Nghệ An đảm bảo 100% học sinh người dân tộc thiểu số thông thạo Tiếng Việt
Việc trang bị Tiếng Việt cho học sinh mầm non và tiểu học sẽ giúp các nhà trường thuận lợi trong việc tổ chức dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Sáng 24/11, Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức Hội nghị Kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 1 “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025″ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: MH
Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người DTTS (giai đoạn 2016-2020) nhằm giúp các em có những kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để các em học tập, lĩnh hội tri thức của các bậc học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Tại Nghệ An, với bậc mầm non, việc thực hiện đề án được triển khai bằng nhiều giải pháp đồng bộ như tăng cường học liệu, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ sớm làm quen với tiếng Việt. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cũng đã tổ chức lồng ghép, tích hợp nội dung tăng cường tiếng Việt một cách linh hoạt, sáng tạo vào các hoạt động trong ngày của trẻ đảm bảo trẻ là người DTTS có thể đạt được các mục tiêu theo giáo dục độ tuổi.
Giờ học tiếng Việt của học sinh Trường mầm non Yên Khê – Con Cuông. Ảnh: MH
Video đang HOT
Với sự nỗ lực của toàn ngành, đến năm 2020, tỷ lệ huy động trẻ em người DTTS đến trường có nhiều kết quả tích cực, trong đó trẻ mẫu giáo đạt 92,6% (chỉ tiêu 90%) và 100% trẻ em người DTTS trong các cơ sở giáo dục được tăng cường tiếng Việt, được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tiếng DTTS tại địa phương để giáo tiếp, chăm sóc giáo trẻ.
Đặc biệt 100% trẻ DTTS được học 2 buổi/ngày và tham gia bán trú 100%. 100% trẻ DTTS 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non được chuẩn bị tốt vốn từ và kỹ năng giáo tiếp (nghe, nói, hiểu) bằng tiếng Việt trước khi vào lớp 1.
Để triển khai giai đoạn 2 đạt hiệu quả, tại hội nghị các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra những bất cập khó khăn như cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trường vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn, tài liệu, đồ dùng để tham khảo và sử dụng dạy tiếng Việt cho trẻ DTTS chưa phong phú.
Một số trường có nhiều giáo viên miền xuôi lên công tác do không biết tiếng dân tộc nên có sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ, làm hạn chế việc tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
Kết luận hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Nguyễn Văn Khoa ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương trong tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhiều trường học đã có cách làm, hoạt động sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn, đặc điểm ngôn ngữ, tâm lý của học sinh để giúp các em tiếp thu, nói, đọc, viết tiếng Việt hiệu quả.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Nguyễn Văn Khoa trao bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các tập thể và cá nhân xuất sắc. Ảnh: MH
Tuy nhiên, theo yêu cầu mới hiện nay, lãnh đạo Sở mong muốn các đơn vị cần tiếp tục quan tâm xây dựng môi trường tiếng Việt trong và ngoài nhóm lớp; bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ CBQL, GV; đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cụm trường, cụm huyện….
Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được giao lưu, học hỏi, chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo trong quản lý, chuyên môn về tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Bên cạnh đó, sẽ phân khai kinh phí tăng cường tiếng Việt hàng năm cho các huyện miền núi để các đơn vị chủ động thực hiện đề án.
Nhiều học sinh chưa hiểu biết sâu sắc về truyền thống văn hóa của dân tộc
Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết ngành giáo dục sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc vào trường học.
Tại buổi gặp mặt các giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số trong khuôn khổ chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020 do Trung ương Đoàn TNCSHCM phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các thầy, cô giáo đã chia sẻ rằng, những hạn chế trong Tiếng Việt, điều kiện học tập, môi trường sống còn khó khăn... đã dẫn đến chất lượng giáo dục cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế. Từ đây, các thầy, cô giáo bày tỏ mong muốn giá trị văn hóa của dân tộc được bảo tồn, phát huy.
Cô Lê Thị Thu Trang, giáo viên Trường Tiểu học và THCS EaTrol (Sông Hinh, Phú Yên) cho rằng, hiện nay học sinh chưa hiểu biết sâu sắc về truyền thống văn hóa của dân tộc.
Có kinh nghiệm hơn 17 năm gắn bó với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cô giáo Lê Thị Thu Trang chia sẻ, người Êđê, Ba Na tại khu vực Sông Hinh, Phú Yên có một kho tàng văn hóa hết sức đồ sộ, quý giá như: văn hóa cồng chiêng, các lễ hội truyền thống... nhưng học sinh người Êđê, Ba Na rất ít biết đánh cồng chiêng; ít biết hát dân ca, hoặc sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình; ít biết các nghề truyền thống như dệt vải, đan lát, làm rượu cần...
"Như vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số sau này sẽ gặp khó khăn", cô giáo Lê Thị Thu Trang nhận định.
Từ thực tế này, cô Trang đề nghị cần có một đề án hoặc kế hoạch cụ thể để đưa những nội dung trên vào chương trình học ngoại khóa của học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, định kỳ tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa các dân tộc trong đoàn viên thanh niên để giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với nhiệm vụ phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
Các giáo viên nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại buổi gặp mặt các giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số (ảnh: Bộ GDĐT)
Cô Trần Thị Bích Thu là người dân tộc Cơ-tu, hiện đang giảng dạy tại một trường mầm non thuộc xã Hòa Bắc, Hòa Vang, Đà Nẵng. Tại buổi gặp mặt, cô cho biết, nhà trường nói riêng, giáo dục mầm non nói chung rất được thành phố quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cả về cơ sở vật chất, chế độ chính sách.
Mặc dù vậy, cô cũng như các đồng nghiệp vẫn gặp khó khăn trong giảng dạy do trẻ em dân tộc thiểu số có vốn tiếng Việt rất hạn chế, dẫn tới tình trạng thiếu tự tin khi giao tiếp, không mạnh dạn tham gia các hoạt động chung... Bên cạnh đó, dù được hưởng chế độ dinh dưỡng tốt ở trường, nhưng thể trạng các em vẫn nhỏ bé do kinh tế gia đình khó khăn, bữa ăn đủ dinh dưỡng tại nhà là rất hiếm.
"Dinh dưỡng rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đây là vấn đề tôi trăn trở và rất mong trẻ dân tộc Cơ-tu nói riêng, trẻ em vùng kinh tế xã hội khó khăn nói chung được hỗ trợ để có thể nâng cao thể trạng, từ đó phát triển tốt hơn", cô giáo Trần Thị Bích Thu bày tỏ mong muốn.
Trước những băn khoăn này của các thầy cô giáo, ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có đề án về bảo tồn, phát văn hóa dân tộc các dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc vào trường học.
Ông Lê Như Xuyên cũng lưu ý, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 có dành 20% cho giáo dục địa phương. Theo chương trình mới, nhà trường, giáo viên được chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế để bảo đảm chất lượng giáo dục. Do đó, các nhà trường, giáo viên có thể chủ động trong việc đưa các trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc mình vào nhà trường một cách phù hợp.
Chia sẻ với các thầy cô giáo dân tộc thiểu số đang công tác ở những vùng khó khăn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn, rào cản trong công việc của các thầy cô. Thứ trưởng mong muốn các thầy cô tiếp tục cố gắng, chủ động và bản lĩnh để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tại các vùng miền còn khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, để bảo tồn văn hóa dân tộc, vùng miền, bên cạnh vai trò của ngành, của từng thầy cô giáo, rất cần trách nhiệm của từng địa phương, từng trường, từng cơ sở, mỗi gia đình và các bộ ngành liên quan./.
Tấm lòng những người 'gieo chữ' Khác với đồng nghiệp ở vùng thuận lợi chỉ chuyên tâm công việc chuyên môn, những giáo viên vùng khó còn thêm bao nỗi bộn bề, trong đó có việc lo cho trò ăn no, mặc ấm. Bởi không có cái ăn, không đủ áo mặc, con trẻ sẽ không đủ sức đến trường, sỹ số sẽ vơi dần theo ngày tháng... "Tiếp...