Nghệ An: Phụ huynh “choáng” khi phải đóng 1 triệu đồng ghi danh vào trường ngoài công lập
“Nói là trường chất lượng cao nhưng thực chất là thu cao. Có trường ngoài công lập mà đến ghi danh cho con em học phải đóng 1 triệu, sau đó đóng thêm 1,5 triệu đồng tiền phát triển trường. Phụ huynh nghe thông tin các khoản đóng góp đầu năm mà choáng”, nhà báo Văn Hiền thông tin.
Chiều ngày 31/8, Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức cuộc họp báo triển khai nhiệm vụ năm học mới 2018-2019.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An thông tin tại buổi họp báo
Năm học 2017-2018 được đánh giá là một năm học thành công của ngành Giáo dục Nghệ An với thêm 45 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Đến nay, toàn tỉnh Nghệ An đã có 1.043 trường chuẩn quốc gia, đạt 68,66%; Các kỳ thi được tổ chức thành công, an toàn, đúng quy chế.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn của Nghệ An tiếp tục được giữ vững ở top 3 của cả nước với 4 giải Nhất, 23 giải Nhì, 38 giải Ba và 24 giải Khuyến khích cuộc thi HSG quốc gia. Nghệ An cũng giành được 1 huy chương Đồng Olympic Hóa học quốc tế (em Phan Nhật Duật, học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) và có 1 dự án được chọn tham dự cuộc thi KHKT quốc tế năm 2018 tại Hoa Kỳ…
Tuy nhiên, trong năm học 2018-2019 tới đây, ngành Giáo dục Nghệ An sẽ phải đối mặt với nhiều bài toán nan giải. Đây cũng là năm có số học sinh tăng đột biến (tăng 33.000 học sinh, trong đó có 24.000 học sinh lớp 1). Với số lượng học sinh này, để đảm bảo công tác dạy học cần có thêm 600 giáo viên. Tuy nhiên, hiện nay, do đang thực hiện đề án sắp xếp, bố trí lại việc làm, tinh giản biên chế bộ máy nên các địa phương không được giao chỉ tiêu biên chế để đáp ứng số học sinh tăng thêm này.
Việc thừa thiếu giáo viên cục bộ đang diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó có khoảng 500 giáo viên đã biên chế. Công tác bố trí sắp xếp gặp khó khăn và nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều trong bố trí giáo viên dôi dư ở bậc THCS sang dạy tiểu học và mầm non.
Ngành Giáo dục các huyện miền núi Nghệ An chịu nhiều thiệt hại nặng nề bởi thiên tai khiến năm học tới được dự báo là sẽ rất khó khăn đối với ngành Giáo dục Nghệ An
Về vấn đề luân chuyển giáo viên, thuyên chuyển, điều động giáo viên, theo bà Nguyễn Thị Kim Chi là cần thiết và đúng. Việc luân chuyển giáo viên từ bậc THCS sang bậc tiểu học và mầm non phải tuân thủ các quy định của các cấp có thẩm quyền, theo nguyên tắc chung, đảm bảo nguyện vọng cá nhân và cân đối đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên người đứng đầu ngành giáo dục Nghệ An cũng thừa nhận trong quá trình thực hiện, một số địa phương còn thiếu sự công bằng khách quan gây tâm lý xấu đối với các giáo viên. Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, cấp quản lý để giải quyết vấn đề này.
Công tác huy động xã hội hóa trong năm học 2018-2019 cũng dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là ở 11 huyện miền núi. Đặc biệt, 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông phải hứng chịu 2 trận lũ liên tiếp ngay trước thềm năm mới, ảnh hưởng lớn đến việc huy động học sinh đến lớp cũng như tổ chức ăn ở cho các em học sinh thuộc diện nội trú.
Tình trạng lạm thu ở trong các nhà trường đầu năm học mới cũng là vấn đề làm nóng cuộc họp báo, nhất là ở các trường ngoài công lập. “Nói là trường chất lượng cao nhưng thực chất là thu cao. Có trường ngoài công lập mà đến ghi danh cho con em học phải đóng 1 triệu tiền ghi danh, sau đó đóng thêm 1,5 triệu đồng tiền phát triển trường. Phụ huynh nghe thông tin các khoản đóng góp đầu năm mà choáng”, nhà báo Văn Hiền -Tạp chí Người làm báo – thông tin.
Video đang HOT
Ngành Giáo dục Nghệ An đã có nhiều phần quà hỗ trợ các trường bị thiệt hại trong các đợt lũ vừa qua trước thềm năm học mới
Các nhà báo cũng đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của Sở GD&ĐT trong việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu, tận thu dưới danh nghĩa xã hội hóa giáo dục.
Về vấn đề này, trước thềm năm học mới Sở GD&ĐT Nghệ An đã ban hành công văn hướng dẫn, chấn chỉnh các khoản thu đầu năm. Bà Nguyễn Thị Kim Chi cũng thông tin, Nghệ An đã nhiều lần đề xuất quay trở lại thu khoản xây dựng như trước đây thay vì thu xã hội hóa như hiện nay nhưng chưa được chấp nhận.
“Trong khi đề xuất quay trở lại thu khoản xây dựng chưa được chấp nhận thì tôi cũng mạnh dạn đề nghị giao khoản thu xã hội hóa cho chính quyền các địa phương thực hiện. Các trường chỉ khảo sát các hạng mục sửa chữa nhỏ, dự toán kinh phí và làm tờ trình gửi UBND xã. Làm như vậy sẽ tránh được các vấn đề tồn tại như bấy lâu nay”, bà Nguyễn Thị Kim Chi cho biết.
Với tinh thần vượt khó, tập trung vào 3 nhiệm vụ và 5 giải pháp, Sở GD&ĐT Nghệ An sẽ cố gắng giải quyết từng vấn đề để có 1 năm học mới thành công. Đặc biệt, trước thiệt hại nặng nề do lũ liên tiếp xảy ra ở các huyện miền Tây, với sự huy động các nguồn lực, sự đóng góp của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân cũng như sự cố gắng nỗ lực của ngành giáo dục, của các thầy cô giáo và chính quyền địa phương, sẽ không có học sinh nào phải nghỉ học do thiên tai.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Quận Hoàn Kiếm đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục
Trong năm học vừa qua, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã đầu tư lớn cho giáo dục, xây mới, cải tạo hoàn chỉnh các trường theo hướng chuẩn hóa, xây dựng trường chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy học tập của GV, HS, xứng đáng với vị thế quận trung tâm của Thủ đô.
Ngày 23/8, ngành GD-ĐT quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2018-2019. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cùng các thầy cô giáo đến từ các trường học trong quận.
Trong báo cáo tổng kết năm học được trình bày tại hội nghị, bà Vương Hương Giang- Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm cho biết: Trong năm học vừa qua, ngành GD-ĐT Hoàn Kiếm đã phấn đấu, phát huy thế mạnh, vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ theo Chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Năm học 2017-2018 là năm học toàn ngành GD-ĐT quận tiếp tục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng GD-ĐT.
Quy mô giáo dục của Quận tiếp tục giữ vững và phát triển. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được nâng lên. Công tác giáo dục toàn diện được quan tâm và có những chuyển biến tích cực.
Các ý kiến tham luận tại hội nghị của các trường Mẫu giáo Mầm non A, trường Tiểu học Thăng Long cho thấy: Phong trào giáo viên dạy giỏi, ứng dụng CNTT và NCKH tiếp tục phát triển sâu rộng trong các cấp học ngành học, đạt nhiều thành tích. Bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo, CBQLGD được nâng lên.
Bà Vương Hương Giang- Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm trình bày báo cáo tại hội nghị
Đặc biệt, ngành GD-ĐT quận đã giữ vững và phát huy truyền thống đơn vị dẫn đầu của giáo dục thủ đô. Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng thành tích cao. 13/13 chỉ tiêu thi đua được xếp loại xuất sắc. Đây là năm học thứ 9 liên tiếp phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm vinh dự được đón nhận đơn vị lá cờ đầu của ngành GD-ĐT Thủ đô.
Tại hội nghị, ông Dương Đức Tuấn - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm chúc mừng, biểu dương những thành tích ngành GD đã đạt được, đặc biệt là những tập thể cá nhân được biểu dương khen thưởng trong hội nghị tổng kết năm học.
Phát huy những thành tích đã đạt được của năm học 2017-2018, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đề nghị ngành GD-ĐT quận tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ năm học 2018-2019.
Nhiệm vụ trước mắt của ngành GD-ĐT quận là tập trung chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để lễ khai giảng tại các trường đảm bảo không khí vui tươi, đảm bảo ngày khai giảng thực sự là ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.
Thời gian tới, lãnh đạo quận sẽ tập trung rà soát các trường chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2020 sẽ có trên 70% số trường đạt chuẩn. Thêm vào đó là việc xây dựng mô hình trường chất lượng cao, áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến giúp việc nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.
Quận sẽ triển khai các dự án xây dựng mới các trường học lớn, hiện đại như Trường THCS Trưng Vương, THCS Ngô Sĩ Liên, THCS Lê Lợi, Tiểu học Tràng An, Mẫu giáo tuổi thơ, Mầm non Sao sáng.
Quận cũng đang tiến hành giải phóng mặt bằng khu vực C7-C8 phường Chương Dương để xây dựng mới Trường mầm non Mặt trời bé thơ. Đồng thời cải tạo, hoàn chỉnh các trường theo hướng chuẩn hóa như Trường THCS Hoàn Kiếm, Trường Tiểu học Quang Trung... nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy học tập của GV HS, xứng đáng với vị thế quận trung tâm của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD-ĐT quận Hoàn Kiếm trong năm học 2018-2019:
1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Trung ương Đảng, các chương trình, kế hoạch của Thành phố, của Quận về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Đổi mới sự nghiệp GD-ĐT Quận Hoàn Kiếm theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng nâng cao giáo dục lí tưởng, đạo đức lối sống nhân cách và giáo dục pháp luật cho học sinh.
2. Tiếp tục tập trung đổi mới nâng cao chất lượng dạy học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học ở tất cả các cấp. Duy trì tốt hoạt động của trang thông tin điện tử của ngành GD-ĐT và 39 trường học công lập của quận. Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi học sinh năng khiếu, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ tăng cường giáo dục kĩ năng sống giá trị sống cho học sinh phòng chống tai nạn thương tích học đường.
Quan tâm giáo dục đạo đức lối sống giáo dục pháp luật giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa của thủ đô Hà Nội. Thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức, người lao động trong các cơ quan thành phố HN để đội ngũ giáo viên học sinh quận Hoàn Kiếm Thực sự đi đầu trong phong trào xây dựng quận Hoàn Kiếm thanh lịch văn minh.
3. Chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đảm bảo đủ về số lượng chuẩn nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn cho đội ngũ GV. Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng gắn với đổi mới dạy học và đổi mới công tác QLGD.
4. Tích cực tham mưu giúp UBND quận làm tốt công tác quản lí nhà nước về giáo dục tại địa phương hoàn thành chỉ tiêu năm 2018 về xây dựng trương chuẩn quốc gia. Sắp xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quận Hoàn Kiếm, sắp xếp hệ thống mạng lưới trường học quận 2016-2020.
Đồng thời xây dựng và hoàn thiện các quy định về quản lí hành chính và quản lí chuyên môn, nền nếp làm việc. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng, chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông tổng thể dự kiến triển khai từ năm học 2019-2020.
Một số hình ảnh tại hội nghị tổng kết năm học quận Hoàn Kiếm:
Phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm nhận cờ thi đua của UBND thành phố Hà Nội
Ông Chử Xuân Dũng- Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
Theo giaoducthoidai.vn
Sở Giáo dục Hà Nội: 'Trường thu phí giữ chỗ là sai quy định' Đại diện Sở Giáo dục khẳng định trường ngoài công lập được tự quyết lệ phí tuyển sinh, nhưng không có loại phí nào là ghi danh hay giữ chỗ. Chiều 10/7, ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đã trả lời về một số vấn đề trong tuyển sinh vào lớp 10. Khẳng định...