Nghệ An: GV tiếng Anh ôn tập và khảo sát năng lực không phải nộp lệ phí
Sở GD&ĐT Nghệ An sẽ phối hợp với một đơn vị kiểm định độc lập, tiến hành khảo sát năng lực toàn bộ giáo viên tiếng Anh trong cơ sở giáo dục công lập và GDTX trên toàn tỉnh.
Ngoại trừ người đã có chứng quốc tế đúng quy định, giáo viên tiếng Anh toàn tỉnh Nghệ An sẽ tham gia khảo sát năng lực
Sở GD&ĐT Nghệ An vừa ban hành kế hoạch Khảo sát năng lực giáo viên Tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và GDTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đây là một trong những nội dung nhằm góp phần thực hiện tốt Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030″.
Đối tượng khảo sát là giáo viên tiếng Anh trong cơ sở giáo dục phổ thông và GDTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Riêng giáo viên đã có chứng chỉ quốc tế được quy đổi đạt chuẩn theo quy định của cấp học thì không phải tham gia khảo sát. Thời gian có hiệu lực của các chứng chỉ trên được tính trong vòng 5 năm, kể từ thời gian ghi trên chứng chỉ hoặc giáo viên còn dưới 24 tháng đến tuổi nghỉ hưu, tính từ 01/3/2021).
Ông Nguyễn Trọng Hoàn – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Việc khảo sát năng lực giáo viên tiếng Anh sẽ do Sở phối hợp với một đơn vị kiểm định độc lập triển khai. Đơn vị này có đủ năng lực và tư cách pháp lý để tổ chức thi và cấp chứng chỉ quốc tế.
Mục đích nhằm khảo sát năng lực giáo viên tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Qua đó có cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu dạy học theo quy định và việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018). Kết quả khảo sát cũng là cơ sở để lựa chọn những giáo viên tiếng Anh có trình độ, năng lực tốt làm cốt cán cho ngành giáo dục Nghệ An.
Tập huấn nâng cao năng lực giáo viên tiếng Anh tại Nghệ An
Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định: “Giáo viên tiếng Anh tham gia ôn tập và khảo sát không phải nộp lệ phí. Chi phí được trích từ nguồn ngân sách nhà nước bố trí hàng năm cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Sau khi thi khảo sát, kết quả sẽ được gửi riêng về cho từng giáo viên theo địa chỉ Email. Kết quả khảo sát cũng không được đưa vào để đánh giá xếp loại hay thi đua cuối năm đối với giáo viên”.
Tuy nhiên, kết quả này sẽ giúp giáo viên Tiếng Anh tự nhận định năng lực của mình so với yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay để tự học, tự nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm. Đồng thời, đây cũng là một căn cứ để ngành phân tích trình độ giáo viên tiếng Anh phổ thông và GDTX trên địa bàn đang ở mức nào. Qua đó, xây dựng kế hoạch và lộ trình bồi dưỡng chất lượng giáo viên tiếng Anh phù hợp.
Cũng theo ông Nguyễn Trọng Hoàn: Ngành giáo dục tỉnh tin tưởng, với ý thức, trách nhiệm và tự trọng nghề nghiệp, giáo viên sẽ tham gia khảo sát nghiêm túc. Đây cũng là động lực nâng cao chất lượng giáo viên, chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn.
Để triển khai khảo sát, Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu các nhà trường và các GD&ĐT rà soát thực trạng giáo viên tiếng Anh của đơn vị mình. Cụ thể, cơ sở giáo dục phổ thông và GDTX cập nhật thông tin về chứng chỉ năng lực của giáo viên tiếng Anh (theo Đề án NN 2020) lên phần mềm bồi dưỡng thường xuyên ESQM. Thông báo danh sách giáo viên không phải tham gia khảo sát và bồi dưỡng để đạt chứng chỉ quốc tế theo quy định.
Việc khảo sát sẽ được tổ chức tại TP Vinh, Nghệ An. Dự kiến từ 1-31/8 sẽ khảo sát cho toàn bộ giáo viên tiếng Anh cấp THPT, GDTX cấp THPT; từ 1- 30/11 tổ chức khảo sát cho toàn bộ giáo viên tiếng Anh cấp THCS; từ 1-30/3/2022, tổ chức khảo sát cho toàn bộ giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học.
Dựa trên kết quả khảo sát, Sở sẽ tiến hành tổ chức bồi dưỡng từ năm 2021 – 2024 và tổ chức chi lấy chứng chỉ quốc tế cho giáo viên tiếng Anh trên địa bàn.
Trước đó, Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đã kết hợp với một số trung tâm, cơ sở đào tạo ngoại ngữ để tổ chức bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, nâng cao năng lực sư phạm tiếng Anh… Qua đó, cải thiện chất lượng dạy học ngoại ngữ chung trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc khảo sát chất lượng giáo viên tiếng Anh phải do đơn vị kiểm định độc lập, tránh tình trạng trung tâm vừa bồi dưỡng, vừa đánh giá giáo viên sẽ không khách quan, chính xác.
Mang hơi ấm Tết cho gần 600 giáo viên và học sinh vùng cao khó khăn
Để động viên các giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sở GD&ĐT Nghệ An đã đi thăm và trao quà Tết sớm.
Mang hơi ấm Tết cho gần 600 giáo viên và học sinh vùng cao khó khăn
Ngày 15/1, lãnh đạo sở GD&ĐT Nghệ An đã đi thăm và trao quà tết cho gần 600 giáo viên và học sinh ở các huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An. Tổng giá trị các suất quà là 430.000.000 đồng. Đây là số tiền ngành giáo dục huy động từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp nhằm hưởng ứng Tết "Vì người nghèo" do tỉnh Nghệ An phát động.
Dịp này, sở GD&ĐT Nghệ An đến thăm và tặng quà tại các trường mầm non, tiểu học và THCS ở các xã Chi Khê (huyện Con Cuông), Tam Quang (huyện Tương Dương), Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn), Giai Xuân (huyện Tân Kỳ), Tri Lễ (huyện Quế Phong) Châu Hội (huyện Quỳ Châu), Đồng Hợp (huyện Quỳ Hợp).
Sở GD&ĐT Nghệ An trao quà cho các em học sinh Con Cuông.
Tại các điểm trường, ông Thái Văn Thành - Giám đốc sở GD&ĐT Nghệ An bày tỏ sự biết ơn tri ân đối với các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại những trường vùng sâu, vùng xa của tỉnh.Sự nỗ lực của các thầy giáo, cô giáo đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học và từng bước rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa vùng miền núi và miền xuôi.
"Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian tới, ngành giáo dục đề nghị các thầy cô giáo tiếp tục phát huy tình yêu nghề, mến trẻ, nỗ lực trau dồi chuyên môn và không ngừng cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ và từng bước đưa giáo dục miền núi của Nghệ An ngày càng phát triển", ông Thành nói.
Vui tết sớm với các trường vùng cao, giám đốc sở GD&ĐT cũng mong muốn các phụ huynh quyết tâm chịu khó, chịu khổ để cùng đồng hành với nhà trường trong việc giáo dục học sinh, nuôi dạy các cháu trưởng thành để có trí tuệ, vươn lên thoát nghèo.
Mặc dù còn khó khăn nhưng nhiều em vẫn nghị lực học tập tốt.
Vui mừng khi nhận được phần quà, em Hồ Vi Quỳnh Như, lớp 1A, trường tiểu học Bồng Khê, huyện Con Cuông cho biết: "Em sẽ cố gắng học tập, nghe lời thầy cô và bố mẹ để trở thành con ngoan, trò giỏi".
Được biết, đây là hoạt động thường niên đã được sở GD&ĐT tạo duy trì nhiều năm nay trong dịp chuẩn bị chào đón năm mới. Đây cũng là dịp để ngành tri ân tới những giáo viên đang miệt mài cắm bản và những học sinh là người dân tộc thiểu số ở những vùng thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Những món quà Tết sớm cho các học sinh vùng cao.
Sáng 16/1, bà Ngô Thị Minh - Thứ trưởng bộ GD&ĐT cùng đoàn công tác đã tới thăm và trao quà Điều ước cho em tại Trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh Nghệ An.
Trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh Nghệ An là ngôi trường đặc thù, "hội tụ" học sinh ở nhiều thành phần dân tộc nhất trong tỉnh: Thái, Mông, Khơ Mú, Ơ Đu, Nùng, Thổ, Kinh, Đan Lai. Trong đó tộc người Ơ Đu và Đan Lai là 2 dân tộc rất ít người chỉ phân bố ở Nghệ An.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao học bổng "Điều ước cho em" tới học sinh 2 trường THPT DTNT Nghệ An.
Năm học 2020 - 2021 nhà trường có 18 lớp, gần 600 học sinh. Là môi trường nội trú nên mọi sinh hoạt, học tập của các em đều ở trong trường. Các em được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhưng nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa hoặc mồ côi bố, mẹ. Có em mắc bệnh hiểm nghèo phải thường xuyên đến bệnh viện điều trị định kỳ.
Trường xuống cấp nguy hiểm, học sinh Nghĩa Đàn 'rét run' ngồi học trong gara xe đạp Việc học trong gara ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy và học của nhà trường và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên và học sinh. Cận cảnh ngôi trường xuống cấp và lớp học trong gara. Clip: Mỹ Hà - Đức Anh Trường THCS Long Lộc (Nghĩa Đàn) là ngôi trường được sáp nhập từ 2 trường THCS...