Nghe bạn bè lao theo ngành hot, thí sinh chọn nhầm nghề
Chuyên gia tư vấn hướng nghiệp đúc rút nguyên nhân cơ bản khiến thí sinh chọn sai ngành học là nghe bạn bè. Các em lệ thuộc suy nghĩ của người lớn và lao theo ngành hot.
12 năm gắn bó với công tác hướng nghiệp, TS Huỳnh Anh Bình, Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp TP.HCM, nhận thấy nhiều học sinh chưa quan tâm chọn nghề.
Ông thông tin kết quả khảo sát do trung tâm thực hiện cho thấy 75% người vào đại học, cao đẳng mới nhận ra mình chọn sai nghề. 92% thí sinh vẫn chọn ngành dù không biết phải học những môn nào. Trên 50% người mong muốn chọn lại nếu có cơ hội lần hai.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Việt Hùng.
Suy nghĩ sai lầm “di căn” từ người lớn
TS Huỳnh Anh Bình cho biết việc chọn sai nghề dẫn tới nhiều hệ lụy, bao gồm thời gian, sức lực, tiền bạc, cơ hội. Nó khiến sinh viên đi chậm lại so với người khác, dễ cảm thấy thua kém, rồi bỏ cuộc giữa chừng.
Ông khẳng định nguyên nhân thí sinh chọn sai ngành rất cơ bản, dễ nhận thấy. Các em chọn lựa theo sự tác động từ bạn bè, lệ thuộc quá nhiều vào giấc mơ nghề nghiệp của bố mẹ hoặc lao theo ngành hot.
Theo chuyên gia về hướng nghiệp này, việc giới trẻ quan tâm đến ngành hot rất bình thường. Đơn giản, hiện tại, họ nghĩ đây là ngành thu hút nguồn nhân lực, dễ kiếm nhiều tiền, thời thượng, được nhiều người tôn trọng. Tuy nhiên, khi chạy theo nó, thí sinh quên mất việc tự xem xét mình có hợp ngành đó không.
Video đang HOT
TS Huỳnh Anh Bình thừa nhận ngành hot dễ tìm việc làm nhưng người lao động cũng phải hot trong lĩnh vực đó, doanh nghiệp mới lựa chọn họ.
Trong quá trình chọn ngành, nhiều thí sinh không nhìn vào bức tranh thị trường lao động mà quyết định dựa trên những suy nghĩ sai lầm “di căn” từ người lớn – cho rằng bằng đại học bảo chứng cho cơ hội việc làm, bằng cao đẳng, trung cấp, học nghề khó xin việc hơn.
“Chính những thông tin như vậy cộng với việc ở độ tuổi 17, 18, chưa biết nhiều, Thí sinh rất dễ bị ảnh hưởng. Các em chạy theo ngành hot. Một số em lại quá tập trung vào những sở thích ngắn hạn, bỏ qua yếu tố thị trường lao động trong và ngoài nước”, ông Bình nói.
Ông nói thêm trong thời đại tư duy toàn cầu, người lao động có thể chọn làm cho cơ quan Nhà nước, các tập đoàn lớn trong nước, nước ngoài hoặc tự khởi nghiệp.
TS Anh Bình nhấn mạnh với thế giới 4.0, thị trường lao động rất rộng mở với sự dịch chuyển nhân lực trong, ngoài nước cùng sự cạnh tranh rất khốc liệt.
Khi điền phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, thí sinh cần hiểu đam mê, khả năng của mình cũng như tương lai cho nghề mình định chọn. Ảnh minh họa: Tiến Tuấn.
Chuyên gia tư vấn hướng nghiệp Huỳnh Anh Bình cho rằng hiểu mình, hiểu nghề là cái gốc vấn đề, yếu tố cơ bản để thí sinh đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Để hiểu nghề, thí sinh cần tập trung xem xét xu hướng của thị trường lao động trong tương lai gần, có thể dự đoán 4 năm tới hoặc xa hơn, 10 năm nữa, ngành nghề đó sẽ ra sao trong cuộc cách mạng 4.0.
Tiếp đó, các em cân nhắc đến đam mê, sở thích, năng lực, điểm mạnh của bản thân, cân đối với nhu cầu nhân lực tại địa phương.
Yếu tố gia đình như điều kiện kinh tế cũng cần được xem xét, cân đối trong quá trình chọn ngành. Sức khỏe bản thân, năng khiếu cũng tác động đến đến nghề nghiệp sau này. Do đó, thí sinh nên lưu ý.
“Khác biệt của người thành công nằm ở chỗ họ chọn đúng nghề và giỏi nghề. Đó là điều các em cần suy nghĩ rõ ràng khi đưa ra quyết định”, ông Bình khuyên.
Ông nói thêm trước ngưỡng cửa đại học, thí sinh chưa cần quan tâm đến vấn đề thất nghiệp. Đây là chuyện quốc gia nào cũng có và tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta cũng ở mức thấp. Hơn nữa, chỉ người không làm được việc mới thất nghiệp.
Ngoài ra, TS Huỳnh Anh Bình hy vọng trước khi đưa ra quyết định, thí sinh nên nhận thức rõ nếu chọn sai, các em sẽ đánh đổi rất nhiều.
“Người phải gánh chịu không chỉ có thí sinh mà còn gia đình, những người xung quanh, thậm chí xã hội”, ông cảnh báo.
Học ngành kỹ thuật ô tô ra trường có dễ tìm việc?
Tại nhiều trường đại học, khối ngành về công nghệ như kỹ thuật ô tô đã thu hút được doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo và đảm bảo việc làm cho sinh viên.
Ngành học liên quan đến kỹ thuật ô tô đang được nhiều thí sinh quan tâm và đưa ra thắc mắc trong các chương trình tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh được tổ chức mới đây.
Trong đó, các nội dung như cơ hội việc làm, mức lương, chương trình đào tạo của ngành này tại các trường đại học được thí sinh quan tâm hàng đầu.
Giải đáp thắc mắc cho thí sinh, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết Kỹ thuật ô tô và Kỹ thuật cơ điện tử là 2 ngành mũi nhọn chủ chốt của lĩnh vực cơ khí và cơ điện tử. Đây là những ngành học đang hấp dẫn nhiều thí sinh, khả năng có việc làm sau khi ra trường cao.
Nhiều thí sinh thắc mắc về ngành học Kỹ thuật ô tô. (Ảnh:bdu.edu.vn)
Tại ĐH Bách khoa Hà Nội, thầy Thắng cho biết, năm 2020, ngành Kỹ thuật ô có khoảng 220 chỉ tiêu được tuyển theo chương trình chính khóa và 40 chỉ tiêu tuyển theo chương trình tiên tiến đào tạo hoàn toàn bằng Tiếng Anh.
PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Giao thông vận tải cũng cho rằng, trong 3 năm trở lại đây, ngành Kỹ thuật ô tô hay trước đây còn gọi là Cơ khí ô tô đang thu hút nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển.
Nguyên nhân do những năm gần đây, hệ thống và phương tiện giao thông phát triển nhanh chóng. Nhu cầu sử dụng ô tô của người dân cũng tăng mạnh. Các nhà máy sản xuất tô tô trong nước cũng như nước ngoài đầu tư phát triển nhanh. Điều này đòi hỏi thị trường lao động cung cấp một lượng lớn kỹ sư ngành kỹ thuật ô tô.
"Nguồn cung việc làm của ngành học này sau khi tốt nghiệp là khá lớn. Các em làm việc trong các nhà máy với mức lương tương đối cao. Thậm chí, khi đã có chuyên môn và kinh nghiệm, nhiều người có thể trở thành chủ doanh nghiệp", thầy Chương cho biết.
Thầy Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, cho biết trường đang trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực cho các công ty chế tạo ô tô đóng tại Việt Nam. Trong quá trình đào tạo, doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào giám sát đào tạo và tuyển dụng.
"Có những doanh nghiệp cam kết mức lương cho sinh viên sau khi ra trường rất cao. Có nơi lương khởi điểm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp tối thiểu từ 15-20 triệu đồng/tháng", thầy Ngọc cho biết./.
28-6: Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Cần Thơ Ngày 28-6, báo Tuổi Trẻ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020 tại TP Cần Thơ. Chương trình với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup. Cẩm nang tuyển sinh ĐH - CĐ hậu COVID-19 dành tặng thí sinh tại ngày hội...