Nghệ An: Tuyên dương học sinh giỏi dân tộc thiểu số
Tối ngày 14/12, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số đạt giải Nhất, Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2017 – 2018.
Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc năm học 2017 – 2018
Lễ tuyên dương nhằm biểu dương, tôn vinh những tấm gương học sinh tiêu biểu, xuất sắc nhất của vùng dân tộc thiểu số và miền núi Nghệ An. Đây cũng là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 68 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên (9/01/1950- 09/01/2018).
Tiết mục văn nghệ của học sinh Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An
Trong những năm qua, Nghệ An có nhiều chính sách để phát triển GD&ĐT, trong đó có chính sách khuyến học, khuyến tài; đầu tư cơ sở vật chất; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp; các chế độ khen thưởng cho học sinh giỏi, giáo viên giỏi ở các ngành học…
Nhờ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục ở vùng dân tộc thiểu và miền núi tỉnh Nghệ An ngày càng phát triển. Số lượng học sinh miền núi tham gia và đạt giải cao tại các kỳ thi cấp tỉnh, quốc gia ngày càng lớn. Góp phần khẳng định chất lượng giáo dục miền núi, rút ngắn khoảng cách so với vùng thuận lợi trong tỉnh.
Học sinh giỏi tham gia lễ tuyên dương
Video đang HOT
Năm học 2017 – 2018, toàn tỉnh có 15 em đạt giải Nhất và 10 em đạt giải Nhì học sinh giỏi cấp tỉnh, có mặt ở tất cả các bộ môn tự nhiên và xã hội. Trong số học sinh được tuyên dương và trao thưởng lần này, rất nhiều em người Thái, Khơ Mú, Mông có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; các em là học sinh thuộc các huyện nghèo theo NQ 30A.
Phát biểu tại lễ tuyên dương, ông Lương Thanh Hải – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An chúc mừng thành tích mà các em học sinh dân tộc thiểu số đạt được. Đó là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm học tập, rèn luyện của bản thân các em; sự chăm lo, động viên của gia đình; sự quan tâm của các nhà trường, các thầy cô giáo đã tận tình, tâm huyết bồi dưỡng, ôn tập các em trong học tập.
25 học sinh đạt giải Nhất, Nhì học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm học 2017 – 2018 được tuyên dương
Các em được tuyên dương hôm nay chính là những hạt giống đỏ, những tài năng của tỉnh nhà. Mong rằng các em xây dựng cho mình một lý tưởng sống tích cực, có động lực đúng đắn, phấn đấu học tập để trở thành những công dân có ích, góp phần xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.
Hồ Lài
Theo giaoducthoidai
Phó Thủ tướng mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng nhân lực vùng thiểu số
Tối 25/11, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp tổ chức lễ tuyên dương 166 học sinh, sinh viên (HSSV) dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc, tiêu biểu năm 2018.
Đây là năm thứ 6, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc.
Năm 2018, có 166 em HSSV được tuyên dương, thuộc 20 dân tộc của 30 tỉnh, thành phố trên cả nước. Mỗi em là một tấm gương về sự vươn lên không mệt mỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để học tập có kết quả tốt.
Trong đó, có 17 em đạt giải trong cuộc khi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia 2018; 94 em là học sinh giỏi trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; có 2 em là Phạm Ngọc Hùng dân tộc Mường (Thanh Hóa) và Hoàng Trung Hiếu, dân tộc Tày (Lạng Sơn) trúng tuyển đại học với số điểm 27 trở lên (không tính điểm ưu tiên); 42 em tốt nghiệp đại học, cao đẳng loại xuất sắc.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: "Đối với việc phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc miền núi, Đảng và Nhà nước coi đây là chính sách quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và là một yêu cầu của phát triển bền vững đất nước".
Phát biểu tại chương trình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh: "Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa, tạo sức lan tỏa sâu rộng động viên, khích lệ thế hệ trẻ dân tộc thiểu số và cả nước nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện, chuẩn bị những hành trang cần thiết với những chủ nhân tương lai của đất nước".
Theo Phó Thủ tướng, hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh dẫn đến thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy nên thế nước yếu mà thấp kém. Vì thế, các bậc thánh minh luôn coi trọng kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài.
Bộ trưởng Nhạ trao phần thưởng cho các em học sinh đạt giải Ba trong kì thi Học sinh giỏi Quốc gia năm học 2017 - 2018.
Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo và nhiều năm qua đã coi phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Đặc biệt, đối với việc phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc miền núi, Đảng và Nhà nước coi đây là chính sách quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và là một yêu cầu của phát triển bền vững đất nước.
Phó Thủ tướng cũng nêu 5 nhiệm vụ trong thời gian sắp tới như: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, về quyền học tập và tiếp cận bình đẳng của trẻ em, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.
Nam sinh Hồ Hồng Cường (áo trắng), dân tộc Sila, quê Điện Biên, sinh viên năm nhất, Trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên, 18 năm qua được ông bà nội nuôi nấng và giờ đã có những thành tích học tập bước đầu đáng tự hào.
Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các chính sách phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong đó thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng cho HSSV nghèo có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho các em được học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo.
Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới và đầu tư phát triển hệ thống trường lớp, cơ sở giáo dục phụ hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV.
Phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Đổi mới chương trình SGK, phương pháp giảng dạy, tổ chức tốt việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
Những học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đoạt giải trong kì thi KHKT cấp quốc gia 2018.
Cuối cùng, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp chính quyền đoàn thể tiếp tục chăm lo về vật chất, tinh thần, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm chung tay cùng nhà trường hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các em, cho phát triển giáo dục đào tạo dân tộc thiểu số, miền núi, gắn đào tạo với yêu cầu xã hội, tạo việc làm.
Để làm tốt việc này, Nhà nước và các tổ chức cộng đồng, doanh nghiệp cần phối hợp xây dựng các chương trình huấn luyện, đào tạo hướng nghiệp tạo việc làm, khuyến khích thanh niên dân tộc khởi nghiệp. Trang bị cho các em những kiến thức cần thiết như Tin học, Ngoại ngữ, Kĩ năng sống để thích nghi với cuộc sống hiện đại.
Đình Cường- Hà Mỹ
Theo Dân trí
Tuyên dương 48 giáo viên tiêu biểu dạy học sinh khuyết tật Dự lễ tuyên dương các nhà giáo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự cống hiến, hi sinh thầm lặng của các thầy cô giáo dạy học sinh khuyết tật, coi đây là là tấm gương cho thế hệ trẻ. Tối ngày 15/11, tại Hà Nội, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào...