Nghệ An: Hiệu trưởng “bật đèn xanh” cho dạy chui tại trường
Cô Đặng Thị Thu Hà, giáo viên trường tiểu học Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An sử dụng phòng học của nhà trường để dạy thêm trái phép trong thời gian dài. Việc này, hiệu trưởng nhà trường biết, nhưng có dấu hiệu bao che, dung túng, không xử lý.
Cô Hà đang tổ chức dạy thêm trái phép cho học sinh.
Thời gian gần đây, người dân địa phương phản ánh, tại trường tiểu học Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương liên tục tổ chức dạy thêm trái phép ngoài giờ hành chính cho các em học sinh, ngay trong phòng học của nhà trường.
Người tổ chức dạy thêm “chui” là cô Đặng Thị Thu Hà, giáo viên bộ môn tiếng Anh của nhà trường. Thời gian dạy là khoảng từ 17 – 19h thứ 5 hàng tuần và liên tục từ đầu năm học 2017 – 2018 tới nay. Điều đáng nói là dù sự việc trên xảy ra trong một thời gian dài, nhưng không bị lãnh đạo nhà trường xử lý, mà có dấu hiệu bao che, dung túng.
Khoảng 17h30 ngày 18/1 (thứ 5), PV đã trực tiếp có mặt tại trường tiểu học Hạnh Lâm để xác minh thông tin phản ánh. Lúc này, dù đã hết giờ hành chính, nhưng cổng trường vẫn mở toang, tại phòng học lớp 5C của trường này, một cô giáo đang tổ chức dạy học.
Thấy sự có mặt của người lạ, cô giáo này phản ứng khá gay gắt và cho rằng mình đang tổ chức bồi dưỡng chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi của nhà trường và không thu tiền. Theo quan sát, trong phòng có khoảng 25 – 30 em học sinh lớp 5 đang học môn tiếng Anh. Tuy nhiên, trao đổi với PV, nhiều học sinh cho biết, cô Hà tổ chức lớp học thêm này từ lâu và thu mỗi buổi học 30.000 đồng/em.
Đang chơi thể thao tại sân bóng chuyền trước cửa phòng lớp 5C (nơi cô Hà đang tổ chức dạy thêm), một người phụ nữ tự xưng tên Phương, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Hạnh Lâm. Bà Phương cho hay, nhà trường không có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi như cô Hà thông tin. Và bà này đề nghị PV liên hệ với hiệu trưởng nhà trường để được cung cấp thêm.
Ông Đoàn Văn Thận, Hiệu trưởng trường tiểu học Hạnh Lâm cho biết, nhà trường không có kế hoạch tổ chức dạy thêm cho học sinh, mà do cô Đặng Thị Thu Hà tự tổ chức. Ông Thận cũng cho rằng, việc cô Hà “dạy thêm” cho học sinh chỉ với mục đích bồi dưỡng thêm cho các em học sinh yếu kém và không thu tiền. Đồng thời ông Thận cũng phủ nhận, cho rằng mình không biết, không liên quan đến việc cô Hà sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức dạy thêm “chui” (!?).
Video đang HOT
Ông Đoàn Văn Thận trao đổi với PV.
Tuy nhiên, cuối cuộc làm việc, ông Hiệu trưởng trường tiểu học Hạnh Lâm lại khẳng định: “Việc cô Hà dạy mấy năm nay, nhưng tôi và ban giám hiệu nhà trường không có lợi ích gì trong đó”.
Như vậy rõ ràng, ông Thận biết việc cô Hà sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức dạy thêm trái phép trong thời gian dài, nhưng lại bao che, dung túng hoặc “cố tình làm ngơ”.
Nhiều phụ huynh cho rằng, việc cô giáo tổ chức dạy thêm trái phép sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các em học sinh đi học và không đi học. Thậm chí những em tham gia học thêm sẽ được giáo viên ưu ái hơn trong công tác thi cử và chấm điểm (?!).
Liên quan đến sự việc này, ông Đặng Văn Hóa, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Thanh Chương cho biết: “Đối với cấp tiểu học không có hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài giờ hành chính. Phòng sẽ chỉ đạo vào cuộc kiểm tra và xử lý nghiêm tình trạng trên. Nếu đúng như PV phản ánh thì việc giáo viên tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đương nhiên hiệu trưởng và ban giám hiệu phải biết. Sau khi có kết quả, tùy theo mức độ vi phạm, phòng sẽ có hình thức xử lý phù hợp với cô Đặng Thị Thu Hà và Hiệu trưởng trường tiểu học Hạnh Lâm”.
Theo Người Đưa Tin
Thiếu phòng học để áp dụng chương trình, SGK mới
Mỗi môn học sẽ lựa chọn 2 giáo viên cốt cán/địa phương để đào tạo trước, rà soát lại số phòng học, trang thiết bị thiếu để đảm bảo sĩ số 35 học sinh/lớp ở bậc tiểu học nhằm áp dụng chương trình mới... là những điều kiện được lãnh đạo Bộ GD&ĐT đề cập trong hội nghị trực tuyến triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, chương trình, SGK mới do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức ngày 20/1.
Để áp dụng chương trình, phải xây dựng thêm nhiều trường, phòng học mới.
Cơ sở lo chất lượng đội ngũ
Hiệu trưởng THCS giảng Võ, Ba Đình Đoàn Công Thạo cho rằng, trường đã tham gia dạy tích hợp nhiều năm nay. Tuy nhiên, khi tìm hiểu chương trình mới ông có nhiều băn khoăn, bởi ông thấy chương trình chưa thực sự giảm tải. giảm tải là làm sao giảm các dạng bài quá khó để học sinh có thời gian học thực hành. Ở môn KHTN mới, chương trình 4 tiết/ tuần với tổng thời lượng cho 4 năm học là 595 tiết, chỉ giảm hơn chương trình hiện hành 35 tiết thì không gọi là giảm tải. Ông Thạo cho rằng, học sinh THCS ở độ tuổi 11-15 nên tăng nội dung học trải nghiệm. "Hơn nữa, với cách ghép kiến thức các môn đứng cạnh nhau thì tình hình giáo viên Vật lý không đơn giản mà dạy được cả Hóa học và Sinh học", ông nói.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức đánh giá chương trình đáp ứng được nhu cầu giáo dục trong giai đoạn mới, đặc biệt là việc biên soạn các môn học phù hợp, tăng hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, ông cũng băn khoăn phần phẩm chất, năng lực và các yêu cầu cần đạt phải xem lại bởi phải tính đến việc cân bằng học sinh các vùng miền khác nhau. Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên cũng cần được chủ động triển khai sớm tránh việc vừa chạy vừa xếp hàng.
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng giáo dục quận Tây Hồ (Hà Nội) cho rằng, ông không lo chất lượng, trình độ giáo viên khi áp dụng chương trình, SGk mới mà lo giáo viên không nhiệt tình thực hiện. Trong khi để thực hiện, phải bắt nguồn từ cơ sở. Vì vậy, phải tập huấn, đào tạo làm sao để giáo viên hiểu cần đổi mới và đổi mới thực hiện như thế nào rất quan trọng. Ông Vũ cũng cho rằng, từ đây đến khi áp dụng chương trình đổi mới từ lớp 1 không còn nhiều thời gian, vì vậy cơ sở cần được hướng dẫn rõ về việc thay đổi cơ sở vật chất, cụ thể các phòng học chức năng cần đáp ứng tiêu chí nào để sớm có tham mưu, triển khai.
Trong khi đó, nhiều hiệu trưởng khác đều bày tỏ băn khoăn về việc đào tạo đội ngũ giáo viên để áp dụng chương trình đổi mới từ nay đến khi triển khai được triển khai theo lộ trình nào.
Thiếu nhiều phòng học
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, điều kiện đầu tiên để thực hiện chương trình đổi mới chính là sự đồng thuận đổi mới của giáo viên. Ngoài ra, các đơn vị rà soát, triển khai cơ sở vật chất đảm bảo sĩ số học sinh 35 em/ lớp đối với tiểu học, 45 em/lớp đối với THCS để thực hiện nội dung dạy học mới theo hướng làm việc nhóm. Theo khảo sát, cả nước hiện có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập, trong đó có gần 420 nghìn phòng học (đạt tỉ lệ 77,1% phòng học kiên cố). Tuy nhiên, các điều kiện về phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học, thư viện hiện chưa đáp ứng được nhu cầu.
Ông Phạm Hùng Anh, Phó cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) thông tin, tỷ lệ học sinh trên lớp trung bình của Hà Nội hiện nay đông, vượt quy định sĩ số học sinh/lớp của Bộ GD&ĐT với con số 40 em trên lớp, trong khi tỉ lệ này ở Hải Phòng là 34 em/lớp, Cần Thơ 32 em/lớp.
Tỷ lệ phòng học bộ môn cũng khá khiêm tốn, trung bình phòng học bộ môn THCS đạt 3 phòng trên 1 trường. Cấp THPT đạt 5 phòng/trường, trong đó tỷ lệ phòng học bộ môn đáp ứng đạt 70%, cơ bản trên 50%.
Theo ông Hùng Anh, khi triển khai áp dụng chương trình mới với quan điểm sẽ xây dựng chương trình phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có. Tuy nhiên, cấp tiểu học sẽ áp dụng dạy 2 buổi/ngày và đẩy mạnh nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh với có một số môn học tự chọn. Vì vậy, sơ sở tính toán để bố trí đủ phòng học trên lớp, bổ sung thêm các phòng học. Cấp THCS, phải có phòng học tự chọn, tối thiểu 0,6 phòng học/lớp ở cả bậc THCS và THPT.
Về thiết bị dạy học tối thiểu, cũng cần rà soát, bố trí sử dụng lại hệ thống cơ sở vật chất có hiệu quả. "Như môn Vật lý, năm nay theo chương trình mới phần quang hình chuyển xuống dạy ở cấp THCS, thì toàn bộ các trang thiết bị quang hình trong chương trình THPT sẽ chuyển xuống THCS. Hiện nay cơ sở của các nhà trường rất khó khăn nên sẽ ưu tiên cho những trường nhiều trang thiết bị dạy học", ông Hùng Anh nói.
Đào tạo giáo viên cuốn chiếu
Nói về kế hoạch đào tạo đội ngũ, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay bộ đã lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cụ thể để cùng Sở GD&ĐT bồi dưỡng giáo viên. Trong đó, các cơ sở đào tạo sẽ đào tạo giáo viên dạy các môn theo chương trình môn học mới ví dụ như: KHTN, KHXH, Lịch sử và Địa lý....
Ông Minh cho biết, bộ thực hiện bồi dưỡng giáo viên theo lộ trình lựa chọn giáo viên cốt cán bồi dưỡng trước. Theo đó, mỗi môn học sẽ có 2 giáo viên được lựa chọn/ tỉnh/ thành phố để bồi dưỡng cốt cán khoảng 8 ngày vào kỳ 2 năm 2019. Địa phương chọn giáo viên có độ tuổi đảm bảo để có thể đi hết cấp học, không chọn giáo viên gần về hưu. Sau đó, bộ sẽ tổ chức bồi dưỡng giáo viên đại trà qua mạng.
Ngoài ra, Bộ cũng lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp. Theo tính toán, mỗi giáo viên sẽ phải học thêm 20 tín chỉ (mỗi tín chỉ 15 tiết) để dạy tích hợp. Khi đó, giáo viên Lịch sử có thể dạy cả Địa lý và ngược lại.
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, Bộ nên sớm có chương trình bồi dưỡng khung và chương trình chi tiết để các đơn vị có phương án triển khai. Đặc biệt, Hà Nội có lượng giáo viên đông đảo mà chọn bồi dưỡng cốt cán 2 người/ bộ môn thì rất khó để triển khai đại trà.
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, để áp dụng chương trình, SGK mới cần đầu tư xây mới khoảng 57.084 phòng học các cấp. Riêng phòng học bộ môn, cấp THCS ước tính thiếu khoảng 10.224 phòng, cấp THPT thiếu khoảng 3.195 phòng. Cần bổ sung thêm gần 28.000 thư viện, 156.000 thiết bị dạy học các môn...
Theo TPO
Tổ chức 'hội chợ tuổi thơ' đem Tết đến cho học sinh nghèo Hàng trăm em học sinh cùng giáo viên trường tiểu học xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tổ chức thành công mô hình "hội chợ tuổi thơ". Chiều 19/1 trường tiểu học Sơn Phú, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức "Hội chợ tuổi thơ". Chiều ngày 19/1, tại trường tiểu học xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh)...