Nghệ An: Đất núi sạt lở xóa sổ lớp mầm non, cô trò tá túc nhà văn hóa bản
Mái núi đổ ập xuống sau cơn mưa lớn kéo dài đã xóa sổ lớp học cho trẻ 3-4 tuổi tại điểm bản Lưu Thắng, Trường mầm non Chiêu Lưu 2 (xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). Hàng chục trẻ mầm non sẽ phải học nhờ nhà văn hóa bản trong năm học mới này.
Cơn bão số 3 cuối tháng 7/2018 gây mưa lớn kéo dài khiến một nửa mái núi đổ ập xuống điểm trường mầm non bản Lưu Thắng, Trường mầm non Chiêu Lưu 2 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). Một khối lượng đất đá cực lớn đã đổ ập xuống gây hư hỏng hoàn toàn lớp học bằng gỗ dành cho trẻ 3-4 tuổi. Toàn bộ phần gỗ phía sau đổ sập, cột gỗ bị xô đổ kéo theo mái nhà bị hư, rất nguy hiểm. Phòng học cũng xuất hiện 1 vết nứt chạy ngang tường.
Sạt lở núi xóa sổ lớp mầm non
Đất đá cũng san phẳng khu vườn rau, vùi lấp, tràn vào án ngữ dày gần 1m trước cửa lớp học kiên cố dành cho trẻ 5 tuổi. Gian nhà bếp cũng bị vùi lấp, hư hỏng, không thể sử dụng được. Toàn bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học… ở 2 lớp học này bị hư hại nặng nề.
Sau khi xảy ra sự việc, ban giám hiệu nhà trường, người dân, chính quyền địa phương và các giáo viên đã có mặt, tìm cách khắc phục hậu quả. Một số đồ dùng, thiết bị còn có thể tái sử dụng ra ngoài được chuyển ra ngoài, rửa sạch lớp bùn đất. Nhiều giấy tờ, sổ sách, tủ bằng gỗ ép thì hư hỏng hoàn toàn.
Bà Doãn Thị Hương – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Chiêu Lưu 2 cho biết: “Với sức lực, khả năng của các cô giáo thì chỉ có thể dọn dẹp bên ngoài. Khối lượng đất đá sụt lở, tràn vào khu vực điểm trường quá lớn, nằm ngoài khả năng xử lý của trường. Chúng tôi đã có văn bản báo cáo Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn cũng như kiến nghị UBND xã huy động lực lượng, phương tiện cơ giới giải phóng số đất đá đó ra ngoài. Năm học tới, điểm bản Lưu Thắng có khoảng 50 cháu cho 2 nhóm lớp từ 3-5 tuổi. Cái lo lớn nhất của chúng tôi bây giờ là năm học mới sắp bắt đầu nhưng cô trò chưa biết dạy, học ở đâu”.
UBND xã Chiêu Lưu đã huy động lực lượng đào, vận chuyển đất đá ra khỏi khu vực trường học, sửa sang lại phòng học lớp 5 tuổi. Riêng phòng học cho trẻ 3-4 tuổi không thể tiếp tục sử dụng.
“Trước mắt, để đảm bảo an toàn cho các cháu, chúng tôi bố trí lớp 3-4 tuổi sang học tạm tại nhà văn hóa bản Lưu Thắng ngay sát cạnh. Kiên cố hóa trường lớp là điều cần kíp nhưng vượt quá khả năng của xã. Về lâu dài, chúng tôi sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng có phương án, còn thời điểm hiện tại thì rất khó bởi do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều trường, lớp học của các địa phương trong huyện cũng bị thiệt hại nặng nề”, ông Vi Quý Năm – Phó Chủ tịch UBND xã Chiêu Lưu cho hay.
Mùa mưa vẫn chưa kết thúc, việc đảm bảo an toàn cho cô và trò tại điểm trường này vẫn đang hết sức khó khăn do phần mái núi sau khi sạt lở đã để lại một khoảng trống lớn, không có cây cối để “giữ” đất.
“Ngay sau lớp học kiên cố là một tảng đá mồ côi lớn nằm chênh vênh, không biết rơi xuống lúc nào. Nhưng di dời điểm trường này đến nơi mới thì rất khó do không thể tìm được địa điểm phù hợp”, bà Doãn Thị Hương cho biết thêm.
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại tại Trường mầm non Chiêu Lưu 2, điểm bản Lưu Thắng:
Lớp học dành cho trẻ 3-4 tuổi ở điểm trường bản Lưu Thắng (Trường mầm non Chiêu Lưu 2, Kỳ Sơn, Nghệ An) bị hư hỏng hoàn toàn khi mái núi đổ ập xuống sau cơn bão số 3
Khối lượng đất đá rất lớn “tấn công” lớp học mầm non
Toàn bộ phần phía sau lớp bị xô đổ hoàn toàn
Đất đá tràn vào lớp học, có nơi dày đến nửa mét
Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học bị hư hỏng
Các giáo viên cố gắng nhặt nhạnh những đồ dùng còn có thể sử dụng
Đất đá tràn vào, án ngữ trước cửa phòng học của trẻ 5 tuổi và gây ra 1 vết nứt chạy ngang tường
Phần mái núi sau khi sạt lở vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với lớp học phía dưới.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Ảnh: Chóng mặt với tòa tháp cao nhất châu Âu sắp hoàn thành tại Nga
Trung tâm Lakhta sắp sửa hoàn thành ở St. Petersburg, Nga, cao 462m với 87 tầng là một trong những tòa nhà "xoắn" cao nhất thế giới.
Hình vẽ của họa sỹ về Trung tâm Lakhta. Đây là tòa nhà "siêu cao" (những tòa nhà trên 300m trên thế giới) đầu tiên của St. Petersburg, nằm cách trung tâm thành phố chỉ vài km.
Mới đây trên Youtube xuất hiện một video cho người xem cảm giác nhảy tự do từ tòa tháp cao nhất châu Âu này. (Ảnh cắt từ clip)
Ảnh chụp từ trên không mới đây cho thấy Trung tâm Lakhta giờ đã là một tòa tháp hoàn thiện.
Xung quanh tòa tháp là khu phức hợp các không gian công cộng bao gồm 3 quảng trường, 1 sân khấu tròn ngoài trời với 2.000 chỗ ngồi và cảnh quan tản bộ.
Một phần của trung tâm này sẽ được dùng làm trụ sở cho tập đoàn dầu khí Nga Gazprom, "mẹ" của công ty con thi công dự án này Lakhta Center JSC,. Gazprom dự kiến "dọn về nhà mới" vào cuối năm 2019.
Dự án được khởi công năm 2012. Tòa nhà 87 tầng có phần chóp bao gồm đài quan sát và nhà hàng, mang lại cho du khách cảnh tượng cực kỳ ngoạn mục về Vịnh Phần Lan.
Ý tưởng thiết kế ban đầu của tòa tháp được đưa ra từ năm 2011 bởi Tony Kettle, khi đó còn là kiến trúc sư cho công ty RMJM của Scottland.
Theo Philip Nikandrov, một trong những kiến trúc sư tham gia dự án này, ngoại thất của tòa nhà được hoàn thành cuối mùa hè này, còn nội thất sẽ được hoàn thiện trong năm 2019.
Công trình được bao phủ bởi 16.500 tấm kính được trang bị cửa chớp tự động và van được thiết kế để giảm thất thoát nhiệt. Đây là 1 trong các biện pháp giúp cho Trung tâm Lakhta là 1 tòa nhà thân thiện với môi trường, bên cạnh việc lọc và tái sử dụng nước.
Phần móng của tòa nhà được đào sâu đến 82m dưới mặt đất, vì thế nó được Sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận là tòa nhà "đổ bê tông liên tục lớn nhất" trong lịch sử.
Toàn thân của tòa nhà này "vặn xoắn" 1 góc 90 độ từ móng lên đến đỉnh. Gió trên đỉnh tháp có thể thổi với tốc độ gần 140km/h, vì thế công trình này cần tới 15 cột trợ lực để phân tán lực cho phần lõi.
Phần dưới tòa tháp là một mái vòm cao đến 98m. Phần đế của tòa nhà có một mặt dài 260m.
Gazprom từ lâu đã nhắm St. Petersburg làm nơi đặt trụ sở mới cho tập đoàn này và đã "rục rịch" xây 1 tòa tháp ở đây từ năm 2006.
Lakhta Center giành lấy ngôi vị "tòa nhà cao nhất châu Âu" từ tòa tháp liên bang Mosow, hoàn thành năm 2017, cao 374m.
Theo chủ dự án, giờ đây Trung tâm Lakhta là công trình chọc trời ở cực bắc của thế giới. Trung tâm Lakhta hiện là tòa nhà cao thứ 13 trên thế giới./.
Theo Diệu Hương
VOV
Sợ hãi thuốc diệt cỏ? Đừng lo lắng, bạn có thể diệt cỏ dại trong vườn nhà với những nguyên liệu thiên nhiên có sẵn này! Công cuộc diệt cỏ dại chưa bao giờ lại đơn giản, dễ dàng đến thế những nguồn nguyên liệu tự chế cực an toàn có sẵn trong nhà bếp của gia đình bạn. Bạn có bao giờ cảm thấy phát ngán vì cỏ dại mọc lên qua những vết nứt hãy kẽ hở trên sân nhà? Bạn quá sợ hãi với những loại...