Nghệ An: Chưa có nhà thầu mới, các trường được đề nghị sử dụng sữa học đường từ nhà cung ứng cũ
Theo hồ sơ mời thầu, trị giá gói thầu sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020 là hơn 1.600 tỷ đồng. Do chưa tổ chức đấu thầu được nên tỉnh Nghệ An cho phép nhà cung ứng giai đoạn trước đó tiếp tục triển khai chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh.
Chương trình Sữa học đường được thí điểm triển khai trong các trường tiểu học, mầm non tỉnh Nghệ An từ năm học 2015-2016. Sau 3 tháng thí điểm, đã có 11 huyện, thành, thị triển khai chương trình này. Đến năm học 2016-2017, chương trình Sữa học đường được triển khai tại 21/21 huyện, thành, thị trong toàn tỉnh. Việc cung ứng sữa cho chương trình này do một đơn vị chuyên sản xuất sữa thực hiện.
Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra chất lượng, bảo quản sữa chương trình Sữa học đường ở một trường học (ảnh T.Chung)
Theo mục tiêu đề án, mỗi năm sẽ có gần 150.000 trẻ mẫu giáo và khoảng 250.000 trẻ tiểu học được uống 180 ml sữa 5 lần mỗi tuần trong suốt năm học. Tổng số vốn để triển khai khoảng 636,9 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 15%, Tập đoàn TH hỗ trợ 10% và phần còn lại sẽ huy động từ phụ huynh và các nguồn lực xã hội khác. Trẻ em thuộc diện hộ nghèo, con em gia đình chính sách, con em chiến sỹ chiến đấu ngoài biên cương, hải đảo sẽ được hỗ trợ 100%; Hỗ trợ 50% chi phí đối với con em hộ cận nghèo và 30% đối với trẻ vùng nông thôn, các huyện, thị xã và các thành phố còn lại.
Mặc dù trong quá trình triển khai gặp không ít khó khăn, vướng mắc nhưng nhìn chung, chương trình đã đạt được mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em mẫu giáo và tiểu học, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ ở độ tuổi học đường bị suy dinh dưỡng, thấp còi, không đạt các tiêu chí về chiều cao, cân nặng và các yêu cầu về thể lực; từng bước cải thiện tầm vóc của thế hệ kế cận, đưa Nghệ An thành một tỉnh đứng đầu cả nước về chế độ an sinh, giáo dục.
Để tiếp tục thực hiện chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, đầu năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án Triển khai chương trình Sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học giai đoạn 2018 – 2020. Sở Y tế Nghệ An cũng đã phát hành hồ sơ mời thầu cung ứng sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020, có giá trị hơn 1.600 tỷ đồng. Trong khi chờ hoàn tất công tác đấu thầu, chương trình Sữa học đường phải tạm gián đoạn.
Trước tình hình trên, để đảm bảo các mục tiêu của chương trình, UBND tỉnh Nghệ An đã cho phép đơn vị cung ứng sữa học đường giai đoạn trước đó tiếp tục triển khai chương trình cho các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, nhiều địa phương như các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương, Đô Lương, Quế Phong và TP Vinh đã không triển khai, bắt đầu từ năm học 2018-2019.
Mới đây,Sở GD&ĐT Nghệ An đã có văn bản đề nghị các địa phương nói trên tiếp tục triển khai chương trình Sữa học đường dành cho học sinh mầm non và tiểu học. Sau khi có công văn của Sở GD&ĐT Nghệ An, từ ngày 1/3, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu triển khai lại chương trình Sữa học đường.
Các nhà trường cũng mong muốn việc đấu thầu sớm được thực hiện để thuận lợi hơn trong việc triển khai. Bên cạnh đó, các nhà trường cũng đề nghị những vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình Sữa học đường như phòng kho chứa sữa, việc thu – nộp tiền, đa dạng các chủng loại sữa để phù hợp với sở thích và lứa tuổi của học sinh… cũng sớm được giải quyết.
Video đang HOT
Hoàng Lam
Theo Dân trí
100% trẻ em vùng ven biển dưới 5 tuổi sẽ được dùng sữa học đường
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định, năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 42.268 trẻ mẫu giáo được phụ huynh đăng ký tham gia chương trình Sữa học đường.
Sữa học đường là một chương trình hết sức ý nghĩa, giúp tăng cường thể chất cho trẻ em các vùng khó khăn. Ảnh: Quốc Dũng/BNEWS/TTXVN
Trong đó, 3 huyện miền núi có 4.842 trẻ, các xã bãi ngang có 5.312 trẻ, xã đảo có 66 trẻ; mỗi em được uống 3 hộp sữa/tuần, mỗi hộp sữa có thể tích 180 ml.
Chương trình đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của phần lớn phụ huynh thuộc diện hộ nghèo, vùng khó khăn, bãi ngang ven biển.
Huyện Hoài Nhơn có 23 trường mầm non, mẫu giáo và 31 nhóm trẻ mầm non tư thục với hơn 10.000 trẻ. Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, hiện trên địa bàn Hoài Nhơn có 70% phụ huynh trường mầm non đồng thuận cho con tham gia chương trình Sữa học đường; trong đó, có 5 trường mầm non có 100% phụ huynh ủng hộ. Một trong 5 trường đó là Trường Mầm non Hoài Xuân, xã Hoài Xuân.
Bà Võ Thị Thanh Giang, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoài Xuân cho biết: Từ 2013 đến nay, trường đã tổ chức học bán trú cho 10 lớp với tổng cộng 342 trẻ.
Sau một thời gian tuyên truyền, giải thích về các lợi ích của sữa học đường, hiện nay, tất cả các phụ huynh trong trường đều đã đăng ký cho con tham gia chương trình ý nghĩa này.
Đặc điểm của phụ huynh vùng ven biển là nhiều gia đình theo nghề chài lưới truyền thống, công việc khá vất vả, không có nhiều thời gian chăm sóc cho trẻ, phụ huynh rất vui mừng và yên tâm khi con mình được hỗ trợ uống sữa ở trường.
Chị Nguyễn Thị Phương Lan, phụ huynh của một cháu đang học tại Trường Mầm non Hoài Xuân rất yên tâm khi cho con gái 4 tuổi tham gia chương trình Sữa học đường.
Chị Lan chia sẻ: Lúc đầu, một số phụ huynh đặt câu hỏi về chất lượng cũng như chủng loại sữa. Tôi thấy đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, chắc chắn về khâu kiểm định chất lượng sẽ yên tâm hơn so với sữa phụ huynh tự mua tại các cửa hàng.
Mặt khác, đằng nào cũng phải mua sữa cho con tăng cường thể chất, chi phí được hỗ trợ giảm 50% nên vừa có lợi cho trẻ, vừa có lợi cho phụ huynh.
Tại Hoài Nhơn hiện nay, khoảng 10,24% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng và 16,46% trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Về kinh phí thực hiện, chương trình Sữa học đường, ngân sách nhà nước sẽ chi trả 25%, vận động xã hội hóa 25% và các phụ huynh chi trả 50%.
Tuy nhiên, đối với đối với học sinh các xã bãi ngang và các hộ nghèo, phụ huynh không phải trả tiền. Năm 2019, kinh phí thực hiện chương trình này tại huyện Hoài Nhơn là 818 triệu đồng.
Ông Trương Đề, Phó Chủ tịch huyện Hoài Nhơn. Ảnh: Quốc Dũng/BNEWS/TTXVN
Ông Trương Đề, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn khẳng định Sữa học đường là một chương trình hết sức ý nghĩa, giúp tăng cường thể chất cho trẻ em các vùng khó khăn.
"Mục tiêu của UBND huyện là hàng năm hạ thấp 0,6% trẻ em suy dinh dưỡng thể cân nặng và hạ 0,7% trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi. Chúng tôi phấn đầu 100% trẻ em dưới 5 tuổi vùng bãi ngang, ven biển, khó khăn sẽ được dùng sữa học đường. Sau khi triển khai, thấy chương trình hiệu quả, tôi nghĩ các năm sau, số lượng phụ huynh đăng ký cho trẻ sẽ tiếp tục tăng dần", ông Đề cho biết.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định Nguyễn Đình Hùng thông tin, UBND tỉnh Bình Định đã giao Sở Y tế Bình Định thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm sữa, các điều kiện bảo quản sữa nhằm bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, hướng dẫn nhân viên các điểm tiếp nhận và cấp phát sữa của chương trình cách kiểm tra giám sát chất lượng sữa, bảo quản sữa bằng phương pháp thông thường; chỉ đạo xử lý các sự cố về an toàn thực phẩm nếu có xảy ra.
Sở Y tế cũng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình.
Sau khi Sở Tài chính Bình Định hoàn thành chuẩn bị về ngân sách, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức đấu thầu tập trung trong thời gian sớm nhất.
Sau đó, các huyện, thị xã, thành phố sẽ tiến hành ký hợp đồng cụ thể về nguồn cung với đơn vị cung cấp sữa.
"Các trường đa đươc lưu y, vận động phụ huynh tham gia trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc, nhất là số ma cha mẹ học sinh đong gop 50% kinh phí mua phân sữa cua con minh; tuyệt đối không được ép buộc chỉ tiêu và phải đồng ý cho phụ huynh rút khỏi danh sách đã đăng ký nếu họ đổi ý", ông Hùng cho biết./.
Quốc Dũng
Theo TTXVN
Hà Nội chính thức chốt nhà thầu chương trình sữa học đường, bắt đầu triển khai thực hiện từ đầu năm 2019 Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk là đơn vị trúng thầu chương trình "sữa học đường" với tỷ lệ hỗ trợ của đơn vị trúng thầu là 23% (mức hỗ trợ cao hơn so với mức mời thầu của Sở GD-ĐT 3%). Đơn giá trúng thầu 1 hộp sữa là 6.286 đồng. Nhà thầu phụ là Công ty CP Sữa Quốc tế...