Nghệ An: Học sinh miền núi dầm nước bắt cua đồng để kiếm tiền đi học
Mùa hè cũng như mùa đông, cứ sau mỗi buổi đến trường, nhiều em nhỏ tại các xã miền núi huyện Yên Thành, Nghệ An lại lặn lội ra các cánh đồng giúp đỡ cha mẹ mò cua, bắt ốc kiếm thêm khoản thu nhập mua sách, vở… đến trường.
Học sinh miền núi bắt cua đồng để kiếm tiền đi học
Quanh năm, dưới cái nắng bỏng rát mặt hay mùa đông lạnh ngắt… các em nhỏ ở cái vùng quê nghèo này vẫn gắn bó với công việc của mình.
Theo ghi nhận của PV, mặc dù giờ đã là mùa đông nhưng trên các cánh đồng, nhiều em nhỏ ngụp lặn dưới dòng nước, mò mẫm dưới các bờ ruộng để tìm kiếm cua, ốc… Các em không hề có dụng cụ bảo hộ mà chỉ dùng đôi tay, chân trần để bắt cua. Cả thân thể các em luôn ướt đẫm, lấm luốc bùn đất trông rất tội nghiệp.
Mặc dù dưới thời tiết giá lạnh nhưng hàng ngày các em học sinh vẫn dầm nước để bắt cua.
Dáng người nhỏ thó, làn da đen nhẻm, em Nguyễn Bảo Duy (học sinh lớp 4, trường Tiểu học xã Tây Thành) trông già dặn hơn so với các bạn cùng lứa. suốt năm của Duy gắn liền với công việc bắt cua… Mỗi ngày, sau những giờ học, Duy lại theo các bạn đến các cánh đồng kiếm thêm thu nhập.
“Mỗi ngày em bắt được khoảng 1-2 kg cua, bán được khoảng 30 – 40 ngàn đồng. Gia đình đông anh em, trong khi bố bị ung thư giai đoạn cuối nên em phải thường xuyên đi bắt cua để kiếm tiền mua sách vở và phụ giúp cho bố mẹ”, em Duy chia sẻ.
Với em Bảo, công việc bắt cua đã trở nên quen thuộc.
Sau buổi sáng lên lớp, em Nguyễn Quốc Bảo (thôn Hậu Thành, xã Tây Thành) với đôi chân trần lại theo nhóm bạn trong thôn rong ruổi trên các cánh đồng để bắt cua.
Để bắt được cua các em phải rất vất vả.
Em cho biết:”Bố đi làm thuê xa nhà, mẹ thì phải làm công việc nhà nên sau những buổi nghỉ học em lại tranh thủ ra đồng bắt cua để phụ giúp một phần cho bố mẹ”.
Không chỉ Duy, Bảo, mà nhiều em nhỏ khác tại các xã miền núi: Quang Thành, Tây Thành… của huyện Yên Thành quanh năm đi mò cua, bắt ốc để phụ giúp gia đình kiếm tiền mua sách vở để đến trường.
Thân thể nhuốm đầy bùn đất.
Chia sẻ với PV, thầy giáo Phạm Đình Hậu – Hiệu phó trường Tiểu Học xã Quang Thành cho biết: “Oử vùng nông thôn, cuộc sống của người dân còn gặp rất nhiều khốn khó. Sau thời gian đến trường các em phải lại mưu sinh đủ các nghề để mưu sinh”.
“Việc các em đi bắt cua kiếm tiền là một việc làm vất vả đối với các em nhưng vì hoàn cảnh nên các em mới phải làm như vậy”, thầy Hậu cho biết thêm.
Sau khi bắt được cua, các em đem bán cho thương lái để lấy tiền phụ giúp cho gia đình và mua sách vở đi học.
Trời dần ngả về chiều, cái rét lạnh tê người của mùa đông gieo vào trên những khuôn mặt đen nhẻm nhuốc bùn đất. Đội quân lao động nhí môi lập cập vì rét nhưng vẫn thường trực nụ cười để đi bán cua cho các thương lái để lấy tiền về phụ giúp cho bố mẹ để mua sách vở.
Nguyễn Tú
Theo Dân trí
Học sinh vẽ tranh trên đá, gây quỹ giúp bạn
Từ những viên đá, các bạn học sinh miền núi Nghệ An đã vẽ nên những bức tranh sinh động để gây quỹ giúp các bạn học sinh nghèo, mồ côi.
Học sinh hào hứng tham gia cuộc thi vẽ tranh trên đá - Ảnh: NHUNG NGUYỄN
Buổi chào cờ đầu tuần một ngày đầu tháng 11 ở Trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An) trở nên sôi động hơn hẳn khi các bạn học sinh cùng ngồi lại sân trường, tham gia cuộc thi vẽ tranh trên đá.
Những hòn đá suối được chọn lựa kỹ càng, rửa sạch sẽ từ những ngày trước là vật liệu chính để các "họa sĩ" trổ tài. Chỉ khoảng một giờ đồng hồ, qua bàn tay khéo léo của các bạn nhỏ, những hòn đá suối tưởng chừng như vô tri trở thành bức tranh sinh động về bản làng, quê hương, biển đảo, động vật, hoa lá...
Cô Nguyễn Thị Nhung - quyền hiệu trưởng nhà trường - cho biết cuộc thi vẽ tranh trên đá bắt nguồn từ việc cô thấy trên mạng có những viên đá được vẽ rất đẹp mắt và nghĩ "cho học sinh của mình thử xem sao". Trường đóng trên địa bàn xã nằm dọc hai bên dòng Nậm Mộ nên đá cuội rất nhiều - nguồn tài nguyên sẵn có để thực hiện ý tưởng.
Với suy nghĩ đó, cô Nhung bàn bạc với thầy Nguyễn Quốc Dũng (giáo viên mỹ thuật) tổ chức cuộc thi vẽ tranh trên đá, vừa tạo sân chơi cho học sinh, vừa có những sản phẩm đẹp mắt từ thiên nhiên ban tặng.
"Chúng tôi nói với các em, chỉ cần một viên than, hay hòn đá, các em cũng có thể trở thành họa sĩ. Với việc thi vẽ trên đá, chúng tôi hi vọng các em tự tin và thể hiện năng khiếu sáng tạo của mình", cô Nhung kể.
Sau buổi trải nghiệm ở bờ suối, tìm nguyên vật liệu theo sở thích, ý đồ của mỗi em, các thầy cô tiếp tục phân tích cho học sinh các viên đá có hình dạng phù hợp nhất để sáng tác. Nhà trường cung cấp sơn, bút, đến khi cuộc thi diễn ra các em mới bắt đầu vẽ theo ý tưởng của mình.
"Đây là lần đầu tiên các em được tiếp xúc với việc vẽ bằng sơn màu. Trước đó các em chỉ được vẽ bằng bút chì, sáp màu. Tôi từng hướng dẫn cách thức sử dụng nên các em không tỏ ra lạ lẫm mà nhanh chóng cầm cọ vẽ ngay", thầy Dũng tâm đắc.
Cuộc thi được cô Nhung chia sẻ trên mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn bè. Không ít người ngỏ ý muốn mua lại những bức tranh đá của học sinh.
Trăn trở trước việc trường mình còn nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, một số em mồ côi cha, mẹ, phải sống nương tựa vào ông bà đã già yếu, cô Nhung bắt đầu "rao" các sản phẩm cùng danh sách học sinh cần giúp đỡ trên mạng xã hội. Biết được việc làm ý nghĩa của các thầy cô, nhiều tấm lòng đã đến với các em học sinh nghèo miền núi.
"Tác phẩm tranh đá của các em không chỉ độc đáo, sáng tạo và sinh động mà số tiền bán được từ tranh đá được nhà trường hỗ trợ mua gạo, mì gói cho gia đình 42 học sinh nghèo và mồ côi. Việc làm này giúp các em hiểu thêm về tinh thần tương thân tương ái, quý trọng những thứ mà thiên nhiên ban tặng xung quanh mình", cô Nhung phấn khởi.
Theo tuoitre
Nghệ An: Trường khó khăn bậc nhất cả nước chạy đua thời gian để kịp khai giảng Sau lũ, Trường Tiểu học Mường Típ 1 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) ngổn ngang khó khăn. Với sự giúp đỡ của Đoàn Kinh tế quốc phòng 4 - Quân khu 4, các thầy cô giáo trường vùng biên này đã chạy đua với thời gian để kịp ngày khai giảng năm học mới. Chạy đua thời gian để kịp khai giảng Tính...