Nghệ An: Học sinh vùng khó không phải đóng tiền học buổi 2
Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học sẽ được duy trì trên toàn tỉnh trên cơ sở thống nhất giữa phụ huynh và nhà trường về kinh phí thực hiện. Tuy nhiên, theo văn bản hướng dẫn mới, các trường ở vùng khó khăn sẽ không huy động đóng góp của phụ huynh học sinh để tổ chức buổi học thứ 2.
Liên Sở GĐ&ĐT, Sở Tài chính và Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản số 440 hướng dẫn việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tại các cơ sở giáo dục tiểu học từ năm học 2018-2019.
Bắt đầu từ năm học 2018-2019, học sinh tại các vùng khó ở Nghệ An sẽ không phải đóng tiền học buổi 2.
Văn bản này quy định các trường xây dựng khung chương trình, kế hoạch giảng dạy cụ thể trên cơ sở nhu cầu của học sinh và tự nguyện của cha mẹ học sinh, các điều kiện về cơ sở vật chất, khả năng đáp ứng của đội ngũ giáo viên… để xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Nội dung chương trình buổi 2 phải bám sát chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, đồng thời xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài các môn học, hướng tới các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Thời lượng dạy học và hoạt động giáo dục khối 1, 2 bố trí từ 28 – 30 tiết/tuần; khối 3, 4, 5 bố trí từ 30 – 32 tiết/tuần, tối đa 7 tiết học/ngày.
Video đang HOT
Các trường học chủ động sắp xếp thời khóa biểu môn học và các hoạt động giáo dục khác một cách linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm, thực tế của mình, đảm bảo khoa học, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, ưu tiên quyền lợi của học sinh. Đặc biệt, không bố trí lịch học chính khóa vào buổi chiều đối với những lớp có học sinh không có nguyện vọng học 2 buổi/ngày.
Các trường căn cứ vào tình hình thực tế để lập dự toán thu, chi kinh phí trên nguyên tắc tự nguyện tham gia của phụ huynh học sinh, đảm bảo thu đủ bù chi, dân chủ, công khai, thỏa thuận mức đóng góp. Dự toán này phải gửi Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Tài chính kế hoạch của huyện/thành/thị thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt.
Đối với các cơ sở giáo dục tiểu học thuộc xã, thôn đặc biệt khó khăn, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, UBND huyện căn cứ tình hình thực tế để chỉ đạo và cân đối nguồn lực cho các cơ sở giáo dục đảm bảo việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, không huy động đóng góp của phụ huynh học sinh.
Phần kinh phí này được trả cho giáo viên trực tiếp dạy buổi 2, các chi phí lao công, bảo vệ, tiền điện nước, văn phòng phẩm và chi cho công tác quản lý.
Các huyện/thành/thị căn cứ các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, số lượng người làm việc được UBND tỉnh giao để bố trí giáo viên phù hợp, đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu đáp ứng yêu cầu thực tế tại địa phương. Các địa phương rà soát thực hiện giải quyết giáo viên dôi dư ở cấp THCS để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn giáo viên tiểu học theo quy định để bổ sung cho các cơ sở giáo dục chưa bố trí đủ giáo viên; giải quyết viên chức dôi dư ở các vị trí việc làm khác để bố trí đủ số lượng giáo viên tiểu học được UBND tỉnh giao.
Trước đó, bắt đầu vào năm học 2018-2019, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải gián đoạn do văn bản quy định về mức thu kinh phí không còn thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều trường không đủ giáo viên để bố trí việc dạy học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên trước nhu cầu của phụ huynh, học sinh, nhiều cơ sở giáo dục đã vận dụng linh hoạt nhiều văn bản quy định hiện hành để tiếp tục triển khai nhưng lại lâm vào cảnh nợ tiền làm thêm của giáo viên.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Nghệ An: 6 huyện, thị chất lượng phổ cập giáo dục THCS đạt thấp
UBND tỉnh Nghệ An vừa thông qua quyết định công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS năm 2018 trên địa bàn.
Về phổ cập các bậc học: Đối với bậc mầm non Nghệ An có 100% huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.
Đối với phổ cập giáo dục tiểu học có 19/21 đơn vị đạt chuẩn phổ cập mức độ 3. Hai đơn vị còn lại mới đạt phổ cập mức độ 2 là huyện Quế Phong và Kỳ Sơn. Nguyên nhân chính bởi ở những địa phương này còn nhiều điểm trường lẻ, cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Cụ thể, huyện Kỳ Sơn còn 110 điểm trường lẻ, hơn 140 phòng học tạm. Huyện Quế Phong còn 81 điểm trường lẻ, 110 phòng học tạm. Một số đơn vị chưa đủ giáo viên để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Học sinh tại điểm trường lẻ của Trường Tiểu học Na Ngoi (Kỳ Sơn). Ảnh: Mỹ Hà
Ngoài ra, công tác điều tra, xử lý số liệu vẫn còn gặp một số khó khăn do việc quản lý hộ khẩu của các địa phương chưa tốt. Việc khai báo ngày, tháng, năm sinh, họ tên của đối tượng PCGDTH của đồng bào dân tộc vùng núi cao, vùng biên giới chưa thống nhất.
Đối với phổ cập giáo dục THCS, toàn tỉnh có 6 đơn vị đạt chuẩn mức độ 1; có 14 đơn vị đạt chuẩn mức độ 2; riêng TP. Vinh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3. Các đơn vị đạt chuẩn mức độ 1 do tỷ lệ tốt nghiệp THCS và tỷ lệ học sinh học nghề sau THCS không đạt tiêu chuẩn. Đáng chú ý, trong số 6 địa phương chất lượng phổ cập thấp, ngoài các huyện miền núi là Kỳ Sơn,Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong còn có 2 huyện đồng bằng là Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai.
Riêng, về công tác xóa mù chữ, trong năm 2018, Nghệ An đã huy động và tổ chức dạy học cho 1.319 lượt học viên xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; 254 học viên GDTX cấp THCS.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Đổi mới chương trình tiểu học: Nhiều nội dung tự chọn thành bắt buộc Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm 2020 sẽ được 'mở màn' thực hiện với khối lớp 1. Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT trao đổi với PV Thanh Niên xung quanh kế hoạch thực hiện chương trình mới ở cấp học này. Dạy học 2 buổi/ngày Một trong những thay đổi...