Nghệ An: Giá chanh rớt thảm, nông dân mòn mỏi ngóng thương lái
Thời điểm này đang là chính vụ thu hoạch chanh, nhưng hàng ngàn hộ dân trồng chanh ở Nghệ An đứng ngồi không yên vì giá giảm mạnh lại bí đầu ra.
Gần 1 tháng nay, bà con nông dân trồng chanh ở các huyện như: Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Con Cuông, Tương Dương ở Nghệ An đang bước vào mùa thu hoạch chanh. Hiện, giá chanh ở mức giá 3.000-4.500 đồng/kg, giá xuống thấp lại không có thương lái thu mua khiến bà con đứng ngồi không yên.
Vườn chanh của ông Nguyễn Hồ Phúc, ở thôn Bãi Ổi xã Chi Khê trĩu quả nhưng chưa có thương lái về mua.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Hồ Phúc ở thôn Bãi Ổi, xã Chi Khê, huyện Con Cuông nói: Năm nay chanh được mùa, trái chất lượng. Tuy nhiên, giá chanh xuống thấp còn 3.000-4.500 đồng/kg. Vườn chanh 1,5ha ước đạt 15 tấn quả, nếu giá bán như mấy năm trước (6.000-7.000 đồng/kg) gia đình thu lãi 50-60 triệu đồng. Năm nay giá quá thấp, lại không có người mua. Đến thời điểm này tôi mới bán được 5 tấn quả, đang còn 10 tấn quả chưa thu hoạch.
Vài hôm nữa mà không ai đến mua thì rất gay go vì chanh vào giai đoạn vàng quả và bắt đầu tự rụng- ông Phúc buồn bã nói.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Long lo lắng nếu tới đây không có thương lái về mua thì chanh rụng hết.
Anh Nguyễn Văn Long cũng ở thôn Bãi Ổi, cho biết: Với giá chanh khoảng 4.000 đồng/kg, trung bình phải thuê 4 người hái trái với giá 200.000 đồng/người/ngày. Như vậy mỗi tấn chanh phải bỏ chi phí 800.000 đồng tiền thu hoạch, cộng với tiền đầu tư, chăm sóc thì lỗ nặng.
Thôn Bãi Ổi, xã Chi Khê là địa phương có diện tích trồng chanh lớn nhất huyện Con Cuông với tổng diện tích gần 100 ha, trong đó có trên 75 ha đã cho thu hoạch. Cả thôn có 104 hộ thì 100% số hộ dân sống bằng nguồn thu nhập chính từ cây chanh. Mỗi năm, các vườn chanh ở Bãi Ổi cho năng suất khoảng 5-6 tấn/ha, cá biệt có những vườn thâm canh tốt có thể đạt 9-10 tấn/ha.
Người dân xã Chi Khê hái chanh về chất đống do giá rớt thê thảm.
Ông Bùi Thế Hiền – Chủ tịch Hội Nông dân xã Chi Khê, chia sẻ: 10 năm trước, chanh được xem là một trong những cây trồng chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở đây. Tuy nhiên, mấy năm nay lượng chanh quá nhiều, vì không những ở huyện Con Cuông mà nhiều địa phương khác cũng trồng dẫn đến cung vượt cầu, đầu ra chưa ổn định, chủ yếu nông dân tự tìm đầu ra. Sắp tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền, vận động các hộ trồng chanh chuyển sang kết hợp trồng chanh trái vụ, để có nguồn thu nhập ổn định hơn.
Theo Danviet
Nghệ An: Nắng nóng đỉnh điểm, hàng nghìn hộ dân "khát nước" sạch
Gần một tháng nay, người dân xứ Nghệ quay cuồng với nắng nóng khắc nghiệt, ruộng đồng khô hạn, giếng trơ đáy, hàng nghìn hộ dân lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, nắng nóng khủng khiếp, nhiệt độ đạt ngưỡng 40 độ C, hàng nghìn hộ dân ở các huyện như: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ... (tỉnh Nghệ An) sống chung với cảnh thiếu nước sinh hoạt.
Chưa bao giờ nắng hạn lại kéo dài như hiện nay, hồ đập khô cạn, người dân chao đảo vì thiếu nước. Ảnh: ND
Bà Nguyễn Thị Hường (ở huyện Quỳnh Lưu) cho biết: "Năm nay nắng nóng khiếp quá, đồng ruộng nứt nẻ, cây cối khô héo, nguồn nước sinh hoạt thiếu thốn trầm trọng. Bể dự trữ nước mưa của gia đình đã khô sạch từ lâu, nước giếng đào đã cạn đáy, mấy tuần nay gia đình phải gồng gánh đi xin nước. Nếu nắng nóng cứ tiếp diễn thì người dân chúng tôi vô cùng khổ sở".
Còn ông Trần Văn Đức (ở huyện Yên Thành) cho hay: "Không riêng gì gia đình tôi mà hầu hết người dân trong xã đều lầm vào cảnh khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt. Gia đình nào có điều kiện thì khoan giếng, mùa này mực nước ngầm hạ thấp nên phải khoan máy công suất lớn, chi phí một cái giếng có giá 18.000 - 20.000 triệu đồng; gia đình khó khăn thì sắm dụng cụ dự trữ nước để vượt qua đợt hạn hán này".
Giếng nước cạn kiệt, nhiều gia đình thiếu nước cục bộ. Ảnh: ND
Chưa bao giờ, nguồn nước uống, nước sinh hoạt lại thiếu trầm trọng đối với người dân xứ Nghệ như lúc này. Các biện pháp khắc phục của cho vấn đề cấp bách này vẫn không có hiệu quả nếu nắng nóng cứ tiếp diễn, cuộc sống người dân sẽ vô cùng gian nan, sức khỏe sẽ không đảm bảo.
Bà Nguyễn Thị Bình (ở huyện Tân Kỳ) thở dài: "Người dân đã gần kiệt sức vì hạn hán, mùa màng có nguy cơ mất trắng, nhu cầu nước sinh hoạt thiếu nghiêm trọng. Bây giờ người dân chỉ biết lạy trời mưa xuống thì mới cứu vãn được sự sống con người và cây cối".
Giải pháp cấp bách của người dân là khoan giếng nhưng chi phí quá cao. Ảnh: VĐ
Ông Hoàng Văn Bảy - Chủ tịch UBND xã Quang Thành cho biết: "Năm nay thời tiết quá khắc nghiệt nên đã đẩy người dân vào cảnh thiếu nước sinh hoạt, nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp cũng cạn kiệt. Ngoài nổ lực của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng tạo điều kiện hỗ trợ cùng chính quyền để có thể đào thêm các giếng làng để phục vụ cho nhân dân trong dịp thiếu nước như hiện nay. Hy vọng, người dân sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này".
Theo Danviet
Thủy điện Bản Vẽ xả lũ sẽ ảnh hưởng lớn tới 6 huyện Sáng 30.7, thủy điện Bản Vẽ (ở Nghệ An) - thủy điện lớn nhất Bắc Miền Trung chính thức xả lũ khiến 6 huyện của tỉnh Nghệ An ảnh hưởng trực tiếp. Những ngày qua, trên địa bàn Nghệ An mưa rất to, khiến lòng hồ thủy điện Bản Vẽ nước dâng lên cao, vượt mức báo động. Vì vậy, Ban chỉ huy...