt Nam ngày càng phổ biến và được bạn bè quốc tế yêu thích, số lượng quán ăn, nhà hàng, khách sạn tăng nhanh chóng. Do đó, nhu cầu nhân lực ngành bếp cũng không ngừng gia tăng. Đầu bếp trở thành nghề hiện đại, được xã hội tôn vinh và hấp dẫn nhiều bạn trẻ nhờ nhiều ưu điểm: cơ hội việc làm rộng mở; mức thu nhập cao; lực lượng lao động không phân biệt giới tính, tuổi tác, điều kiện kinh tế, địa lý.
Theo khảo sát, mức lương của phụ bếp hiện nay khoảng từ 7 triệu đồng, lương bếp chính ở mức 9-10 triệu đồng. Ở những khách sạn lớn, lương có thể chênh lệch 3-4 triệu đồng. Vị trí bếp trưởng ở khách sạn 5 sao mỗi tháng có thể thu nhập gần 30 triệu đồng.
Một đầu bếp giỏi, ngoài công việc chính ở các nhà hàng khách sạn còn có thể tham gia giảng dạy thêm tại các trường nghề, mở nhà hàng, quán ăn riêng… Như vậy, cùng một nghề, người làm nghề bếp sẽ có thêm nhiều khoản thu nhập đáng kể.
Trường trung cấp Việt Giao là một trong số ít trường đạt Kiểm định chất lượng đào tạo cấp quốc gia. Trường hiện đào tạo đầu bếp theo chuẩn quốc tế với thời gian đào tạo bài bản 2-3 năm, gồm cả thời gian thực tập tại nhà hàng, khách sạn. Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình có thể tự tin khởi nghiệp. Hàng năm, tỷ lệ sinh viên ngành bếp ra trường có việc làm ổn định chiếm hơn 98%.
Ngoài những môn học chuyên môn giúp nâng cao tay nghề, chương trình đào tạo nghề bếp tại Việt Giao còn trang bị các kiến thức cơ bản về du lịch và cơ sở lưu trú, kỹ năng giao tiếp, marketing ẩm thực, cách tính toán khẩu phần ăn uống, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm… Các nội dung này được hướng dẫn bởi giảng viên là những giám đốc, quản lý, chuyên gia ẩm thực, bếp trưởng của các nhà hàng, khách sạn lớn.
Sinh viên ngành quản trị bếp – ẩm thực Việt Giao trong giờ thực hành.
Video đang HOT
Sinh viên không chỉ được hướng dẫn phương pháp chế biến món ăn mà còn thành thạo hàng chục công việc khác như hướng dẫn khách hàng cách ăn uống, dọn món, tính toán mua nguyên liệu, chế biến, cho tới khi món ăn được đưa lên bàn và được khách hàng chấp nhận. Phương pháp giáo dục tích cực hình thành tính chăm chỉ, ham thực hành cho người học.
Bắt kịp xu thế hội nhập, sinh viên ngành quản trị bếp – ẩm thực còn được đào tạo tiếng Pháp chuyên ngành và hướng dẫn thực hiện nhiều món ăn độc đáo từ các nền ẩm thực nổi tiếng: món Thái, món Âu, món Á, món Ấn… cùng hơn 40 loại bánh nổi tiếng thế giới.
Cùng với hướng dẫn du lịch và quản trị khách sạn, quản trị bếp – ẩm thực là 3 ngành được Việt Giao đảm bảo việc làm.
Với thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương trong khối ASEAN, bằng cấp Việt Giao được sử dụng tại các nước Đông Nam Á, sinh viên Việt Giao sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại nước ngoài với mức lương lên tới vài chục triệu đồng.
Theo Zing
Miễn học phí sư phạm không còn hấp dẫn
Điều quan trọng với sinh viên sư phạm không hẳn là được miễn học phí, mà là cơ hội việc làm sau khi ra trường.
ảnh minh họa
Xoay quanh đề xuất bỏ miễn học phí cho sinh viên sư phạm, Báo đã ghi nhận thêm ý kiến của các chuyên gia.
TS Lê Viết Khuyến (nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT):
Tìm việc là nỗi ám ảnh
Khoảng 20 năm trước, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm ra đời, rất phù hợp với tình cảnh khó khăn của ngành sư phạm khi đó: nhu cầu giáo viên rất lớn, trong khi học sinh không muốn vào ngành sư phạm.
Với chính sách này, ngành sư phạm lên ngôi khi có nhiều thí sinh giỏi chọn lựa, điểm chuẩn nhiều trường sư phạm tăng cao. Tuy nhiên, thời hoàng kim đó đã qua rồi.
Gần đây, việc tuyển sinh ngành sư phạm gặp nhiều khó khăn. Không phải do học sinh - nhất là học sinh giỏi - không muốn vào ngành sư phạm, mà điều cả xã hội e ngại chính là học sư phạm ra rất khó xin được việc làm.
Sinh viên không còn tha thiết với ưu đãi học phí, vì lo lắng cho tương lai phía trước. Không phải học phí, mà chính việc làm mới là nỗi ám ảnh của sinh viên và gia đình.
Vì vậy, đã đến lúc thấy rõ chính sách miễn học phí không còn đủ hấp dẫn và không còn nhiều ý nghĩa với người học.
Thay vào đó, nên nghiên cứu áp dụng chính sách cho vay với sinh viên sư phạm, theo cơ chế đặc thù hơn các ngành khác: nếu sau tốt nghiệp các em tình nguyện về vùng sâu vùng xa dạy học thì có thể xóa nợ.
Về mặt quản lý nhà nước cũng cần phải thay đổi: nên chấm dứt việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm theo kiểu "bốc thuốc" như hiện nay. Cần có quy hoạch mạng lưới rõ ràng, đưa ra chỉ tiêu đào tạo sát với nhu cầu tuyển dụng giáo viên hằng năm của các địa phương.
TS Đỗ Hồng Cường (phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Đô):
Miễn phí mãi không tốt
Với bất cứ chương trình học nào, nếu được miễn phí thì tâm thế, động lực của người học cũng không tốt. Trên thực tế, việc miễn học phí đi kèm với cam kết sinh viên sư phạm tốt nghiệp phải làm việc trong ngành GD-ĐT.
Tuy nhiên, việc kiểm soát thực hiện cam kết này chúng ta lại không làm được. Những sinh viên ra trường làm nghề khác cũng không ai biết để yêu cầu hoàn trả học phí.
Do đó, nên thay chính sách miễn học phí bằng chính sách tín dụng ưu đãi cho sinh viên và các chính sách ưu đãi khác, nếu muốn thu hút người giỏi và nâng chất lượng đào tạo sư phạm.
Nếu sinh viên được vay tiền để học tập, các em sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả sau khi ra trường. Nhà nước chỉ nên miễn phí phần lãi suất vay.
Ngoài ra, cần có sự đổi mới đào tạo sư phạm mang tính hệ thống. Ví dụ, phải rà soát để có bức tranh tổng thể các trường sư phạm, từ đó đầu tư có trọng điểm, chứ không dàn trải như thời gian qua.
Hiện nay, chi phí đào tạo trên đầu sinh viên thấp, nên nhiều trường bù lại bằng cách tuyển nhiều, khiến cho chất lượng đầu vào không được chọn lọc.
Nhưng nếu mạng lưới trường sư phạm được quy hoạch lại, được đầu tư tương xứng thì các trường sẽ phải thay đổi, tuyển sinh chọn lọc, đầu tư tốt hơn cho điều kiện đào tạo, và có cam kết rõ ràng về chất lượng đầu ra, để xã hội tin tưởng.
Bên cạnh đó, các chính sách liên quan tới tuyển dụng, đãi ngộ, môi trường làm việc đối với giáo viên cũng phải thay đổi thì mới thực sự có sức hút đối với người tài vào ngành sư phạm.
Theo TTO
Nhiều người không còn thấy sự bình an khi cầm trong tay bằng đại học Nhiều phụ huynh khác cho rằng, bây giờ các loại trường đại học đầy rẫy, việc vào được đại học thì dễ nhưng ra trường xin được việc làm thì rất khó. Nhiều bậc phụ huynh và học sinh đã có thay đổi trong tư duy chọn trường, chọn nghề. (Ảnh: Báo Nhân dân) LTS: Từ những câu chuyện xung quanh mình, thầy...