Nghệ An: Bé gái chết bất thường trong trường mầm non
Khi gọi tên các bé vào ngủ trưa thì thấy thiếu mất 3 em, cô giáo ra sân chơi kiểm tra thì phát hiện bé Phương Anh nằm bất tỉnh dưới chân cầu trượt.
Trao đổi với Tuổi trẻ tối 19-1, thượng tá Lương Thế Lộc – trưởng công an huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, vụ việc bé Phương Anh (2 tuổi rưỡi) tử vong xảy ra trưa nay khi bé đang trong giờ học tại trường mầm non Thanh An, xã Thanh An.
Trường mầm non nơi xảy ra sự việc
Thông tin ban đầu, khoảng 10g30 sáng 19-1, bé Nguyễn Hà Phương Anh (2,5 tuổi) ăn cơm trưa xong rồi ra chơi với các bạn.
Đến khoảng 11g, cô giáo gọi tên các bé vào lớp đi ngủ thì thấy thiếu mất 3 em liền kiểm tra ngoài sân chơi thì phát hiện bé Phương Anh nằm bất tỉnh dưới chân cầu trượt.
Ngay sau đó, cô giáo mầm non đã đưa bé Phương Anh vào lớp, gọi y tá của trường và trạm y tế xã Thanh An đến cấp cứu nhưng bé Phương Anh đã tử vong.
Chiều 19-1, công an tỉnh Nghệ An đã đến khám nghiệm tử thi điều tra nguyên nhân tử vong của bé Phương Anh.
“Qua khám nghiệm ban đầu trên người bé không có dấu vết bất thường, kiểm tra ở phổi bé có một ít thức ăn bên trong. Hiện nguyên nhân tử vong của bé đang phải chờ kết luận cuối cùng từ hội đồng giám định pháp y tỉnh”, thượng tá Lộc nói.
Bé Phương Anh là con gái của chị Nguyễn Thị Nhung (24 tuổi, ngụ xã thanh Anh, huyện Thanh Chương), đăng ký ở lớp bán trú trường mầm non xã Thanh An.
Ông Đặng Văn Hóa – trưởng phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương cho biết, sau khi xảy ra sự việc, phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT Nghệ An đã trực tiếp về kiểm tra việc dạy học, tổ chức lớp bán trú tại trường mầm non xã Thanh An đồng thời động viên, thăm hỏi gia đình bé Phương Anh.
Video đang HOT
Theo NTD
Dân tố cán bộ xã 'kéo quân' phá mạ của dân
Sau khi đoàn công tác của xã đi kiểm tra, nhiều bà con nông dân phát hiện ruộng mạ nhà mình bị phá nát.
Bị phá chỉ vì cấy khác giống lúa?
Khoảng một tuần gần đây, nhiều người dân tại các xã Dỹ Thắng, Dỹ Tiến, Đồng Ngư, thuộc xã Thành An, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, tỏ ra hết sức bức xúc vì họ cho rằng, rất nhiều cán bộ xã đã tổ chức ra đồng phá mạ của họ.
Theo một người dân địa phương, cách đây 3 năm, xã Thành An đã có chủ trương triển khai chương trình "Cánh đồng mẫu lớn". Với chủ trương này, bà con trong xã phải trồng chung một loại giống lúa, đó là BC15.
Trong năm đầu tiên thực hiện, các hộ trồng lúa BC15 cho năng suất khá tốt. Tuy nhiên, đến năm thứ 2 thực hiện, cụ thể là vụ chiêm xuân vừa qua, xã không mua giống lúa BC15 về cấp cho bà con gieo cấy mà là một giống lúa khác.
Anh Bùi Văn Kế (thôn Dĩ Thắng) xót xa khi ruộng cày bừa đã xong nhưng lại bị phá hết.
Đến cuối vụ, thấy năng suất loại lúa này không cao nên một số bà con muốn tự mua giống riêng để trồng. Cuối tháng 6 vừa qua, khi bà con nông dân xã Thành An gieo mạ, chuẩn bị cấy vụ mới thì xảy ra sự việc: nhiều ruộng mạ không phải là giống BC15 đã bị phá nát.
Trong đơn khiếu nại gửi báo chí và các cơ quan chức năng, ông Nguyễn Văn Sơn, thôn Dỹ Thắng cho biết: "Vào sáng 28/6/2014, toàn thể bà con trong xã nói chung và gia đình tôi nói riêng đã hết sức bức xúc với việc làm của lãnh đạo, cán bộ UBND xã Thành An. Họ đã phá hoại tài sản trên đất 2 lúa của một số bà con nhân dân".
Theo ông Sơn trình bày trong đơn thì UBND xã Thành An có chủ trương yêu cầu bà con trong xã trồng đồng nhất lúa BC15. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng xã đã chỉ đạo muộn. Trước đó, khi ông Sơn và bà con trong xã thu hoạch vụ chiêm xuân thì cũng không nhận được thông báo của xã về việc sẽ trồng loại lúa gì ở vụ kế tiếp.
Chính vì vậy, khi đến hạn gieo trồng, gia đình ông Sơn đã mua cả hai giống lúa là BC15 và Q5 về để gieo cấy.
Đến ngày 27/6, ông Sơn và hơn 40 hộ gia đình khác nhận được giấy mời của Phó Chủ tịch UBND xã mời tới hội trường thôn Dỹ Thắng để họp. Tại đây, chính quyền xã yêu cầu bà con ký cam kết là sẽ trồng loại lúa BC15 nói trên. Tuy nhiên, khi bà con đặt câu hỏi rằng, nếu cấy giống BC15 mà bị thất thu thì xã có bồi thường hay không thì không nhận được câu trả lời thoả đáng.
Ngay ngày hôm sau, hàng loạt ruộng mạ đã bị tàn phá. "Sau thời gian gieo mạ khoảng 10 ngày, đến sáng ngày 28/6, các cán bộ xã Thành An và thôn đã tổ chức đi giẫm mạ của tôi và nhiều gia đình khác. Kết quả, đã làm hư hỏng hoàn toàn 2kg mạ giống Q5 của gia đình tôi," ông Sơn khẳng định.
Trên cơ sở đó, ông Sơn đề nghị báo chí, các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc giải quyết, đem lại công bằng và lợi ích cho nhân dân.
Khi tìm về xã Thành Anh để tìm hiểu sự tình, phóng viên nhận thấy tại cánh đồng thôn Dỹ Thắng có nhiều ruộng mạ của bà con đã bị phá nát với những vết cuốc xới, dấu chân người giẫm đạp.
Đứng bên ruộng mạ của gia đình đã bị phát nát, chị Lê Thị Săng, thôn Dỹ Thắng, vừa nói vừa khóc: "2 vụ trước chúng tôi cũng cấy mạ khác (ý nói không phải giống BC15 - PV). Bây chừ vụ thứ 3 thì chính quyền đi đạp mạ thế này thì chúng tôi lấy cái gì mà cấy.
Trong khi đó, ông Bùi Văn Kế (thôn Dỹ Thắng) cũng không khỏi bức xúc nói: "Khi chưa gieo mạ thì không thấy chỉ đạo, bây chừ cấy đến nơi rồi còn đi giẫm đạp mạ người ta. Cày bừa đã xong xuôi nhưng mạ thế này thì cấy làm răng được đây."
"Nhà tôi vụ này có diện tích cấy là 6 sào. Tuy nhiên mặt bằng các ruộng không đồng nhất. Với 4 sào ruộng thấp tôi đã gieo giống mạ BC15 để cấy. Nhưng 2 sao còn lại do nền ruộng cao nên tôi chọ giống lúa Q5 chịu được khô hạn và đã đăng ký với xã.
Vậy mà chỉ mấy hôm sau thửa mạ Q5 của tôi đã bị đạp tung tóe. Mất mùa do thiên tai thì phải chịu, đằng này lại do người phá người, thế có đau lòng không chứ," ông Bùi Văn Trí, người dân thôn Đồng Ngư cho hay.
Chính quyền xã phủ nhận
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Tỵ - chủ tịch UBND xã Thành An cho biết, chương trình "Cánh đồng mẫu lớn" đã được triển khai tại xã được 3 năm nay và người dân đã quen với chủ trương này.
Ngày 30/5/2014, chính quyền xã cũng đã họp và ra nghị quyết là sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện mô hình Cánh đồng mẫu lớn. Sau đó, xã đã có thông báo trên hệ thống loa phát thanh để người dân biết.
Tiếp đó, các thôn cũng đã tổ chức họp để người dân tự lựa chọn giống. Tại các cuộc họp này, dân đã thống nhất chọn BC15 để trồng đại trà. Theo ông Tỵ thì các hộ dân cũng đã ký bản cam kết là chỉ cấy lúa BC15.
"Theo kế hoạch thì từ ngày 15/6 - 25/6, bà con sẽ tiến hành ủ và gieo mạ. Từ ngày 23/6 - 25/6 anh em đi kiểm tra xem dân có gieo cấy giống lúa khác hay không. Cùng với việc rà soát danh sách cách hộ lấy lúa giống tại xã thì chúng tôi phát hiện một số hộ cố tình chống đối không gieo giống lúa BC15," ông Tỵ nói.
Cũng theo Chủ tịch UBND xã Thành An thì sau khi đi kiểm tra, xã đã thông báo đối với các hộ trồng lúa không cùng chủng loại, đề nghị tiêu huỷ.
Ông Tỵ khẳng định rằng, vào sáng ngày 28/6, phía xã có thành lập đoàn công tác đi kiểm tra thực tế nhưng không có chuyện đoàn công tác phá mạ của dân.
Theo quan điểm của ông Tỵ, hiện các hộ dân nào đã lỡ gieo các giống lúa khác mà tự tiêu huỷ và báo cáo xã thì xã sẽ có giải pháp để đảm bảo có mạ giống BC15 cho bà con cấy.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã Thành An khẳng định sẽ vẫn xử phạt hành chính với số tiền 500.000 đồng đối với mỗi trường hợp "gieo sai giống lúa" vì họ đã có bản cam kết với xã trước đó.
Liên quan đến bản cam kết mà ông Bùi Văn Tỵ đề cập ở trên, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm chưa thực sự hợp lý. Đặc biệt, ở đây có dấu hiệu cho thấy UBND xã đã tự soạn ra bản cam kết này rồi đưa người dân ký. Nhiều hộ dân đã không đồng ý với nội dung và không ký vào văn bản này.
Liên quan đến việc mạ của dân bị phá vào sáng 28/6, một thành viên trong đoàn công tác của xã Thành An đi kiểm tra hôm đó đã chứng kiến sự việc và sẵn sàng kể lại với phóng viên. Thành viên này biết rõ đoàn công tác gồm những ai và việc mạ của dân bị phá như thế nào?
tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Theo Vietbao
Chủ xưởng gỗ "địa ngục trần gian" lĩnh án tù Sáng 3/7, TAND huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) đã ra quyết định tuyên phạt bị cáo Trần Tấn Phong (52 tuổi, chủ xưởng gỗ Tấn Phong, xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng) mức án 25 tháng tù về tội "Bắt giữ người trái pháp luật". Theo cáo trạng, bị cáo Phong mở xưởng gỗ nhiều năm nay tại ấp Cà Tong (xã...