Nghệ An thiếu gần 4.200 giáo viên trong năm học 2019 – 2020
Tình trạng này kéo dài khiến cho nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí sắp xếp việc làm hoặc giáo viên phải dạy kiêm nhiệm nhiều môn…
Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến đầu năm học này, toàn tỉnh đang còn thiếu gần 4.200 giáo viên. Trong đó, thiếu 2.431 giáo viên tiểu học và 1.756 giáo viên mầm non.
Ở bậc tiểu học, các địa phương thiếu nhiều giáo viên tập trung vào các đơn vị như thành phố Vinh, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành,… mỗi địa bàn thiếu hơn 200 giáo viên.
Giờ học của học sinh mầm non huyện Nghi Lộc. Ảnh: Mỹ Hà.
Tình trạng này cũng xảy ra ở các huyện miền núi cao, miền núi như Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn dù rằng chủ trương của tỉnh là bổ sung đủ giáo viên để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Ở bậc mầm non, hiện theo quy định của ngành, việc bố trí giáo viên phải đủ giáo viên cho các bậc học nhà trẻ và mẫu giáo. Tuy nhiên, tỷ lệ này hiện ở Nghệ An đang thiếu rất nhiều.
Video đang HOT
Cụ thể, ở lớp nhà trẻ, quy định là 2,6 giáo viên/lớp nhưng Nghệ An mới đáp ứng được 2 giáo viên/lớp. Với trẻ 3 – 4 tuổi, quy định 2 giáo viên/lớp nhưng tỷ lệ này mới chỉ đáp ứng được 1,6 giáo viên/lớp. Hiện, các địa phương chỉ mới ưu tiên cho trẻ 5 tuổi là 2 giáo viên/lớp để thực hiện đúng chương trình phổ cập.
Không chỉ thiếu giáo viên, Nghệ An đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở các môn như Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc. Như ở huyện Thanh Chương, toàn huyện đang thiếu 30 giáo viên Tiếng Anh, khiến cho việc tổ chức dạy Tiếng Anh theo chương trình 10 năm gặp nhiều khó khăn và nhiều trường chưa triển khai được.
Đặc biệt, có 3 trường chưa có giáo viên Tiếng Anh buộc học sinh không được học Tiếng Anh hoặc phải đưa giáo viên Tiếng Anh bậc THCS xuống dạy kiêm nhiệm. Tại huyện Kỳ Sơn, hiện cũng chỉ mới có 7 trường tiểu học có giáo viên Tiếng Anh và tổ chức dạy Tiếng Anh cho học sinh…
Dù là huyện miền núi nhưng Kỳ Sơn vẫn rơi vào tình trạng thiếu giáo viên. Ảnh: Mỹ Hà
Do thiếu giáo viên nên năm nay, các huyện vẫn tiếp tục phải điều giáo viên bậc THCS xuống dạy bậc tiểu học, như ở huyện Yên Thành phải điều 100 giáo viên. Tuy nhiên, việc bố trí giáo viên Tiếng Anh cũng chủ yếu chỉ mới đảm bảo trung bình 1 giáo viên/trường. Riêng 6 trường chưa có giáo viên Tiếng Anh huyện đang xây dựng phương án hợp đồng giáo viên thỉnh giảng để tổ chức dạy học cho học sinh.
Đây cũng là khó khăn của các trường trong việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đặc biệt, với đặc thù của các huyện miền núi như Quỳ Hợp, Con Cuông, Kỳ Sơn do tỉnh không có chủ trương thu tiền 2 buổi/ngày khiến cho các trường khó khăn trong thực hiện, nhất là trong việc hợp đồng thêm giáo viên thỉnh giảng vì không có ngân sách chi trả./.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm và tặng quà giáo viên, học sinh ở Con Cuông
Chiều 24/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng Đoàn công tác Quốc hội đã đến thăm và tặng quà cán bộ giáo viên, học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú - Trung học cơ sở huyện Con Cuông, Nghệ An.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức kéo biển tặng 20 bộ máy tính, 1 máy chiếu cho tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú - Trung học cơ sở huyện Con Cuông.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao nhiệt huyết và biểu dương nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú - Trung học cơ sở huyện Con Cuông trong năm học vừa qua. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu và đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhà nước đang tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với đội ngũ giáo viên miền núi.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị lãnh đạo tỉnh Nghệ An, các cấp, ngành, đặc biệt là ngành giáo dục tỉnh Nghệ An cần quan tâm, chăm lo hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác; chăm lo phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số, tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường cần tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo; bảo quản, sử dụng máy móc phục vụ tốt cho việc học tập, giảng dạy của cán bộ, giáo viên, học sinh; góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở tương lai cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh Nghệ An.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng các đại biểu tham quan phòng máy vi tính mới của trường Phổ thông Dân tộc nội trú - Trung học cơ sở huyện Con Cuông.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp tích cực ủng hộ, giúp đỡ các trường học thuộc các vùng miền núi khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An và bày tỏ tin tưởng các học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh dân tộc nói chung, trong đó có học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú - Trung học cơ sở huyện Con Cuông luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong học tập; phát huy thành tích đã đạt được, là điểm sáng để các trường dân tộc nội trú trong cả nước noi theo.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã tặng 20 bộ máy tính, 1 máy chiếu cho tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú - Trung học cơ sở huyện Con Cuông; tặng 50 suất học bổng khuyến học cho các em học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong trường.
Tin, ảnh: Tá Chuyên
Theo baotintuc
Ít sai sót trong ngày làm thủ tục dự thi THPT quốc gia 2019 Chiều 24/6, các thí sinh tham dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 đã đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin đăng ký dự thi (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, Lịch thi. Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN tại các tỉnh, thành phố như: TP Hồ Chí...