Nghệ An: Phát triển giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu xã hội
Xứ Nghệ từ lâu được biết đến là đất học, có truyền thống khoa bảng, người dân hiếu học, học giỏi. Hiện nay, Nghệ An là một trong những tỉnh có số lượng học sinh và giáo viên đông nhất cả nước với đa dạng vùng miền, các thành phần dân tộc.
Vì vậy, bên cạnh việc phát huy giữ vững chất lượng mũi nhọn, ngành Giáo dục tỉnh nhà đang nỗ lực, quyết tâm phát nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và thúc đẩy giáo dục miền núi.
Tỉnh Nghệ An khen thưởng 4 học sinh giành huy chương tại các kỳ thi Olympic quốc tế, khu vực năm 2019
Những dấu ấn mới của đất học xứ Nghệ
Năm 2019 là năm ngành Giáo dục Nghệ An đạt được những thành tích, dấu ấn đáng ghi nhận và trân trọng trên nhiều lĩnh lực. Toàn tỉnh có 4 học sinh đạt giải ở các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực là các em: Vũ Đức Vinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế; Dương Tùng Lâm đoạt HCĐ Olympic Sinh học quốc tế; em Hoàng Phan Hữu Đức đoạt HCB Olympic Tin học châu Á và em Nguyễn Văn Bình đoạt HCĐ Olympic Vật lý châu Âu.
Với kết quả này, Nghệ An là tỉnh có số lượng tham dự và đạt giải học sinh giỏi quốc tế nằm trong top đầu cả nước. Đây cũng là dấu mốc có ý nghĩa quan trọng, đưa Trường THPT chuyên Phan Bội Châu nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung ghi danh ở cuộc thi Olympic quốc tế, khu vực tất các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học.
Tại kỳ thi HSG quốc gia 2019, Nghệ An có số lượng học sinh đạt giải cao nhất từ trước đến nay với 90 em, trong đó có 3 giải Nhất, 38 giải Nhì, 30 giải Ba và 19 giải Khuyến khích, xếp thứ 2 toàn quốc. Có 6 học sinh đạt giải cuộc thi KHKT cấp quốc gia.
Tại Kỳ thi THPT quốc gia 2019, toàn tỉnh Nghệ An có 35 bài thi đạt điểm 10. Điểm trung bình chung, Nghệ An xếp vị trí thứ 36/63, tăng 6 bậc so với năm học trước. Năm 2019 cũng là năm đầu tiên Nghệ An có học sinh giành quán quân Đường lên đỉnh Olympia, đó là em Trần Thế Trung. Nam sinh lớp 12A3 (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) đã xuất sắc lập kỷ lục đạt điểm cao nhất ở cuộc thi tuần, sau đó giành vòng nguyệt quế ở cuộc thi tháng, quý và chiến thắng thuyết phục ở vòng chung kết năm.
Bên cạnh đó, em Đậu Huy Minh (lớp 12A2, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) đã đạt giải Nhất cuộc thi Tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.
Những kết quả trên khẳng định không chỉ chất lượng mũi nhọn được giữ vững, phát huy mà chất lượng giáo dục toàn diệncủa tỉnh cũng ngày càng nâng cao, được cả xã hội ghi nhận và ủng hộ. Hiện, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu là đơn vị duy nhất được tỉnh Nghệ An giao nhiệm vụ phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, xây dựng chất lượng giáo dục mũi nhọn toàn tỉnh. Nhưng bên cạnh đó, Sở GD&ĐT cũng tham mưu cho UBND tỉnh có cơ chế chính sách, xây dựng 14 trường phổ thông gồm 5 trường THPT và 9 trường THCS là trường trọng điểm, chất lượng cao. Tổng kinh phí để đầu tư cho giai đoạn thí điểm là hơn 85 tỷ đồng.
Video đang HOT
Lãnh đạo ngành Giáo dục Nghệ An nhấn mạnh: “Mô hình trường trọng điểm chất lượng cao được phát triển theo mô hình trường tiên tiến và hoàn toàn khác với mô hình trường chuyên lớp chọn. Ở mô hình trường tiên tiến, học sinh sẽ được giáo dục toàn diện, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Các mô hình nhà trường tiên tiến sẽ làm nòng cốt, đầu tàu dẫn dắt các trường phổ thông khác. Theo đó, không chỉ giới hạn trong số những đơn vị được chọn thí điểm, bất cứ trường nào tùy vào tình hình thực tiễn, đều có thể chủ động xây dựng chiến lược nhà trường, đội ngũ giáo viên, văn hóa nhà trường, môi trường giáo dục, và chất lượng học sinh… theo tiêu chí của trường trọng điểm chất lượng cao.
Ảnh minh họa/ INT
Phát triển giáo dục đại trà, thúc đẩy giáo dục miền núi
Bên cạnh giữ vững, phát huy chất lượng mũi nhọn, thì phát triển chất lượng giáo dục đại trà, thúc đẩy giáo dục khu vực miền núi là mục tiêu trọng tâm của giáo dục Nghệ An. Thực hiện mục tiêu này, Nghệ An đã có nhiều kế hoạch, giải pháp mang tính chiến lược. Trong đó, năm 2019 là năm đầu tiên ngành Giáo dục đầu tư, tăng cường chương trình Giáo dục STEM trên toàn tỉnh và triển khai chương trình Tiếng Anh tăng cường cho 12 trường phổ thông.
Chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ triển khai vào năm học tới, Nghệ An đã có sự chủ động chuẩn bị cả về nhân lực lẫn cơ sở vật chất. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng đến năm 2019 Nghệ An có 1.104 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 72,68% (vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra là đạt 70% vào năm 2020).
Nghệ An cũng là 1 trong những địa phương đi đầu trong tổ chức bồi dưỡng đội ngũ thực hiện Chương trình GDPT 2018. Qua đó, đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 68 lãnh đạo, chuyên viên sở, phòng GD&ĐT, bồi dưỡng 1.067 giáo viên cốt cán, 101 tổ trưởng chuyên môn cốt cán, 545 hiệu trưởng trường tiểu học. Đồng thời, sở đang tiếp tục bồi dưỡng cho 2.344 giáo viên tiểu học dự kiến dạy lớp 1 năm học 2020 – 2021, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 1/2020.
Thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn, sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Hợp tác với Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam xây dựng đề án thành lập Trung tâm Khảo thí và Đào tạo quốc tế tại thành phố Vinh, Nghệ An (hiện nay chỉ có các trung tâm tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng).
Ngành cũng quan tâm huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục, trong đó quan tâm đầu tư bảo đảm cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hóa, đồng bộ, từng bước hiện đại. Trong 2019, các địa phương đã quan tâm đầu tư bổ sung, cải tạo, nâng cấp các công trình bảo đảm phục vụ năm học mới chủ yếu từ nguồn lực địa phương và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng đồng tình với dự thảo Đề án Đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025 với tổng kinh phí thực hiên đề án là hơn 8.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT đã ký kết chương trình hợp tác với Đài VOH TP Hồ Chí Minh xây dựng Kế hoạch xóa hết nhà học tạm tại các điểm trường lẻ của huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2019 – 2025.
Cùng với đó, ngành Giáo dục phát động phong trào “Phòng giúp phòng, trường giúp trường”. Các đơn vị giáo dục vùng thuận lợi không chỉ hỗ trợ về vật chất, mà quan trọng hơn là giúp đỡ về công tác quản lý giáo dục, trao đổi kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông… nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục miền núi hiệu quả.
Những năm qua, cũng như nhiều địa phương khác, Nghệ An vẫn còn tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, gây khó khăn trong dạy học tại các nhà trường. Sở GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp vừa giải quyết dôi dư giáo viên THCS, vừa từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non và tiểu học.
Năm học 2019 -2020, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh trình HĐND giao tăng 670 chỉ tiêu số người làm việc giáo viên tiểu học. Nhằm đạt 1,4 GV/lớp để các trường dần đảm bảo kinh phí chi trả cho giáo viên theo quy đinh. Đồng thời tham mưu với tỉnh để kiến nghị với Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét tăng chỉ tiêu số người làm việc vị trí giáo viên mầm non, tiểu học để bảo đảm số người làm việc các cấp học, từng bước đạt định mức theo quy định.
Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định: Trong giai đoạn sắp tới có những thời cơ và cũng không ít thách thức để thực hiện thành công Chương trình, sách giáo khoa phổ thông 2018 và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục Nghệ An sẽ tiếp tục tích cực đổi mới, sáng tạo, thi đua dạy tốt – học tốt; xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, thân thiện và an toàn; tạo điều kiện và quyền lợi cho học sinh khám phá, sáng tạo, tất cả vì học sinh thân yêu.
Ngọc Sơn
Theo giaoducthoidai
Nam sinh nghèo nuôi dưỡng ước mơ thành lập trình viên
Dù bị khuyết tật bàn tay trái nhưng Sang luôn là thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và giành giải Ba cấp tỉnh môn Vật lý.
Bị tai nạn vào dịp đi chơi Tết năm học lớp 9, Nguyễn Hữu Sang quê ở Viên Thành, Yên Thành, Nghệ An đã khuyết tật bàn tay trái.
Thời gian đầu Sang cảm thấy mặc cảm, tự ti nhưng vì ham học và đươc bố mẹ, thầy cô động viên nên Sang luôn cố gắng học tập.
Đặc biệt, Sang luôn là thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và giành giải Ba cấp tỉnh môn Vật lý.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Sang cho biết, trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2019 em đạt 26,75 điểm với tổ hợp xét tuyển khối A00.
Với số điểm đó em hoàn toàn có thể đăng ký vào nhiều ngôi trường hot nhưng Sang lựa chọn ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Phenikaa là nơi dừng chân để nuôi dưỡng ước mơ trở thành một lập trình viên.
Dù bị khuyết tật bàn tay trái nhưng Sang luôn là thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và giành giải Ba cấp tỉnh môn Vật lý. (Ảnh: Thùy Linh)
Khi nói về lý do lựa chọn ngôi trường Phenikaa, Sang kể, em tìm hiểu về trường thông qua website cũng như thông qua ngày hội tuyển sinh thì được biết trường có đội ngũ cán bộ giảng viên có nhiều kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học cùng với cơ sở vật chất hiện đại và các chương trình đào tạo tiên tiến chú trọng đến thực hành, thực tập.
Sang kể thêm: "Em có anh trai đang là sinh năm 3 của Học viện Lục Quân 1, còn em gái đang học lớp 8. Bố phải kiêm rất nhiều nghề để nuôi 3 anh em ăn học từ hàn xì, phụ hồ rồi mùa lúa đến thì đi buôn lúa.
Không may, năm 2018, bố bị tai nạn đã bị gãy 2 ngón ở bàn tay trái nên cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kinh tế gia đình".
Thấu hiểu điều đó nên ban đầu khi đăng ký vào trường Đại học Phenikaa, em cũng rất lo lắng vì ngoài học phí thì chi phí sinh hoạt ở Thủ đô rất cao trong khi bố mẹ chỉ làm ruộng, phụ hồ rất vất vả.
Suất học bổng trị giá 100% học phí toàn khóa có giá trị từ 60 - 120 triệu đồng cho khóa học 4 - 5 năm tuy nhiên để duy trì được học bổng trong những năm tiếp theo, em cần có kết quả học tập loại giỏi trở lên. Nhưng sau khi biết đến chương trình học bổng cho tân sinh viên khiến Sang càng có thêm động lực và thật may mắn với số điểm 26,75 em là một trong trong số các tân sinh viên có thành tích xuất sắc trong kỳ thi quốc gia 2019 đã đăng ký vào thẳng trường và nhận học bổng trị giá 100% học phí toàn khóa học.
Ngoài suất học bổng trị giá 100% học phí toàn khóa học, Sang còn được Nhà trường tặng một máy tính Macbook Air vào ngày khai giảng năm học mới.
Năm học đầu tiên trên giảng đường đại học của tân sinh viên Hữu Sang đã bắt đầu, hi vọng rằng bằng nỗ lực của mình Sang sẽ vượt qua một cách dễ dàng để dành kết quả học tập thật tốt để ước mơ trở thành lập trình viên viết phần mềm hỗ trợ cho sự thiệt thòi của bản thân, bố và những người có hoàn cảnh tương tự.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Nhiều chuyển biến trong chất lượng giáo dục ở Trường THCS thị trấn Yên Cát Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn, nhiều năm qua, Trường THCS thị trấn Yên Cát (Như Xuân) không ngừng nỗ lực, phấn đấu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về quy mô cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thânT thiện để...