Nghệ An quy định mức thu tối đa dạy học thêm trong trường công lập
HĐND tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ giáo dục trong cơ sở giáo dục công lập; mức thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh.
Giờ học tiếng Anh tại Trường Tiểu học Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
Đây được xem là cơ pháp lý để các cơ sở giáo dục công lập thực hiện việc thu, chi các khoản thu dịch vụ. Tăng cường tính công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận của nhân dân, khắc phục tình trạng lạm thu tại các cơ sở giáo dục.
Những năm qua, ngoài các khoản thu theo quy định, ngành giáo dục Nghệ An triển khai thu theo thoả thuận đối với một số khoản như tổ chức dạy thêm, học thêm, triển khai các tiết học tăng cường, các chương trình kỹ năng sống…
Dù đã có hướng dẫn đầy đủ, chi tiết mỗi năm học, song qua đánh giá của Sở GD&ĐT Nghệ An, việc thực hiện các khoản thu theo thoả thuận trong trường công lập vẫn còn lúng túng, chưa đồng bộ. Điều này dẫn đến số lượng và nội dung các khoản thu trong các cơ sở giáo dục khác nhau, mức thu có sự chênh lệch giữa các đơn vị có điều kiện kinh tế – xã hội tương đồng.
Cá biệt ở một số đơn vị còn có biểu hiện của việc “lạm thu”, chưa phủ hợp điều kiện kinh tế – xã hội. Trong khi đó, quy trình thực hiện các khoản thu theo thoả thuận trong các cơ sở giáo dục chưa thống nhất gây khó khăo cho công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý.
Các trường tiểu học tại Nghệ An đang thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.
Video đang HOT
Để khắc phục những hạn chế này, tại phiên họp thứ 17, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII đã thông qua Nghi quyết quy định một mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập; mức thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh.
Đối tượng áp dụng gồm trẻ mầm non và học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An; các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc tỉnh Nghệ An quản lý.
Cụ thể, mức thu khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục như: tiền dạy học 2 buổi/ngày đối với tiểu học; tiền tổ chức bán trú; dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong dịp hè; tiền tổ chức dạy thêm, học thêm, dạy nghề, thi nghề… đối với trường THCS, THPT; tổ chức hoạt động giáo dục tăng cường như kỹ năng sống, tiếng Anh tăng cường… và các dịch vụ học sinh khác.
Danh mục các khoản thu dịch vụ giáo dục tối đa
Danh mục nội dung khoản thu tuyển sinh đầu các cấp học
Việc thực hiện các khoản thu dịch vụ trên theo nguyên tắc thu đúng, thu đủ; chi đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Trước khi thu phải có dự toán thu, chi từng khoản; phải thỏa thuận với cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện; mức thu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và không vượt quá mức thu quy định tại Nghị quyết.
Quy định không áp dụng thu để thuê khoán người nấu ăn đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục đã được hỗ trợ theo quy định như: hỗ trợ nhân viên các trường phổ thông dân tộc bán trú và phổ thông dân tộc nội trú; khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Theo ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, Nghị quyết được thông qua tạo căn cứ pháp lý để các cơ sở giáo dục thực hiện việc thu, chi các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường; cơ chế thu và sử dụng mức thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học đối với cơ sở giáo dục công lập đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trên từng địa bàn.
Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn mới. Đồng thời tăng cường tính công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận của nhân dân, khắc phục tình trạng lạm thu tại các cơ sở giáo dục.
Cô gái Thái và ước mơ 'bay lượn'
Ở quê không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, cũng không có các trung tâm tiếng Anh để học thêm, nên cô gái dân tộc Thái chủ yếu tự học qua sách vở, tài liệu và Internet. Cô mơ trở thành tiếp viên hàng không.
Ngoài giờ lên lớp, Đào Thị Xoan vẫn dành nhiều thời gian tự học. Ảnh: Giang Thanh
Châu Bình (Quỳ Châu, Nghệ An) là xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 của Chính phủ; người dân chủ yếu làm nông. Từ nhỏ, Đào Thị Xoan đã chứng kiến và thấu hiểu sự khó khăn của người dân quê mình. "Cái nghèo là động lực để em cố gắng từng ngày", Xoan nói. Cô cho rằng mình may mắn khi ba mẹ đều là giáo viên và đều khuyên cô tập trung vào việc học, vì đó là con đường có thể thay đổi tương lai của bản thân và góp sức giúp quê hương phát triển.
"Mẹ là người dân tộc Thái nhưng cho đến khi học cấp 2, Xoan vẫn chưa nói được tiếng Thái. Khi vào trường nội trú, được các bạn dạy cho và chỉ mất một thời gian ngắn em đã có thể dùng thành thạo. Từ đó, em phát hiện mình có năng khiếu và niềm yêu thích học ngoại ngữ", Xoan kể.
Lên cấp 3, Xoan ra trường huyện học; trường cách nhà hơn 30km nên cô phải trọ học. Cuộc sống xa nhà giúp Xoan có ý thức sắp xếp, quản lý cuộc sống, từ chi tiêu đến học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa. "Em rất tâm đắc với câu 'Dù bạn làm gì, nếu bạn làm đến cuối cùng thì bạn chính là người giỏi nhất". Vì vậy, mỗi khi xác định làm gì, em cố gắng đến cùng. Chính tính kỷ luật và sự kiên trì đã giúp em có thành tích tốt trong học tập", Xoan tâm sự.
"Đất nước luôn cần những người trẻ biết ước mơ, dám làm, dám thực hiện".
Đào Thị Xoan, tân thủ khoa đầu vào Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng
Không chỉ học giỏi, Xoan còn tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ như hát, nhảy, múa...; mỗi khi trường có chương trình văn nghệ, cô lại đăng ký tham gia. "Những hoạt động như vậy giúp em tự tin hơn, học được nhiều kỹ năng, giao lưu với bạn bè", Xoan nói.
Chính vì thành tích 12 năm liền là học sinh giỏi, năng nổ trong các hoạt động của trường lớp nên Xoan được kết nạp Đảng từ khi học cấp 3. Sau đó, Xoan trở thành thủ khoa đầu vào Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Dù chỉ mới bước vào tháng đầu tiên của năm nhất đại học, nhưng Xoan đã vạch rõ kế hoạch học tập.
"Em vẫn phân bố đều thời gian để học các môn, không quan trọng là đại cương hay chuyên ngành, cũng không để đến ngày thi mới "vắt chân lên cổ' để học. Học tập bài bản và có hệ thống giúp em có thể vừa học, vừa có thời gian tham gia các hoạt động tập thể", Xoan cho biết.
Ước mơ của cô thủ khoa là trở thành tiếp viên hàng không. "Em thích được "bay lượn" và khám phá những vùng đất mới, tìm hiểu cuộc sống và con người ở đó. Với những cô bé ở tỉnh lẻ nhưng em, chắc ít người mơ về nghề nghiệp đó. Nhưng em tin, nếu bản thân nỗ lực thì chắc chắn sẽ đạt được ước mơ", Xoan tâm sự.
Chương trình "Nâng bước thủ khoa" là một hoạt động thường niên trong chuỗi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam do Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm Chủ tịch Hội đồng điều hành, báo Tiền Phong làm Thường trực Quỹ.
Chương trình nhằm tôn vinh, trao học bổng cho các tân thủ khoa và sinh viên đạt thứ hạng cao đầu vào các trường đại học, học viện trong cả nước, có hoàn cảnh khó khăn. Từ số báo này, Tiền Phong lần lượt giới thiệu những chân dung tiêu biểu trong số 85 tân sinh viên được nhận học bổng của Chương trình "Nâng bước thủ khoa" 2020.
Khát khao đến giảng đường của cậu học sinh nghèo người dân tộc Khơ-mú Trở thành thủ khoa đầu ra của trường THPT huyện Quế Phong (Nghệ An) Moong Văn Dương đã tới cổng giảng đường đại học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em vẫn chưa thể bước chân vào trường. Không học thêm vẫn có thể giành được điểm 10 Moong Văn Dương (18 tuổi), trú bản Nhật Nhoóng (xã Nậm Nhoóng,...