Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 18/9
Nghệ An sẽ tiếp nhận học sinh Lào sang học phổ thông; Thông qua chủ trương đầu tư nhà máy sản xuất giày, dép 30 triệu USD tại Yên Thành; Tất cả các trường đại học ở Nghệ An công bố điểm chuẩn; Hàng trăm tấn bí xanh của Kỳ Sơn chưa tiêu thụ được; Xác minh tài xế ô tô con liên tục đi sai làn đường…
là những thông tin nổi bật ngày 18/9.
* Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa thông qua chủ trương cấp học bổng và tổ chức dạy học Chương trình giáo dục trung học phổ thông cho lưu học sinh Lào sang học tập tại Nghệ An, bắt đầu từ năm học 2023-2024, khoảng 120 học sinh mỗi năm học.
Toàn cảnh phiên họp thường kỳ tháng 8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An. Ảnh: Thành Duy
* Cũng tại phiên họp thường kỳ tháng 8 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thông qua chủ trương cho phép đầu tư nhà máy sản xuất giày, dép 30 triệu USD tại Yên Thành. Tổng mức đầu tư của dự án là 30 triệu USD (tương đương 690 tỷ đồng). Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày giao đất cho nhà đầu tư.
Khu công nghiệp Thị trấn Yên Thành. Ảnh tư liệu: Thái Dương
Video đang HOT
* Đến thời điểm này, tất cả các trường đại học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã công bố điểm trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2022. Năm nay, điểm chung là các trường đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển gồm xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022, xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ), xét theo kết quả thi đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Đây là cơ sở để đăng ký xét tuyển vào nhiều trường đại học. Ảnh: Mỹ Hà
* Sáng 18/9, tại Thành phố Vinh, Đoàn thanh niên, Công đoàn viên chức, Hội Cựu Chiến binh Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An tổ chức lễ tuyên dương con ngoan, trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu nhằm biểu dương các em thiếu niên, nhi đồng là con của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Khối các cơ quan tỉnh có thành tích học tập và rèn luyện tiêu biểu năm học 2021 – 2022.
Trao Giấy khen cho 115 em học sinh là con của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Khối Các cơ quan tỉnh đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện. Ảnh: Thanh Lê
* Huyện Kỳ Sơn được biết đến với đặc sản bí xanh trồng trên nương rẫy, thị trường ưa chuộng, tuy nhiên năm nay sản phẩm này giá rẻ khó tiêu thụ, hiện vẫn còn hơn 100 tấn bí xanh của bà con chưa tiêu thụ được.
Bí xanh được bà con trồng trên nương rẫy. Ảnh: Quang An
* Đội Cảnh sát Giao thông – Trật tự Công an thành phố Vinh cho biết sau khi tiếp nhận clip hình ảnh về 1 chiếc xe ô tô con chạy qua tuyến đường Hà Huy Tập liên tục đi sai làn đường, gây mất trật tự an toàn giao thông, Đội đang cho xác minh để xử lý theo quy định của pháp luật.
Hình ảnh ô tô đi sai làn. Ảnh cắt từ clip
Thiếu giáo viên: Tiếng kêu không dứt!
Năm học mới, cả nước vẫn chưa giải quyết được vấn đề cũ: Thiếu giáo viên (GV)!
Từ đầu hè năm nay, ngành giáo dục các địa phương đã lên tiếng báo động về thực trạng này. Cụ thể, năm học 2022-2023, Hà Nội thiếu 7.147 GV, Thanh Hóa 10.000, Nghệ An 6.000, TP HCM 5.200, Bình Dương 3.000, Đồng Nai 2.000...
Thiếu GV trầm trọng nhất là ở các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trường, lớp cũng thiếu. Chẳng hạn, ở TP HCM, năm học 2022-2023 tăng thêm gần 22.000 học sinh các cấp, đưa 575 phòng học mới vào sử dụng, thế nhưng tại không ít quận, huyện hiện vẫn còn nhiều trường tiểu học có sĩ số trên 45 học sinh/lớp, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học.
Thiếu trường, thiếu lớp thì dễ hiểu, còn thiếu GV - mà tình trạng này kéo dài từ năm này qua tháng nọ - thì lý giải kiểu gì cũng khó thuyết phục.
Bởi vì cả nước đang có tới 110 cơ sở đào tạo sư phạm; và hầu như tỉnh, thành nào cũng có trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm. Chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của các trường/khoa sư phạm không hề thấp, sinh viên sư phạm còn được nhà nước hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt (theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP).
Ngoài ra, Nghị định 116/NĐ-CP còn cho phép các địa phương, các tổ chức "đặt hàng các trường sư phạm đào tạo GV". Mỗi năm có hàng chục ngàn cử nhân sư phạm ra trường. Vậy, không thể cho rằng thiếu GV là do hụt từ nguồn đào tạo được.
Thế thì nguyên nhân cốt lõi nằm ở đâu?
Là ở chỗ cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng chưa phù hợp.
Thử nhìn vào TP HCM - là một trung tâm đào tạo - mà lại đang thiếu GV tiếng Anh và Tin học. Ngành giáo dục thành phố chỉ ra nguyên nhân là do sinh viên sư phạm 2 ngành này khi ra trường thì chọn đi làm ngoài chứ không đi dạy. Có phải chỉ do thu nhập? Chưa hẳn, còn vì vướng luật nữa. Luật Giáo dục quy định GV tiểu học phải có trình độ cử nhân, mà đã cầm được tấm bằng cử nhân - như cử nhân công nghệ thông tin - thì mấy ai chọn dạy tiểu học? Trong khi người có văn bằng thấp hơn, muốn đi dạy thì lại không được!
Một nguyên nhân khác, ở tầm vĩ mô, là các địa phương đều kẹt định biên. Nơi nào cũng chịu sức ép về tinh giản biên chế nên thực hiện cắt giảm cơ học, dẫn tới nghịch lý: thiếu GV mà không được tuyển, không được tuyển mà vẫn phải giảm biên chế. Đường vào công chức, viên chức giáo dục quá gian nan, trong khi làm GV hợp đồng thì chế độ quá bèo bọt, thậm chí bị nợ lương lưu niên, thì hỏi sao GV không thiếu, không bỏ nghề...
Trong khi đó, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước hiện có khoảng 70.000 cử nhân sư phạm không làm đúng ngành nghề hoặc thất nghiệp, chờ việc.
Bộ Chính trị vừa giao bổ sung 65.980 biên chế GV (giai đoạn 2022-2026), trong đó riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế GV mầm non, phổ thông công lập. Nhờ đó, ngành giáo dục đang "nắng hạn gặp mưa rào"!
Nhưng rõ ràng, chuyện về GV không chỉ nằm ở số lượng. Nếu đời sống, thu nhập của "người đưa đò" vẫn èo uột, môi trường học đường mất an toàn thì tình trạng GV bỏ dạy, cử nhân sư phạm không theo nghề sẽ còn kéo dài. Đó mới là những vấn đề căn cơ cần được quan tâm, giải quyết thấu đáo.
Nghệ An: Ưu tiên tuyển dụng giáo viên hợp đồng khi được giao chỉ tiêu Việc bổ sung hơn 2.800 định biên ngành Giáo dục giúp Nghệ An từng bước giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Sở GD&ĐT tỉnh cũng đề nghị các địa phương ưu tiên giải quyết số giáo viên hợp đồng lâu năm và tuyển dụng giáo viên các môn học mới theo cơ cấu Chương trình GDPT 2018. Các địa phương...