Nghệ An tiếp tục rà soát, quy hoạch lại các trường phổ thông Dân tộc nội trú
Hệ thống trường phổ thông Dân tộc nội trú tại Nghệ An đã phát huy được vai trò giáo dục, chăm sóc toàn diện học sinh. Đây cũng là những cái nôi tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dân tộc thiểu số.
Học sinh Trường Phổ thông DTNT THPT số 2 tỉnh Nghệ An
Chiều 26/10, Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 1640/QĐ – Ttg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông DTNT.
Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện của các phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện miền núi và các trường THPT , đóng trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đề án 1640 về phát triển hệ thống trường phổ thông DTNT
Tại Nghệ An, việc triển khai đề án 1640 được thực hiện theo 2 giai đoạn 2011 – 2015, 2916 – 2020. Qua 10 năm triển khai, toàn tỉnh từ 1 trường đã phát triển thành 8 trường PT DTNT với 105 lớp học và 2.774 học sinh (gồm 2 trường THPT và 6 trường THCS ở các huyện Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn).
Triển khai hệ thống các trường phổ thông DTNT những năm qua có vai trò lớn trong nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số. Mô hình cũng đã đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân, tạo điều kiện để học sinh ở vùng miền núi vùng sâu vùng xa được học và chăm sóc trong môi trường giáo dục toàn diện.
Video đang HOT
Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An phát biểu tại hội nghị
Từ mô hình này đã có hàng nghìn học sinh tốt nghiệp và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và các học viên. Trong đó, có nhiều em đạt điểm cao kỳ thi tốt nghiệp THPT, được UBND tỉnh Nghệ An tuyên dương. Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn của các trường ngày càng được khẳng định…
Tại hội nghị, các tham luận của các nhà trường cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn. Với môi trường và học sinh đặc thù, duy trì nề nếp là xương sống để thực hiện hoạt động từ dạy học đến rèn luyện các kỹ năng toàn diện khác.
Bên cạnh đó, cũng phân tích những khó khăn, vướng mắc như một số đơn vị cơ sở vật chất không đảm bảo. Trong đó, Trường PT DTNT Con Cuông chưa được đầu tư, xây dựng. Năm 2018, do lũ lụt gây hư hỏng, thiệt hại nghiêm trọng, trường phải di dời khỏi vị trí cũ để đảm bảo an toàn. Đến nay, thầy trò trường này đang phải dạy học nhờ trường lớp và xây dựng khu nội trú tại 2 đơn vị khác trên địa bàn huyện Con Cuông.
Một số trường chất lượng giáo dục giữa các vùng chưa có sự đồng đều. Một bộ phận giáo viên năng lực còn hạn chế… Các trường cũng đề xuất Sở GD&ĐT tạo điều kiện, tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho GV thực hiện chương trình phổ thông mới.
Học sinh Trường Phổ thông DTNT THCS huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
Kết luận hội nghị, ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định, Đề án 1640 là một đề án nhân văn đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và học sinh nói riêng.
Trong những năm tới, Nghệ An sẽ tiếp tục rà soát, quy hoạch lại các trường PT DTNT phù hợp với điều kiện của vùng dân tộc thiểu số, nhu cầu tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực.
Đối với 8 trường PT DTNT hiện có, cần chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, phù hợp với đối tượng. việc tổ chức nội trú cũng hướng đến rèn luyện những phẩm chất, kỹ năng giúp học sinh hội nhập với xã hội tốt hơn. Bên cạnh đó, ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các hạng mục được phê duyệt chưa hoàn thành.
Để hướng tới mô hình giáo dục chất lượng, ông Thái Văn Thành cũng đề nghị Trường PT DTNT THPT tỉnh Nghệ An phát huy hơn nữa vai trò là 1 trong 5 trường THPT trọng điểm chất lượng cao của tỉnh. Từ đó, là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các trường nội trú.
Tỷ lệ chọi vào các lớp chuyên của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu năm 2020
Năm nay, chuyên Anh là lớp có số lượng thí sinh đăng ký đông nhất 273 hồ sơ. Sau lớp chuyên Anh là lớp chuyên Văn với 202 hồ sơ.
Đến chiều hôm nay (8/7), Trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã nhận được 1.379 hồ sơ của các thí sinh đăng ký vào trường, nhiều hơn năm trước hơn 100 hồ sơ. Trong đó, chuyên Anh là lớp có số lượng thí sinh đăng ký đông nhất 273 hồ sơ. Sau lớp chuyên Anh là lớp chuyên Văn với 202 hồ sơ.
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu là trường có chất lượng giáo dục hàng đầu của cả nước với nhiều học sinh có thành tích học tập xuất sắc. Ảnh: Mỹ Hà
Ở các lớp còn lại, số lượng hồ sơ đăng ký tập trung nhiều ở các lớp thuộc khối Tự nhiên. Trong đó, lớp chuyên Toán có 184 hồ sơ, chuyên Hóa học 170 hồ sơ, chuyên Vật lý 147 hồ sơ, chuyên Sinh học 126 hồ sơ và lớp chuyên Tin học (thi bằng môn Toán) là 44 hồ sơ và 24 hồ sơ (thi bằng môn Tin).
Trong khi đó, ở các lớp thuộc khối Xã hội, ngoài lớp chuyên Văn, các lớp còn lại số lượng hồ sơ không quá nhiều. Trong đó, lớp chuyên Địa lý có 57 hồ sơ, chuyên Lịch sử có 56 hồ sơ, lớp chuyên Pháp 34 hồ sơ và lớp chuyên tiếng Nga là 83 hồ sơ.
Kỳ thi tuyển sinh vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu sẽ được tổ chức vào ngày 21/7/2020 tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và Trường THPT Lê Viết Thuật.
Thí sinh trao đổi bài tại điểm thi Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Ảnh tư liệu
Trước đó, theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, năm học 2020 - 2021, nhà trường có 455 chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó có 385 chỉ tiêu cho 11 lớp chuyên là Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga. Tất cả các lớp chuyên, mỗi lớp tối đa lấy 35 học sinh.
Bên cạnh đó, có 70 chỉ tiêu cho 2 lớp chuyên thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên (Toán - Vật lý - Hóa học - Sinh học) và Ngoại ngữ (tiếng Anh - tiếng Nhật).
Năm nay, thí sinh sẽ chỉ thi 1 môn chuyên, điểm các môn còn lại lấy từ Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Về môn chuyên, thí sinh thi lớp chuyên nào sẽ thi môn chuyên tương đương. Riêng thi vào lớp chuyên Tin học thí sinh có thể thi môn Toán hoặc Tin học, thí sinh thi lớp chuyên Nga thi môn chuyên tiếng Anh. Ngoài ra, thí sinh có thể đăng ký thêm nguyện vọng 2 với các lớp chuyên Khoa học Tự nhiên, chuyên Ngoại ngữ, chuyên Tin học, chuyên Lịch sử và chuyên Địa lý căn cứ vào môn chuyên mình đăng ký./.
Thi tốt nghiệp THPT 2020: Vì sao đa số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội? Theo số liệu từ Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 có khoảng 32,9% thí sinh đăng ký bài thi Khoa học tự nhiên và 55,38% thí sinh đăng ký bài thi Khoa học xã hội. Theo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), tính đến 15h chiều 5/7, trên hệ thống thi có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi. Trong...