Ngay và luôn cũng chưa đủ
Ngay sau khi báo chí phản ánh vụ việc cô giáo và học trò phải chui vào túi nilông để… qua suối đến trường tại Sam Lang, Nậm Pồ (Điện Biên) dù đang công tác ở Nhật Bản nhưng Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã phản ứng nhanh chỉ đạo ngành GTVT khẩn trương khảo sát để nhanh chóng xây dựng một cây cầu treo dân sinh với thời gian thi công sẽ không quá hai tháng đưa vào sử dụng trước mùa mưa lũ năm nay.
Rồi đây các cô giáo, học sinh và người dân nơi đó sẽ sớm có một cây cầu vững chắc và không còn phải qua suối bằng phương tiện đặc biệt… chỉ có ở ta. Nhưng trên cả nước, hiện còn bao nhiêu nơi mà người dân phải vượt sông, vượt suối bằng những phương tiện như thế? Còn bao nhiêu nơi khác cũng đang cần những cây cầu như thế?
Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam – đơn vị được giao xây dựng đề án xây cầu dân sinh, thống kê có tới 2.000 vị trí cần xây cầu dân sinh, trong đó có 1.200 vị trí cần xây cầu treo. Sau khi rà soát, Bộ GTVT đã xây dựng đề án xây 186 cầu treo tại 28 địa phương với tổng mức đầu tư 1.700 tỷ đồng. Sau khi thực hiện đầu tư 186 cầu treo này, Bộ sẽ tiếp tục trình đề án xây cầu dân sinh trên phạm vi 50 tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số theo chỉ đạo của Chính phủ, yêu cầu của Ủy ban Dân tộc. Nhưng đến nay tất cả vẫn chỉ là đề án, còn vì không có cầu, ngày ngày, người dân, học sinh, thầy cô giáo phải vượt sông suối bằng những phương tiện thủ công mà tiện lợi nhất mà họ có thể nghĩ ra như đi bè, mảng, đu dây, thậm chí người ốm đau cũng không còn cách nào khác để đi qua suối…
Vẫn biết chưa thể đồng loạt bố trí vốn, phương án đầu tư để chỗ nào cũng xây cầu ngay một lúc nhưng cũng cần phải hạn chế tối đa những cái chết thương tâm khi người dân lội sông suối đi làm, đi học. Chuyện quyết định nhanh nhạy và quyết liệt của Bộ trưởng Bộ GTVT được đánh giá cao, song cũng cho thấy là dù quyết định nhanh nhưng vẫn là chậm so với nhu cầu thiết thực của người dân.
Giá như Bộ GTVT chỉ đạo sát sao các Sở GTVT chủ động rà soát thực trạng giao thông của tất cả các địa phương để kịp thời xây dựng cầu ở những nơi cấp thiết nhất thì đã không có chuyện người dân phải qua sông, suối bằng những cách đầy mạo hiểm như thế. Một quyết định nhanh đối với 1 cây cầu chưa hiệu quả bằng một chiến dịch huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho việc xây dưng nhiều “cây cầu nối những bờ vui”. Công luận hy vọng sau lần này, sẽ không còn có việc báo chí lại lên tiếng, và Bộ trưởng lại phải chỉ đạo “xây cầu ngay và luôn”.
Theo ANTD
Video đang HOT
Băn khoăn quanh cây cầu Long Biên
Mấy ngày nay, dư luận bàn nhiều về việc Bộ GTVT đề xuất 3 phương án cầu cho tuyến đường sắt đô thị số 1 vượt sông Hồng, trong đó cân nhắc việc bảo tồn toàn bộ hay một phần cầu Long Biên cũ. Đã có những lo ngại, nếu ý tưởng này được hiện thực hóa, liệu có làm hỏng đi cây cầu - một trong những biểu tượng của Hà Nội.
Quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đều trình bày không chỉ có tuyến đường sắt đô thị mà còn nhiều tuyến đường sắt đi Lạng Sơn, Hải Phòng, Lào Cai đều vượt sông Hồng theo hướng này và có gợi ý thêm cầu mới ở phía Bắc cầu Long Biên. Vào tháng 7-2010 JICA (Nhật Bản) đề xuất tuyến đường sắt đô thị số 1 và 2 có vị trí ga Nam cầu Long Biên. Như vậy vị trí cầu Long Biên cũ không chỉ liên quan tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 1 mà còn kết hợp ĐSĐT với đường sắt kết nối ngoại tỉnh, đó là chưa kể đến mạng lưới đường sắt thường và tốc độ cao trong định hướng quy hoạch vùng Thủ đô... Do vậy, phương án 1 chỉ với 1 tuyến ĐSĐT mà phải làm cầu mới tại vị trí cầu Long Biên cũ đồng thời di dời 9 nhịp cầu cũ ra nơi khác để bảo tồn, có thể là xa xỉ và bảo tồn nửa vời.
Quy hoạch đường sắt Hà Nội đi các tỉnh qua cầu mới ở Bắc cầu Long Biên
Cầu Long Biên cũ có thể gánh vác nhiệm vụ mới?
Cầu Long Biên được xây dựng cách đây hơn 100 năm, cây cầu như một chứng tích lịch sử, với bao thăng trầm, biến thiên diễn ra trên mảnh đất kinh kỳ này. Cây cầu từng bị phá hoại do chiến tranh, thiên nhiên và đã lâu không được bảo trì đúng cách nên đã hư hỏng xuống cấp nhiều. Nếu chỉ bố trí tuyến đường sắt đô thị (3 -5 toa chở hành khách), tàu du lịch, hai bên để đi bộ và xe thô sơ thì may ra cây cầu cũ có thể đảm trách được, tất nhiên là cần gia cố, phục chế những nhịp cầu chắp vá thành như xưa, các mố cầu cũng cần gia cố... như phương án 2 mà Bộ GTVT đề xuất là có cơ sở. Thế nhưng, nếu chỉ đáp ứng nhu cầu giao thông mà nâng cấp quá đà, làm biến dạng thì rủi ro làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa là rất dễ xảy ra. Mặt khác, mới chỉ có một tuyến đường sắt đô thị, còn các tuyến đường sắt khác có trong quy hoạch hay lối đi ô tô - xe máy chưa đề cập, vậy phương án 2 là chưa thỏa đáng.
Phương án 3 cũng theo kịch bản này, trong đó chỉ lưu ý bảo tồn 9 nhịp cũ còn các nhịp mới sửa lại sau khi bị bom phá hủy không bảo tồn...Vậy là có một cây cầu Long Biên mới "tân cổ giao duyên". Phương án này cũng khó chấp nhận.
Tuyến đường sắt nội đô số 1 từ Ga Hà Nội đi qua vườn hoa Hàng Đậu
lên phía Bắc cầu Long Biên do JICA đề xuất tháng 7-2010
Bảo tồn và phát triển
Sau một thế kỷ tồn tại với bao thử thách, cây cầu đang đứng trước thời khắc đầy khó khăn: cũ kỹ, ọp ẹp... giữa Hà Nội như một bài toán đố, áp lực giao thông đô thị gia tăng hàng ngày trong khi kinh phí cũng chẳng dư dả gì .
Khảo cứu những tài liệu liên quan đến các dự án giao thông quanh cầu Long Biên cách đây 100 năm, đó là bản vẽ năm 1908 đường nối lên cầu của cơ quan thương mại và dịch vụ công cộng đi qua đình và chùa Phúc Lâm tô màu đỏ. Sau những cân nhắc, các tuyến không đi qua đây, mặc dù chùa Phúc Lâm số 120 Yên Phụ cũng mới được sang sửa cùng thời. Chúng ta có thể thấy những kinh nghiệm nghiên cứu thận trọng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị cũng như bảo tồn di sản văn hóa lịch sử. Từ những bài học trong quá khứ và những yêu cầu của tương lai, nên chăng phương án thực hiện các dự án vượt sông Hồng cần kết hợp phương án 1&2: Cầu cũ làm lại như cũ, giảm tải trọng: tàu du lịch, đường sắt đô thị tuyến 1, đi bộ - xe đạp kết hợp các lối đi ra bãi giữa sông Hồng. Cầu mới xây cách tim cầu cũ 85m về phía thượng lưu đương săt đôi chay ơ giưa, ô tô xe máy hai bên. Cầu mới đáp ứng các nhu cầu giao thông cho hàng trăm năm với kết cấu hiện đại đáp ứng các kịch bản phát triển giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy.
Ngày Quốc tế Bảo tàng 2014 có chủ đề là: "Museum collections make connections", được hiểu nghĩa trực tiếp là "Sưu tập bảo tàng tạo ra những kết nối". Cầu Long Biên là một hiện vật khổng lồ trong bộ sưu tập hiện vật lịch sử - văn hóa đô thị Hà Nội - nó có thể và cần thiết trở thành cây cầu kết nối quá khứ tới tương lai. Và đương nhiên, cho dù cây cầu có giá trị văn hóa lịch sử quan trọng đến bao nhiêu chăng nữa thì một khi đã xác định đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng thì cầu Long Biên cũ hay mới đều phải có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu giao thông.
Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào: "Phải bảo vệ cầu Long Biên như một di sản"
Cầu Long Biên chưa được Nhà nước xếp hạng thành di sản. Theo tôi đó là một thiếu sót rất lớn. Vừa khó khăn cho công tác bảo tồn, vừa là điều gì đó rất đáng ngạc nhiên vì một di sản có giá trị như vậy lại chưa được xếp hạng về mặt pháp lý. Mặc dù chưa phải là di sản chính thức nhưng những người có trách nhiệm, những người có văn hóa đều cho nó là di sản rồi. Mà nếu là một di sản chính đáng thì phải tuân theo Luật Di sản - trong đó tiêu chí quan trọng nhất là giữ nguyên giá trị nguyên gốc của di sản, tránh can thiệp, tránh làm biến dạng di sản. Kể cả những nhịp đã gãy mất cũng phải để nguyên vì nó chứa đựng những câu chuyện lịch sử trong đó. Cầu Long Biên là vật thể bằng kim loại, để bảo tồn nó chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của những nước tiên tiến, trên cơ sở phải có chuyên gia về vật liệu, hóa học, hóa chất, về sinh thái... Bên cạnh đó có kế hoạch duy tu bảo dưỡng thường xuyên, miễn là không ảnh hưởng đến sự xuống cấp của nó.
Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam: "Đừng biến cây cầu thành vật thể ngắm nhìn"
Cầu Long Biên là cây cầu lịch sử, làm nên nội hàm văn hóa của thành phố Hà Nội. Không chỉ là con đường giao thông phục vụ nhu cầu sử dụng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đóng góp vào sự hình thành của Thủ đô Hà Nội. Tôi không tán thành phương án phá bỏ hay xây mới cây cầu, vì bất cứ vị trí nào thì cũng hoàn toàn không ổn. Hãy để nó đúng là một cây cầu, trên cơ sở bảo tồn nhưng vẫn giữ giá trị sử dụng của nó, đưa nó trở thành cây cầu cho người dân đi bộ. Nếu bảo tồn, chúng ta phải khôi phục hình ảnh ban đầu của nó. Những đoạn bị hư hỏng do bị ném bom thì chúng ta có thể cải tạo, sau này có thể để chú thích hoặc chỉ dẫn. Phải làm một hệ thống lâu dài chứ không thể "bảo tàng hóa" mà biến cây cầu thành một vật thể ngắm nhìn.
Theo ANTD
Vượt sóng to đưa bệnh nhân vào đất liền cấp cứu Trưa 26.12, tàu cao tốc An Vĩnh 01 đã vượt sóng đưa một thai phụ vào đất liền cấp cứu. Ảnh minh họa Bệnh nhân là chị Phan Thị Hiền (31 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi) nhập viện trong tình trạng nôn mửa, người tím tái... Sau khi được các y bác sĩ Trung tâm y tế...