Nghệ An tổ chức dạy học thích ứng an toàn với dịch bệnh
Việc thiết lập ‘vùng xanh’ trong từng nhà trường, khoanh vùng để dập dịch, tổ chức dạy học thích ứng an toàn đang là giải pháp ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An chủ trương thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài.
Sau khi phát hiện có 1 học sinh là F1, trường trường THPT Diễn Châu 4 đã áp dụng biện pháp cách ly một lớp thay vì cách ly toàn bộ các lớp như trước. Ảnh: Bích Huệ/TTXVN
Sau khi phát hiện một học sinh lớp 11A12 là em trai của trường hợp dương tính SARS-CoV-2 (là lao động từ các tỉnh phía Nam trở về), Trường Trung học Phổ thông Diễn Châu 4, huyện Diễn Châu quyết định cho lớp 11A12 chuyển từ hình thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến. Học sinh các lớp khác vẫn đi học bình thường. Ban Giám hiệu Nhà trường thông báo cho phụ huynh về học sinh liên quan đến trường hợp F1 này để có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Trước đó, Trường Trung học Phổ thông Diễn Châu 4 đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là khoanh từng “vùng xanh” trong mỗi lớp học nên phương án chỉ cách ly một lớp học thay vì toàn bộ các lớp được xem là khá phù hợp. Ban Giám hiệu Nhà trường đã chia khối lớp học thành hai ca sáng và chiều. Học sinh ở các khối sẽ đi thành hai cổng riêng và vào học, tan trường ở hai khung giờ khác nhau nên hầu như không gặp nhau.
Vào lớp học, học sinh, giáo viên được yêu cầu sát khuẩn, đeo khẩu trang thường xuyên, hạn chế ít nhất việc ra chơi, không tiếp xúc với các em lớp khác. Nhà trường chuẩn bị sẵn khẩu trang y tế cung cấp cho học sinh và thường xuyên tuyên truyền để học sinh nâng cao ý thức phòng dịch.
Thầy giáo Hồ Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Diễn Châu 4 cho biết, để giữ an toàn trong trường học, nhà trường yêu cầu tất cả học sinh phải nâng cao ý thức phòng dịch, có như vậy mới xây dựng được môi trường dạy học an toàn.
Theo thông báo của UBND tỉnh Nghệ An, hiện có 18/21 huyện, thị xã đang ở cấp độ 1, ba địa phương là thành phố Vinh, các huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn đang ở cấp độ 2. Ở cấp xã, 452/460 xã, phường, thị trấn đang ở cấp độ 1. Cấp độ 2 có các phường, xã: Trung Đô, Hà Huy Tập, Vinh Tân, Bến Thủy, Hưng Bình (thành phố Vinh); xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên); xã Kim Liên (huyện Nam Đàn). Cấp độ 3 có xã Hưng Lộc (thành phố Vinh). Toàn tỉnh chỉ còn thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò đang dạy học bằng hình thức trực tuyến.
Thành phố Vinh là địa phương duy nhất trong tỉnh vẫn duy trì dạy học trực tuyến từ đầu năm học đến nay mặc dù năm học mới đã bắt đầu được 2 tháng. Trong hơn hai tuần qua, nhiều lần, thành phố Vinh lên phương án tổ chức cho học sinh đi học trở lại nhưng ít nhất hai lần phương án này phải hoãn vì trên địa bàn xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Video đang HOT
Thành phố Vinh được công bố thuộc cấp độ 2, tuy nhiên một số xã phường như Hưng Lộc, Vinh Tân, Bến Thủy và Trung Đô đang bị phong tỏa. Thành phố hiện có một giáo viên và 18 học sinh F0 đang cách ly, theo dõi tại nhà. Trước tình hình trên, dạy – học online là phương án tối ưu nhất trong thời điểm hiện nay nhưng nếu tiếp tục kéo dài chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Giờ học trực tiếp của các học sinh trong môi trường dạy học an toàn. Ảnh: Bích Huệ/TTXVN
Bà Hoàng Thị Phương Thảo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh cho biết, Phòng chỉ đạo các nhà trường xây dựng kịch bản dạy học (kể cả phương án kiểm tra giữa kỳ) theo từng cấp độ cho từng cấp học và từng bộ môn, trong đó chú trọng kiến thức trọng tâm, tinh giản nội dung chương trình dạy học phù hợp với tình hình dịch.
Trong trường hợp tình hình dịch ổn định hơn, dự kiến đầu tháng 11, thành phố Vinh sẽ cho cấp Trung học Phổ thông và Trung học Cơ sở đi học trực tiếp trước và tuần thứ hai của tháng 11 tiếp tục cho cấp Tiểu học, Mầm non tới trường. Để đảm bảo khoảng cách an toàn trong trường học, các trường dạy học theo hình thức chia trường, lớp, một nửa học sinh học buổi sáng và nửa còn lại học buổi chiều.
Trước diễn biến của dịch COVID-19, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An có văn bản về các phương án tổ chức hoạt động dạy học thích ứng, linh hoạt và an toàn. Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, Sở đã có kịch bản dạy học trong mùa dịch và đưa ra các phương án, tình huống có thể xảy ra. Việc triển khai dạy học được thực hiện theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch chủ động cho học sinh trở lại trường học tập, thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định.
Địa bàn được xác định cấp độ 1 và 2 (nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình) tổ chức dạy trực tiếp. Sở yêu cầu củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến và hình thức khác phù hợp với địa bàn cũng như diễn biến của dịch COVID-19.
Địa bàn xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao) tổ chức dạy học trực tiếp với trường đảm bảo điều kiện 3 tại chỗ (ăn, ở, dạy và học tập tập trung) kết hợp dạy học trực tuyến, giao bài tự học…
Trong đó, với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, 2, 6, 9, 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.
Các địa bàn được xác định cấp độ 4 (nguy cơ rất cao) tiếp tục dạy học trực tuyến, giao bài tự học… Đặc biệt, các nhà trường phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn thiết bị phục vụ học trực tuyến. Bên cạnh đó, có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học online.
Hà Nội yêu cầu giãn thời gian đóng học phí cho học sinh
UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí cho học sinh.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 21/CT-UBND về thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2021-2022 của ngành GD-ĐT Hà Nội.
Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu năm học 2021-2022.
Tổ chức dạy học trực tiếp nếu dịch bệnh được kiểm soát
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, vừa bảo đảm sức khỏe, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục, phối hợp với Sở Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với dịch.
UBND TP Hà Nội chỉ đạo Ngành Giáo dục thực hiện tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. (Ảnh: M. Hà).
Chỉ đạo thực hiện tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Trường hợp dịch diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến, không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ em mầm non mà cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em thông qua hoạt động truyền thông, hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ em thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà.
UBND TP Hà Nội chỉ đạo Ngành Giáo dục cần quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng thích ứng và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học.
"Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của cấp học, ngành học, các cơ sở giáo dục xây dựng, triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế, trong đó hướng dẫn xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1; tiếp tục triển khai chương trình giáo dục 2018 chất lượng, hiệu quả...", văn bản nêu rõ.
Kịp thời hỗ trợ người lao động, cơ sở giáo dục ngoài công lập
Cũng tại văn bản này, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT tham mưu UBND thành phố ưu tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tiếp tục thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025;
Thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục; huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục và hỗ trợ học sinh có cha mẹ thuộc đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự do, không để học sinh nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường.
Kịp thời thực hiện hỗ trợ người lao động, cơ sở giáo dục ngoài công lập không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; thực hiện đầy đủ các chính sách phát triển giáo dục mầm non.
Cùng với đó, TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học.
Tổ chức thực hiện phong trào thi đua đổi mới trong quản lý và giảng dạy, kịp thời khen thưởng các cá nhân có sáng kiến quản lý và dạy học, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 còn có thể kéo dài.
TP.HCM: Học sinh ở 3 quận, huyện sắp đến trường học trực tiếp Theo Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM, những quận huyện đã được công nhận an toàn thì sẽ tiến hành triển khai việc dạy học trực tiếp cho học sinh. Ảnh minh họa Chiều 16/9, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM định kỳ để cung cấp thông tin về công tác ứng phó với dịch bệnh trên địa bàn. Trả lời câu...