Nghệ An: Mở rộng đối tượng tham dự kỳ thi giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp tiểu học
Sáng 26/12, 345 giáo viên toàn tỉnh có mặt tại thành phố Vinh dự khai mạc Hội thi Giáo viên giỏi tỉnh cấp Tiểu học tỉnh Nghệ An năm 2018. Đây là những hạt nhân tiêu biểu, có kinh nghiệm, uy tín, được tập thể tôn vinh và từng ít nhất 2 lần liên tiếp đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, đạt loại khá trở lên về chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Các đại biểu tham dự buổi lễ khai mạc. Ảnh: Mỹ Hà
Hội thi là hoạt động chuyên môn nổi bật của ngành Giáo dục trong năm học 2018 – 2019, được tổ chức 4 năm một lần. Đây cũng là lần thứ 2 hội thi được tổ chức theo tinh thần đổi mới của Thông tư 21 – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể, hội thi năm nay mở rộng đối tượng dự thi. Theo đó, ngoài giáo viên văn hóa, hội thi lần này có sự tham gia của 65 giáo viên các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục và Tiếng Anh, giúp các giáo viên có cơ hội khẳng định trình độ năng lực trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cấp tỉnh.
Ông Đào Công Lợi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại buổi khai mạc. Ảnh: Mỹ Hà
Về hình thức, các thí sinh tham dự sẽ phải thực hiện hai nội dung. Trong đó, với bài kiểm tra năng lực sẽ thực hiện theo hình thức trắc nghiệm khách quan và tổ chức tập trung. Riêng phần thi thực hành sẽ đưa về các huyện, thành, thị và ghi hình các tiết dạy chuyển về cho ban tổ chức chấm thi. Cách thức này vừa giảm áp lực cho giáo viên, vừa khắc phục tình trạng giáo viên phải đi xa, vất vả.
Thông qua hội thi này sẽ là cơ hội để các cơ sở giáo dục tiểu học phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi đơn vị và của toàn ngành.
Video đang HOT
Đồng thời, góp phần đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đáp ứng với yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sắp tới.
Đây là lần đầu tiên các giáo viên thể dục có cơ hội tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi tỉnh. Trong ảnh: Giờ học thể dục của học sinh Trường Tiểu học Tân Sơn, huyện Đô Lương. Ảnh: Mỹ Hà
Phát biểu khai mạc hội thi, ông Đào Công Lợi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chào mừng 345 giáo viên tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học này. Ông cũng bày tỏ mong muốn, với một kỳ thi có nhiều đổi mới, các giáo viên tham dự hãy phát huy lòng tự trọng, bản lĩnh nghề nghiệp, danh dự, uy tín của bản thân, của trường, của ngành để thực hiện bài thi nghiêm túc, công bằng, đúng quy chế.
Ngay sau khai mạc hội thi, chiều cùng ngày, các giáo viên sẽ tham gia bài kiểm tra năng lực trắc nghiệm tại thành phố Vinh. Phần thi thực hành dự kiến diễn ra từ ngày 15 – 17/01/2019./.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Giảm trừ 3 tiết cho giáo viên chủ nhiệm tiểu học có còn hợp lý?
Hầu như các trường tiểu học đã thực hiện việc dạy học cả ngày. Nghĩa là trách nhiệm, công việc của thầy cô phải bỏ ra gấp đôi so với nhiều năm trước đây.
LTS: Đặt ra câu hỏi "Giảm trừ 3 tiết cho giáo viên chủ nhiệm tiểu học có còn hợp lý?", nhà giáo Phan Tuyết đã gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Theo Thông tư số: 28/2009/TT-BGDĐT về việc ban hành chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì "Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần...
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
Thông tư số: 28/2009/TT-BGDĐT ra đời tính đến nay đã gần 10 năm hiện đang bộc lộ khá nhiều bất cập đặc biệt đối với giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học.
Giảm trừ 3 tiết cho giáo viên chủ nhiệm tiểu học có còn hợp lý? (Ảnh minh họa: TTXVN).
Thông tư quy định việc miễn trừ tiết dạy cho giáo viên chủ nhiệm lớp (bậc tiểu học). Lúc ấy, tất cả các trường tiểu học trên cả nước mới chỉ dạy một buổi/ngày (5 buổi/tuần).
Giáo viên chỉ đi dạy một buổi, buổi còn lại soạn bài, hoàn thành hồ sơ sổ sách và làm các công tác vãng gia để gặp gỡ phụ huynh, nắm tình hình của từng em tạo thuận lợi cho công tác chủ nhiệm lớp.
Thế nhưng thời điểm này, hầu như các trường tiểu học đã thực hiện việc dạy học cả ngày (10 buổi/tuần). Nghĩa là trách nhiệm, công việc của thầy cô phải bỏ ra gấp đôi so với nhiều năm trước đây nhưng tiết giảm trừ tiết chủ nhiệm thì vẫn y như cũ.
Đó là chưa nói đến việc trong lớp còn phải dạy, trông nom những học sinh thuộc dạng khuyết tật hòa nhập.
Bởi thế, gánh nặng công việc, thời gian đè trên đôi vai các thầy cô làm công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học là không hề nhỏ.
Tuy thế, họ vẫn chỉ được tính giảm trừ 3 tiết dạy cho công tác chủ nhiệm lớp như nhiều năm trước đây là hoàn toàn không hợp lý.
Nếu như giáo viên ở 2 bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông được giảm trừ 4 tiết chủ nhiệm/tuần thì giáo viên chủ nhiệm tiểu học lại chỉ có 3 tiết/tuần.
Thế nên không ít thầy cô phải không phải bỏ ra 15 phút đầu giờ mỗi buổi học hay những giờ chuyển tiết...không cần bám lớp để theo dõi, nhắc nhở thì nhiều lớp học sinh vẫn thực hiện khá tốt.Học sinh hai bậc học trên các em đã lớn, tính tự chủ cao, biết tự quản nề nếp, sinh hoạt (nếu giáo viên làm công tác chủ nhiệm tốt).
Rồi những tiết sinh hoạt ngoài giờ, những buổi hoạt động tập thể, văn nghệ, hội trại...học trò lớp cũng tự ý thức làm hết mọi chuyện.
Riêng bậc tiểu học, do học sinh còn quá nhỏ nên thầy cô lúc nào cũng phải bám lớp để theo dõi, nhắc nhở, có học sinh giáo viên luôn phải kè kè ở bên canh chừng, khuyên nhủ rồi động viên để mang lại yên bình cho học sinh cả lớp...tất cả mọi chuyện đều đến tay giáo viên chủ nhiệm.
Cũng vì eo hẹp thời gian nên cả năm giáo viên cũng không thể hoặc rất ít tới thăm nhà học sinh để nắm tình hình. Vì thế mà công tác giáo dục, uốn nắn các em cũng không được chu toàn.
Sắp tới đây, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thông qua. Được biết chương trình xây dựng 9 buổi/tuần.
Chúng tôi nghĩ, Bộ Giáo dục cũng cần ban hành thông tư sửa đổi về chế độ kiêm nhiệm cho các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Theo giaoduc.net.vn
Câu chuyện giáo dục: 5 việc cần bỏ để chữa 'bệnh' thành tích trong giáo dục Thi đua có hai mặt như một tấm huân chương: mặt trước bóng bẩy, mặt sau xù xì. Đã thi đua và để được khen thưởng thì phải có thành tích. Trong thực tế có thành tích thật, có thành tích ảo. Minh họa: DAD Thi đua, khen thưởng đã sinh ra một loại bệnh: "bệnh thành tích". Triệu chứng lâm sàng của...