Nghệ An: Cảm phục người Mông đội đèn, lội suối băng rừng … kiếm con chữ
Hằng đêm các học viên vẫn đều đặn đội đèn pin, lội suối băng rừng… để đi kiếm con chữ. Sau một tháng đèn sách đến nay các học viên ở đây cơ bản đã biết tính toán và đọc, viết được.
Hằng đêm, sau một ngày mưu sinh mệt nhọc người dân lại rủ nhau để đi kiếm chữ.
Đó là những nỗ lực của nhiều người dân đồng bào Mông ở xã biên giới Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Tranh thủ sau những buổi lên nương rẫy, để tự kiếm cho mình con chữ mọi người đã hào hứng đến lớp xóa mù chữ do trường tổ chức.
Bản Na Cáng (xã Na Ngoi – Kỳ Sơn) hơn 1 tháng nay ban đêm luôn rộn ràng tiếng gọi nhau đến trường của những người dân đã luống tuổi. Đây là lớp học xóa mù do Trường Tiểu học Na Ngoi 2 tổ chức cho 20 học viên của bản.
Để đến lớp, người dân phải đội đèn pin lội suối, băng rừng.
Là một lớp học đặc biệt, bởi tất cả học viên của lớp xóa mù đều đã có gia đình. Ban ngày tất cả phải lặn lội với cuộc sống mưu sinh nơi nương rẫy nên lớp học được tổ chức vào ban đêm, tạo điều kiện để nhiều người có cơ hội học chữ.
Video đang HOT
Cô giáo Nguyễn Thị Dung, người trực tiếp đứng lớp tâm sự: “Đa số các học viên của lớp đều không biết chữ và có hoàn cảnh khó khăn. Có trường hợp cả 2 vợ chồng đều xung phong đăng ký đi học. Tinh thần của các học viên đều rất cao bởi họ khao khát được biết đến cái chữ”.
Các học viên đều là người lớn luống tuổi đã có gia đình.
“Là người giáo viên, tôi rất tự hào và mong muốn được truyền đạt nhiều kiến thức hơn nữa cho bà con đồng bào nơi đây. Những con chữ sẽ là kiến thức trang bị cho họ tốt hơn trong cuộc sống”, cô Dung Chia sẻ thêm.
Mặc dù lớp học mới tổ chức hơn 1 tháng nhưng các học viên của lớp về cơ bản đã biết tính toán và đọc, viết được.
Với tâm huyết của nghề, các thầy cô giáo ở đây đã cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức cho người dân đồng bào.
“ Từ nay, tôi đã biết viết, biết đọc và cả biết nhắn tin điện thoại cho con rồi. cám ơn các thầy, các cô đã dạy cho tôi và người dân nơi đây con chữ”, ông Lương Văn V. ở bản Na Cáng phấn khởi cho biết.
Trao đổi về vấn đề này thầy Nguyễn Hồng Hoa – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn cho biết: “Do hoàn cảnh của các học viên nên lớp học có khi kéo dài đến cả đêm khuya nhưng ai cũng rất hào hứng. Các thầy cô cũng thường xuyên tới gia đình những học viên đặc biệt khó khăn để động viên nên mọi người đều cố gắng đến lớp đầy đủ”.
Mặc dù mới trải qua hơn một tháng nhưng người dân dã nắm bắt được các kiến thức cơ bản.
“Để trang bị kiến thức tính toán, nhắn tin điện thoại cho con cái ở xa… nên các bậc cha mẹ rất hào hứng phấn khởi đều đặn đến trường. Đây là một tín hiệu rất mừng”, thầy Hoa khẳng định.
Nguyễn Tú
Theo Dân trí
Các trường đại học phải đào tạo cho sinh viên về khởi nghiệp
Các trường phải xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
Đó là đề nghị của Bộ GD&ĐT đối với các đại học, học viện, các các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm về việc thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" của ngành Giáo dục.
Theo đó, các trường phải xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
Bố trí cán bộ, giảng viên kiêm nhiệm công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp. Thành lập bộ phận hoặc trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trên cơ sở các bộ phận, phòng, ban đã có của nhà trường.
Thiết lập kênh thông tin cung cấp các tài liệu về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, các nguồn học liệu của nhà trường cho HSSV. Tổ chức truyền thông về các hoạt động hỗ trợ HSSV khởi nghiệp, khuyến khích HSSV đề xuất các dự án, ý tưởng với bộ phận tư vấn hỗ trợ HSSV khởi nghiệp của nhà trường để được tư vấn, hỗ trợ.
Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp, mời các chuyên gia tổ chức các khóa đào tạo, các buổi nói chuyện chuyên đề, các diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV. Tổ chức lựa chọn các dự án, ý tưởng có tính khả thi để hỗ trợ ươm tạo tại trường hoặc kết nối đến các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ ươm tạo, tăng tốc, kết nối đầu tư.
Phải lập cơ sở dữ liệu về các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của HSSV sau khi đã được hỗ trợ, lựa chọn các ý tưởng dự án khả thi và có tính sáng tạo để tham dự ngày Hội khởi nghiệp quốc gia cho HSSV cấp khu vực.
Nghiên cứu hô trơ nguôn vôn cho cac chương trinh, dư an khơi nghiêp cua học sinh, sinh viên theo quy định tại Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025".
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo Đó là một trong những nội dung Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu các ĐH, học viện, hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm về việc triển khai đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025". Sinh viên Lê Hoàng Minh Nhật (bìa trái) khởi nghiệp từ việc đi giặt giày - Ảnh: NGỌC...