Nghệ An: Học sinh vùng biển bỏ học đi giúp việc
Trung bình mỗi năm xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu) có khoảng 40-60 học sinh bỏ học giữa chừng và sau hè không đến lớp. Nam bỏ học để đi biển, còn nữ thì đi giúp việc ở Hà Nội.
Xã Sơn Hải nằm cách trung tâm huyện chừng 10 km, đời sống của bà con chủ yếu làm nghề khai thác hải sản trên biển và một số ngành nghề, dịch vụ khác. Trong nhiều năm qua, đây được xem là địa phương đang “ nóng” lên tình trạng học sinh bỏ học đông nhất toàn huyện.
Tìm đến từng hộ gia đình có con em bỏ học, chúng tôi chỉ được gặp 5/40 em hiện đang ở nhà, còn lại đều đã đi biển và ra Hà Nội làm giúp việc.
Em Nguyễn Thị Nga (học sinh lớp 8E, trường THCS Sơn Hải) bỏ học từ ngày 20/2.
Trong số học sinh bỏ học có em Nguyễn Thị Nga ở xóm 11, là học sinh lớp 8, trường THCS Sơn Hải. Khi được hỏi nguyên nhân gì khiến em bỏ học giữa chừng thì Nga trả lời rằng: Do học không vào, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em bỏ học.
Gia đình em Nga có 4 anh chị em, Nga là con út trong gia đình. Bố, mẹ mất sớm nên hiện Nga được ông Nguyễn Văn Thu ( là bác ruột) cưu mang. Nga là sinh khá, từ lớp 1 đến lớp 7 em đều đạt học sinh tiên tiến. Khi bước vào lớp 8, học được một thời gian thì em đột ngột bỏ học giữa chừng.
“Gia đình tôi động viên, khuyên bảo rất nhiều lần nhưng cháu vẫn không chịu đến trường. Mặc dù nhà trường, đoàn thể xã hội đến tận nhà khuyên cháu nhưng cháu vẫn không nghe” – ông Nguyễn Văn Thu chia sẻ.
Video đang HOT
Mẹ em Uyên cho biết thành tích học tập của Uyên trong các năm học qua.
Trong số 40 em học sinh THCS bỏ học năm học 2015-2016 trên địa bàn xã Sơn Hải thì có tới 26 em là nữ, 14 em nam. Số học sinh nữ bỏ học hiện đều đã đi giúp việc ở các tỉnh, thành phố ngoài Bắc. Như trường hợp em Vũ Thị Uyên học sinh lớp 8A (THCS Sơn Hải) đã ra Hà Nội giúp việc cho một quầy thuốc Đông Y cách đây hơn 1 tuần.
Bà Đinh Thị Kim – mẹ em Uyên cho biết: “Phần vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tôi lại đau ốm nên cũng để cháu bỏ học thôi. Nghe cháu bảo sẽ ra Hà Nội giúp việc với mức lương 3 triệu đồng/tháng, tôi nghĩ cháu ở nhà cũng không có việc gì làm nên cũng tìm hiểu công việc ở ngoài đó cụ thể rồi mới cho cháu đi”.
Còn đối với các học sinh nam, sau khi bỏ học được một thời gian, các em theo các ngư dân đi đánh bắt hải sản trên biển. Nghề đi biển khi gặp may mắn sẽ có thu nhập cao nên bản thân các em cho rằng: đi biển kiếm tiền nhanh hơn việc học. Do đó, bỏ học đi biển đã trở thành “trào lưu” của các nam sinh vùng biển này.
Tính từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn xã Sơn Hải có 287 em học sinh bỏ học, tình trạng này chủ yếu diễn ra ở cấp trung học cơ sở, đặc biệt số lượng học sinh nghỉ học dày đặc tập trung nhiều ở khối 8 và khối 9.
Ông Hoàng Sơn – phó chủ tịch UBND xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu – cho biết thêm: “Hiện tại, học sinh bỏ học ở Sơn Hải diễn biến rất phức tạp. Đa số học sinh nữ bỏ học đi giúp việc nhà, còn nam thì theo nghề câu.
Vì thế, UBND xã cũng làm việc với đồn biên phòng tiến hành kiểm tra các tàu thuyền, nếu phát hiện trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi đi biển lập tức có biện pháp ngăn chặn.
Đối với học sinh bỏ học mà đi giúp việc xa nhà thì việc đầu tiên là phải tuyên truyền thông qua hội phụ huynh học sinh, các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội … để phụ huynh hiểu việc bắt con đi làm giúp việc là vi phạm luật lao động, cha mẹ nuôi con là phải nuôi dạy cho con ăn học, đừng phó thác cho xã hội.
Bên cạnh đó, xã cũng giao cho các đoàn thể phối hợp với cấp ủy chi bộ rà soát, kiểm tra, nhắc nhở kịp thời những trường hợp bỏ và những trường hợp có nguy cơ bỏ”.
Theo Việt Hùng/Nghệ An
Buộc học sinh nghỉ học nếu tái phạm luật giao thông: Văn bản có sai luật?
Chủ trương buộc học sinh thôi học 1 tuần nếu nhiều lần tái phạm luật an toàn giao thông của Sở GD&ĐT Hà Nội đang gây nhiều tranh cãi. Theo Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật (Bộ Tư pháp), cần xem lại tính pháp lý và hợp lý của văn bản này.
Đã tham khảo trước khi đưa ra quy định
Ngay sau khi quy định về việc xử lý học sinh vi phạm an toàn giao thông vừa được đưa ra, nhiều người cho rằng, việc học sinh vi phạm về an toàn giao thông đã có cảnh sát giao thông xử lý. Nếu nhà trường cũng phạt, nghĩa là mỗi học sinh "gánh" án phạt đến 2 lần. Như thế là quá nặng.
PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cho rằng, quy định buộc học sinh thôi học 1 tuần hoặc trả về nhà tùy theo mức độ vi phạm là hoàn toàn đúng. Trong lúc toàn xã hội đang vận động thực hiện văn hóa trong giao thông thì tầng lớp HS-SV, những người có tri thức mà bỏ qua thì rất phản cảm. Vì thế, để xử lý triệt để hơn là hoàn toàn đúng.
Một số bạn đọc cho rằng, học sinh phạm luật giao thông đã có cơ quan chức năng chuyên trách thực hiện các hình thức phạt theo quy định, vậy tại sao cần phải đưa quy định này vào trường học? Nhà trường làm như thế liệu có phạm luật không? Về việc này, PGS Cương chia sẻ: "Tôi cho rằng quy định đó không hề phạm luật vì trường học cũng có quy định của trường học. Chẳng hạn một số trường cấm nhuộm tóc, cấm ăn mặc phản cảm, cấm nói tục chửi bậy trong nhà trường...
Nếu các em ra ngoài trường mà thực hiện thì không sao nhưng nếu trong trường học, nhà trường có quyền kỉ luật bởi một khi các em đã đồng ý và cam kết gia nhập cộng đồng nhưng vẫn vi phạm, chúng tôi có quyền loại các em ấy ra khỏi nhà trường".
Trao đổi với PV Dân trí trước đó, ông Nguyễn Hiệp Thống, PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, Sở đã có tham khảo các văn bản trước khi đưa ra quy định này.
Theo đó, nếu học sinh mặc dù đã được tuyên truyền giáo dục, đã cùng gia đình kí cam kết, đã bị nhắc nhở phê bình cảnh cáo nhiều lần mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị xử lý đình chỉ học tập 1 tuần để kiểm điểm, giáo dục cho học sinh nhận thức rõ về hành vi sai trái của mình. Đây là hình thức kỉ luật đã được quy định rõ trong Điều 42 của "Điều lệ trường THPT" do Bộ GD&ĐT ban hành từ năm 2011.
Văn bản có sai luật?
Trao đổi với PV Dân trí vào chiều 12/3, ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết, văn bản của Sở GD&ĐT ban hành ngày 7/3 quy định: HS-SV vi phạm lần 1, hạ một bậc hạnh kiểm trong liên quan đến việc xử lý học sinh khi vi phạm luật an toàn giao thông, trong đó có quy định: Đối với HS-SV, vi phạm lần 1: Hạ một bậc hạnh kiểm trong tháng mắc lỗi, phê bình trước lớp, trước trường, kiểm điểm và mời gia đình đến cam kết.
Ông Đồng Ngọc Ba (ảnh: Bộ Tư pháp)
Học sinh đã biết lỗi nhưng vẫn vi phạm lần 2 sẽ bị hạ một bậc hạnh kiểm của học kì, trả về gia đình 3 ngày để tự kiểm điểm, thông báo tới địa phương cư trú.
Nếu đã được giáo dục vẫn tái phạm nhiều lần, học sinh sẽ bị xếp loại hạnh kiểm yếu, cảnh cáo trước toàn trường, ghi học bạ, buổi thôi học 1 tuần để gia đình và địa phương quản lý, giáo dục răn đe...
Theo ông Ba, Sở GD&ĐT ra văn bản này dựa trên Thông tư 12/2011 của Bộ GD&ĐT về điều lệ Trường THCS, Trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp; Cùng với Thông tư 58/2011 của Bộ GD&ĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
Căn cứ theo đó, Sở GD&ĐT đã đưa ra các quy định trên đây. Tuy nhiên, theo ông Ba, đó là quan điểm của Sở GD&ĐT Hà Nội. Còn về căn cứ pháp lý trên văn bản, ông Ba cho rằng, cần xem xét lại tính pháp lý và hợp lý của văn bản này. Đây là văn bản hành chính nhưng lại có yếu tố quy phạm. Ông cũng chưa tìm thấy nội dung về việc Sở có thẩm quyền ra văn bản có những quy định như vậy.
Ông Ba cho biết thêm, vào đầu tuần tới, Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật (Bộ Tư pháp) sẽ có buổi làm việc trực tiếp với Sở GD&ĐT Hà Nội, các chuyên gia để nắm thông tin, xác minh chặt chẽ để có quyết định cụ thể.
Mỹ Hà
Theo Dantri
Học sinh quấn chăn đến lớp học vì quá giá rét Những ngày qua thời tiết miền Bắc quá giá rét đã khiến cho các bạn học sinh phải chật vật trong học hành. Bốn ngày qua, thời tiết Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đều nằm trong diện rét đậm, rét hại khiến cho đời sống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng lớn. Trước tình hình nảy, nhiều trường tiểu...