Nghệ An: Xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí duy trì dạy học 2 buổi/ngày
Khi tỉnh Nghệ An chủ trương tạm dừng thực hiện Quyết định 1517/QĐ-UBND.VX, các trường tiểu học lâm vào thế khó vì thiếu kinh phí trả lương cho giáo viên buổi 2, khiến việc dạy học 2 buổi/ngày cũng phải dừng lại. Sở GD&ĐT Nghệ An đang trình 3 phương án nhằm giải quyết khó khăn cho các trường.
Đầu năm học 2018-2019, tỉnh Nghệ An chỉ đạo “xem xét thay thế” Quyết định 1517/QĐ-UBND.VX ngày 20/4/2015 khiến các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong việc duy trì dạy học 2 buổi/ngày.
Việc tạm dừng thực hiện Quyết định 1517 về tổ chức dạy học 2 buổi/ngày gây khó khăn cho các trường tiểu học trong việc đảm bảo chất lượng dạy và học, duy trì trường chuẩn quốc gia.
Việc dừng thực hiện quyết định này khiến các trường không có nguồn kinh phí để trả lương cho các giáo viên buổi 2 (được chi trả bằng khoản đóng góp của phụ huynh trên cơ sở thỏa thuận thống nhất với các trường). Trong khi đó, nhiều địa phương ở Nghệ An đang thiếu giáo viên trầm trọng và không được bổ sung chỉ tiêu biên chế khiến việc tiếp tục duy trì dạy học 2 buổi/ngày hết sức khó khăn. Bởi vậy thay vì dạy học 35 tiết/tuần, các trường phải giảm tiết xuống còn từ 28-32 tiết tùy theo khu vực và điều kiện thực tế của mình.
Việc giảm buổi, giảm tiết khiến học sinh không có nhiều thời gian để tham gia các buổi học ngoại khóa, kỹ năng sống, ôn tập trên lớp; ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện, chuẩn bị điều kiện để thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa cấp tiểu học. Trong khi đó, do không đảm bảo được số tiết dạy theo quy định sẽ khiến hàng trăm trường chuẩn quốc gia sẽ nguy cơ “mất chuẩn”.
Việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày được đánh giá là phù hợp với nguyện vọng của đại đa số phụ huynh, đáp ứng yêu cầu dạy học cũng như nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ. Bởi vậy, duy trì việc dạy học 2 buổi/ngày là hết sức cần thiết. Trong khi UBND tỉnh Nghệ An chưa bàn hành quyết định thay thế Quyết định 1517, Sở GD&ĐT Nghệ An đang xây dựng 3 phương án để “gỡ khó” cho các trường.
Video đang HOT
Thiếu giáo viên, giảm tiết… khiến các em học sinh có ít thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp hay các buổi học kỹ năng sống.
Trong đó, phương án 1: ngân sách nhà nước hỗ trợ (107,9 tỷ đồng) đảm bảo khối lớp 1, 2 dạy học 28 tiết/tuần; khối lớp 3 dạy học 30 tiết/tuần; khối lớp 4, 5 dạy học 32 tiết/tuần. Phương án 2: ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% đảm bảo (146,8 tỷ đồng) cho các trường dạy từ 30 – 32 tiết/tuần. Phương án 3, ngân sách nhà nước hỗ trợ 1 phần (73,4 tỷ đồng) và huy động đóng góp từ phụ huynh để duy trì viêc dạy 2 buổi/ngày ở tất cả các trường tiểu học.
Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng đề nghị tỉnh Nghệ An có phương án bố trí đủ giáo viên để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Hiện những giải pháp này đang được bàn bạc cụ thể, trên cơ sở cân đối được từ nguồn ngân sách của tỉnh. Trong lúc chờ phương án cụ thể được thông qua, các trường cũng đang gồng mình giải quyết khó khăn để đảm bảo chất lượng dạy và học cũng như đảm bảo quyền lợi cho các em học sinh.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
3 giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi
Năm học 2000-2001, Trường THCS Thị trấn Sông Thao (Cẩm Khê, Phú Thọ) sáp nhập với Trường Chuyên Sông Thao và mang tên Trường THCS Thị trấn Sông Thao cho đến ngày nay. Hiện nay, nhà trường phải thực hiện 2 nhiệm vụ đó là: Bồi dưỡng học sinh giỏi và nâng cao chất lượng đại trà.
Một lớp học của của Trường THCS Thị trấn Sông Thao. Ảnh: Trung Toàn
Từ những kết quả đã đạt được trong những năm qua và điều kiện thực tế của nhà trường, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Lan chia sẻ một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi (HSG).
Thứ nhất: Chi bộ đảng, Ban giám hiệu nhà trường luôn xác định việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường; phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học, khảo sát chất lượng để phân loại đối tượng học sinh, phát hiện và xây dựng nguồn HSG từ đầu lớp 6.
Có những biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG như giảm các công tác kiêm nhiệm, động viên, tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và những học sinh đạt giải cao trong các kì thi.
Thứ hai: Tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng HSG, rút kinh nghiệm năm trước để đề ra các giải pháp cho năm tiếp theo; khơi dậy sự say mê, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên bồi dưỡng.
Phân công giáo viên bồi dưỡng phải có khả năng phát hiện để lựa chọn những học sinh có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê, tính sáng tạo.
Thứ ba: Giáo viên dạy có trách nhiệm cao, nhiệt tình, say mê với công việc, có kiến thức, hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm và phương pháp dạy học phù hợp bộ môn, là người biết tạo cho học sinh động cơ học tập đúng đắn, tạo niềm say mê, yêu thích và niềm hứng thú học tập, thắp sáng những ước mơ, khát khao, tìm tòi, khám phá kiến thức của học sinh.
Giáo viên bồi dưỡng HSG hướng dẫn học sinh cách học, không chỉ học ở thầy cô mà còn biết học ở bạn, học trên sách vở, tài liệu, các kênh thông tin, trên thực tế cuộc sống.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm các tài liệu phù hợp như: các sách tham khảo, tài liệu trên mạng.... Qua đó, hình thành thái độ học tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh...
Giáo viên cũng cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, với giáo viên chủ nhiệm để động viên, thúc đẩy học sinh tích cực học tập.
Mặt khác, giáo viên cần tôn trọng sự lựa chọn của học sinh và cần có những định hướng để các em phát huy được năng khiếu và niềm đam mê của mình.
Minh Phong, Nam Khánh
Theo giaoducthoidai
Vì sao giáo viên Trung học cơ sở lại đang thừa nhiều nhất? Trước đây, hàng năm các trường cứ tuyển sinh và đào tạo đều đều, giáo sinh cứ ra trường là được phân công giảng dạy nên sau một thời gian đã dư thừa quá nhiều. LTS: Phân tích nguyên nhân vì sao hiện nay giáo viên bậc Trung học cơ sở lại đang thừa rất nhiều, thầy giáo Nhật Duy cho rằng cần...