Nghệ An tìm ‘nút thắt gỡ’ tình trạng thiếu giáo viên, liệu có ưu tiên?
Nhằm giải quyết vấn đề thiếu giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã có văn bản hướng dẫn tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục.
Nghệ An thiếu 5.200 giáo viên trước thềm năm học mới
Trước đó vào dịp trước thềm năm học mới 2022-2023, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Nghệ An cho biết, vừa qua trung ương bổ sung cho tỉnh này hơn 2.800/8.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên.
“Số chỉ tiêu này, ngành giáo dục đã phân bổ cho các huyện để tuyển dụng kịp thời trước năm học mới. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh còn thiếu 5.200 giáo viên”, đại diện Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết.
Cũng theo đại diện ngành giáo dục Nghệ An, hiện nay một số huyện khó tuyển dụng đủ giáo viên các tin học, tiếng Anh cấp Tiểu học như: Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong; một số huyện khó tuyển đủ giáo viên Tiểu học như: Thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu.
Giải bài toán thiếu giáo viên ở Nghệ An
Vấn đề thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhiều năm nay khiến cho việc tổ chức dạy và học ở các nhà trường gặp nhiều khó khăn. Trong tình huống đó, nhiều địa phương buộc phải thuyên chuyển giáo viên từ bậc Trung học Cơ sở xuống dạy Tiểu học theo hình thức biệt phái, như huyện Nghi Lộc biệt phái hơn 20 giáo viên Trung học Cơ sở các môn Toán, Tiếng Việt xuống để hỗ trợ các trường Tiểu học; huyện Yên Thành cũng biệt phái trên 60 giáo viên.
Năm học này, Nghệ An đã phải tăng sĩ số học sinh/lớp, tối đa theo các quy định, thậm chí ở vùng đồng bằng, thành phố vượt trần tối đa theo quy định.
Bên cạnh đó, ngành Giáo dục tích cực rà soát, sắp xếp trường lớp, dồn dịch các điểm trường để “tiết kiệm” giáo viên. Với phương châm “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, ngành cũng đã thực hiện ký hợp đồng giáo viên theo Nghị quyết 102/NQ-CP của Chính phủ. Theo đó, các đơn vị sự nghiệp giáo dục tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được ký hợp đồng lao động đối với các vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế trong tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao.
Với những môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các trường đã điều động các giáo viên thừa thiếu cục bộ đi học văn bằng 2, hoặc đi học chương trình quy định của Bộ để đi dạy Tin học hoặc các môn Khoa học tự nhiên…
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên các môn năng khiếu như Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học và Tiếng Anh để bố trí lớp học theo quy định tối thiểu và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, nhiều trường học trên địa bàn Nghệ An đã linh hoạt cách bố trí giáo viên đứng lớp để đảm bảo chương trình.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An cũng đã thông qua Đề án Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cùng với đó, Đề án cũng đề cập đến việc đào tạo “đặt hàng” sinh viên sư phạm.
Video đang HOT
Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: “Trong những năm tới, tỉnh dự kiến sẽ đào tạo 1.000 sinh viên (đặt hàng đào tạo giáo viên các môn khó tuyển (Ngoại ngữ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật) cho các địa phương miền núi khó tuyển dụng. Tuy nhiên, để Đề án triển khai hiệu quả, ngoài cơ chế, tỉnh cần bổ sung đủ biên chế cho ngành Giáo dục, trên cơ sở đó mới thực hiện được việc đặt hàng sinh viên”.
Sở GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục. Trong đó có lưu ý một số đối tượng cần được quan tâm, ưu tiên hoặc các đối tượng không đủ bằng cấp theo quy định. Ảnh: Báo Lao Động.
Những đối tượng cần được ưu tiên trong tuyển dụng giáo viên ở Nghệ An
Ngày 25/10, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3298/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh bổ sung 2.820 biên chế giáo viên năm học 2022 – 2023 kèm theo phân bổ chi tiết cho 21 huyện, thành thị, cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo.
Sau khi thống nhất ý kiến với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục năm học 2022 – 2023 và những năm tiếp theo.
Theo đó, việc tuyển dụng việc chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 2/12/2020 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và Quyết định số 23/2021/QĐ-UBND ngày 12/8/2021 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Nghệ An. Trong đó lưu ý điều kiện đăng ký tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 5 và ưu tiên trong tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 6 của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
Theo hướng dẫn, cần thực hiện tuyển dụng đối với giáo viên mầm non đã ký hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGD ĐT- BTC – BNV đang giảng dạy ở các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã.
Đặc biệt, trong quá trình tuyển dụng đối tượng này, nếu giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019, trong quá trình công tác được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, căn cứ vào chỉ tiêu được UBND tỉnh giao, UBND huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, gửi Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức tuyển dụng hết số giáo viên nêu trên, thời gian hoàn thành trước ngày 30/01/2023.
Nếu giáo viên có trình độ đạt chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2005 nhưng chưa đạt chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 việc tuyển dụng được thực hiện theo hai hướng: Trong đó, những người đã hợp đồng lao động có đóng BHXH bắt buộc trước ngày 31/12/2015 thực hiện tuyển dụng đặc cách theo Công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 15/11/2019 của Bộ Nội vụ về tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên hợp đồng và Công văn số 336/BGD ĐT – NGCBQLGD ngày 27/01/2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc một số nội dung liên quan đến trình độ đào tạo và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Sau khi tuyển dụng, giáo viên phải có cam kết (hoặc được bố trí) đào tạo theo lộ trình nâng trình độ đạt chuẩn quy định. Tổ chức tuyển dụng hoàn thành trước 30/01/2023.
Những người đã hợp đồng lao động có đóng BHXH bắt buộc sau ngày 31/12/2015 và những người đã hợp đồng lao động có đóng BHXH bắt buộc trước ngày 31/12/2015 nhưng không đủ điều kiện để tuyển dụng đặc cách yêu cầu giáo viên phải có cam kết (hoặc được bố trí) đào tạo theo lộ trình nâng trình độ đạt chuẩn quy định trước ngày 31/12/2025; bố trí chỉ tiêu người làm việc vị trí giáo viên mầm non để tiến hành tuyển dụng sau khi đạt chuẩn đào tạo.
Nếu đến ngày 31/12/2025, giáo viên hợp đồng nêu trên không đạt chuẩn trình độ đạt chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 thì UBND cấp huyện sẽ chuyển sang hợp đồng lao động hưởng lương từ nguồn thu của đơn vị.
Đối với những giáo viên, nhân viên hợp đồng lao động khác khi có chỉ tiêu số người làm việc phù hợp với tiêu chuẩn, vị trí việc làm, căn cứ quy định tại Điều 5 của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, gửi Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt. Trong quá trình tuyển dụng xem xét ưu tiên tuyển dụng các đối tượng đã hợp đồng lao động lâu năm, có nhiều đóng góp cho ngành Giáo dục, trong quá trình công tác được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Liên quan đến vấn đề tuyển dụng, Sở cũng đề nghị sau khi được UBND tỉnh giao chỉ tiêu số người làm việc trong ngành giáo dục, căn cứ cơ cấu vị trí việc làm được Sở Nội vụ thông báo, UBND cấp huyện kịp thời xây dựng kế hoạch và tiến hành tuyển dụng để có đủ giáo viên giảng dạy các môn học còn thiếu nhằm triển khai thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
5 giáo viên Nghệ An được vinh danh nhà giáo tiêu biểu toàn quốc
Đây là những giáo viên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà và có nhiều thành tích trong dạy và học.
Việc tuyên dương "Nhà giáo tiêu biểu của năm" được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện hằng năm, nhằm ghi nhận, tôn vinh các nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục có đóng góp đặc biệt xuất sắc, tạo ra những chuyển biến tích cực, hiệu quả trong đơn vị, có sức lan tỏa trong toàn ngành.
Qua đó, tạo động lực thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong cả nước, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Cô giáo Nguyễn Thị Tình (áo xanh) và các học trò. Ảnh: P.V
Năm nay, kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), việc tuyên dương nhà giáo tiêu biểu được gắn với giai đoạn từ năm 1982 - 2022 và theo kế hoạch sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày (18, 19/11/2022).
Trong đợt này, Nghệ An vinh dự có 5 giáo viên được tuyên dương và nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đó là cô giáo Lê Na - giáo viên Trường PT DTNT THCS Kỳ Sơn; cô giáo Trần Thị Mơ - giáo viên Trường Mầm non Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn; cô giáo Thái Thị Mai Hương - giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đô Lương; thầy giáo Ngô Sỹ Thủy - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và cô giáo Nguyễn Thị Tình - giáo viên Trường Mầm non Hoa Sen (thành phố Vinh).
Trong những năm qua, thầy giáo Ngô Sỹ Thủy (thứ 2 từ phải sang) đã cùng với giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu có nhiều giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với nhiều thành tích xuất sắc. Ảnh: M.H
Đây cũng là những giáo viên có nhiều thành tích tiêu biểu. Trong đó, cô giáo Nguyễn Thị Tình (SN 1981) - giáo viên Trường Mầm non Hoa Sen đã có 20 năm công tác trong ngành Giáo dục. Từ năm 2013-2014 đến nay là giáo viên cốt cán chuyên môn cấp sở.
Trong quá trình công tác, đã có 15 sáng kiến cấp cơ sở và cấp ngành; 14 năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 2 lần đạt Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2010-2011, năm 2013-2014 (Giải Nhất), Giáo viên dạy giỏi tiêu biểu Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp mầm non toàn quốc năm 2014 của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Cô giáo Thái Thị Mai Hương (SN 1980) - giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đô Lương là giáo viên dạy Toán, tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi từ năm 2014 - 2015 đến nay và đạt thành tích 100% học sinh tham gia đều đạt giải. Ngoài ra, đã được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen trong quá trình công tác.
Cô giáo Thái Thị Mai Hương - giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đô Lương. Ảnh: M.H
Cô giáo Trần Thị Mơ (SN 1992) - giáo viên Trường Mần non Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn) là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, Phó Bí thư chi đoàn đạt danh hiệu Đảng viên trẻ tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước.
Ngoài ra, cô còn tham gia Hội thi Tiếng hát Làng Sen cấp tỉnh và đạt giải Nhì toàn đoàn, 2 giải Nhất cá nhân. Trong chuyên môn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cô giáo Trần Thị Mơ. Ảnh: P.V
Thầy giáo Ngô Sỹ Thủy (SN 1962) - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, trong nhiều năm giữ chức vụ hiệu trưởng đã cùng tập thể Hội đồng bồi dưỡng các đội tuyển có nhiều giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với nhiều thành tích xuất sắc...
Cô giáo Lê Na đã có nhiều năm cắm bản ở huyện miền núi Kỳ Sơn. Ảnh: tư liệu
Tính từ năm 2009 đến nay, có 45 lượt học sinh dự thi Olympic khu vực và quốc tế ở tất cả các bộ môn tự nhiên. Ngoài ra, có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm, có nhiều Bằng khen, Giấy khen từ Trung ương đến tỉnh.
Cô giáo Lê Na (SN 1982) - giáo viên Trường PT DTNT THCS Kỳ Sơn, là giáo viên miền xuôi, tình nguyện lên giảng dạy tại miền núi, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và đã có nhiều thành tích xuất sắc trong đổi mới, sáng tạo trong dạy và học.
Nhiều giải pháp khắc phục thiếu giáo viên tại Gia Lai, Kon Tum Trước thực trạng thiếu giáo viên, tỉnh Kon Tum, Gia Lai tiếp tục tuyển dụng, bố trí giáo viên dạy liên trường và sáp nhập các cơ sở giáo dục. Thiếu giáo viên, ngành Giáo dục Kon Tum tiếp tục tuyển dụng, phân công thầy, cô dạy liên trường, liên cấp. Sáp nhập trường, lớp Năm học 2022-2023, tỉnh Kon Tum thiếu 973...