Ngày “Tôn sư trọng đạo”
Dù cuộc sống và thời đại có thay đổi, nhưng truyền thống tốt đẹp “ Tôn sư trọng đạo” đã được ông cha ta tạo dựng, bồi đắp qua bao thế hệ vẫn giữ nguyên được giá trị cốt lõi.
Kính yêu thầy, ở thời nào cũng vậy, điều đó thể hiện tình yêu con chữ, ước và mong ngày 20/11 mãi mãi là ngày tri ân các thầy cô trong sự nghiệp trồng người.
Nhưng vào những ngày này, chỉ cần nhận được một tin nhắn, một cú điện thoại của một người xa lạ: “Cô ơi, cô có còn nhớ em không? Em nhớ cô nhiều lắm! Dẫu đi khắp bốn phương trời, em cũng mãi không quên những bài học vô giá của cô. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em kính chúc cô nhiều sức khỏe và niềm vui”. Chỉ bấy nhiêu thôi đã khiến nhiều giáo viên cảm thấy ấm lòng và những vất vả, lo toan đều tan biến.
Khó khăn, áp lực vẫn diễn ra hàng ngày, nhưng vẫn có hàng trăm nghìn thầy cô hàng ngày “leo núi cao, vượt sóng cả” đem cái chữ, đem tri thức và nhiệt huyết truyền đến cho học trò. Nhiều tấm gương tận tụy, hy sinh thầm lặng lớn lao rất đáng ngưỡng mộ, tôn vinh làm cả nước phải lặng người vì xúc động. Đó là các thầy cô giáo bám bản, bám làng để trẻ em vùng cao không gián đoạn việc học.
Ngoài đảo xa, nơi biên giới, những người thầy giáo quân hàm xanh ngày ngày đứng trên bục giảng, đem cái chữ đến với học sinh thân yêu. Đó là thầy cô dạy học miễn phí nhiều năm để cái chữ không trở nên xa lạ với học sinh nghèo, khó khăn, cơ nhỡ…
Nhiều và nhiều lắm những con người ngày đêm vượt qua khó khăn để hoàn thành thiên chức làm thầy. Họ có thể chấp nhận thiệt thòi bởi phần thưởng lớn nhất với người thầy là sự biết ơn và thành đạt của các em. Vì vậy, thầy cô vẫn luôn chăm lo, nuôi dưỡng, đồng hành với những ước mơ của thế hệ tương lai và đây đang là động lực cho nền giáo dục nước nhà. Có thể khẳng định, đã chọn nghề làm thầy thì cái mất, cái hy sinh nhiều hơn cái được.
Giáo dục chỉ thành quốc sách hàng đầu khi nghề làm thầy được người đời ngưỡng mộ.
Dù cuộc sống và thời đại có thay đổi, nhưng truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” đã được ông cha ta tạo dựng, bồi đắp qua bao thế hệ vẫn giữ nguyên được giá trị cốt lõi. Kính yêu thầy, ở thời nào cũng vậy, điều đó thể hiện tình yêu con chữ, ước và mong ngày 20/11 mãi mãi là ngày tri ân các thầy cô trong sự nghiệp trồng người.
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Video đang HOT
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Câu ca dao có lẽ đã quá quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam như đạo lý tất yếu từ ngàn đời nay. Đúng như vậy, thầy, cô những người lái đò tận tụy chở bao thế hệ học trò cập bến bờ tri thức. Thầy, cô là người đã có công soi đường, mở lối cho chúng em ngày thêm trưởng thành vững bước trên những dặm đường tương lai, thầy cô đã truyền dạy cho chúng em cả đại dương tri thức, chắp cánh cho chúng em bay cao, bay xa để thực hiện ước mơ, hoài bão tuổi trẻ của mình, để trở thành người có ích cho xã hội. Ơn của thầy, cô sánh như tình cha, nghĩa mẹ, cao cả và thiêng liêng của mọi thế hệ học trò.
“Yêu thầy” ở đây chính là coi trọng sự học, kính trọng người đã dạy dỗ mình nên người.
Vậy chúng ta đã thực sự yêu thầy hay chưa? Phải thẳng thắn trả lời, chúng ta chưa thực sự quan tâm tới người thầy, trong khi lại luôn đòi hỏi người thầy phải chuyên tâm tới sự nghiệp trồng người, phải là tấm gương mẫu mực để mọi người, nhất là học trò noi theo.
Bao năm nay, giáo dục của chúng ta chả có mấy thay đổi. Giáo dục – “quốc sách hàng đầu” mà không đầu tư về chính sách cho giáo viên, về đào tạo giáo viên, không quan tâm quản lý Nhà nước về giáo dục mà cứ hô hào khẩu hiệu thì mọi thứ vẫn quanh quẩn chỗ cũ, như bao lần cải cách, đổi mới nhưng chẳng hề tiến lên được bước nào mà có khi còn tụt hậu xa hơn.
Giáo dục chỉ thành quốc sách hàng đầu khi nghề làm thầy được người đời ngưỡng mộ, luôn được tôn vinh là một nghề cao quý và các thầy, các cô có mức sống đàng hoàng, dư giả bằng sự cống hiến của mình cho sự nghiệp “trồng người”.
Trong xu thế phát triển của xã hội, sự hòa nhập với cộng đồng thế giới, tâm thế của người thầy hiện nay đứng trước nhiều khó khăn thách thức, nhiều sự cám dỗ đang đe dọa đạo đức người thầy. Hơn lúc nào hết, xã hội cần có sự cảm thông, chia sẻ, hậu thuẫn từ nhiều phía để các thầy, cô giáo vững tâm, bền chí hoàn thành nhiệm vụ góp phần đào tạo nguồn nhân lực xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp, thịnh cường.
Để ngày 20-11 mãi mãi là ngày tri ân các thầy cô, hãy yêu những người thầy, những người chắp cánh cho tương lai con em chúng ta!
Cù Tất Dũng
Theo CAND
Trao giải cuộc thi viết "Tấm gương Nhà giáo Thủ đô tiêu biểu"
Ban Tổ chức cuộc thi viết "Tấm gương Nhà giáo Thủ đô tiêu biểu" đã trao 156 giải thưởng cho 156 cá nhân có tác phẩm dự thi xuất sắc, được lựa chọn từ hơn 12.000 tác phẩm dự thi.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tối 8/11, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức trao giải thưởng cuộc thi viết "Tấm gương Nhà giáo Thủ đô tiêu biểu".
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức và Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng trao Giấy khen cho các cá nhân đạt giải Xuất sắc và giải Nhất cuộc thi viết "Tấm gương Nhà giáo Thủ đô tiêu biểu".
Theo Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Đỗ Văn Nam, cuộc thi viết "Tấm gương Nhà giáo Thủ đô tiêu biểu" được tổ chức nhằm tuyên truyền sâu rộng trong ngành GD&ĐT Thủ đô cùng toàn xã hội về các tấm gương thầy giáo, cô giáo đã và đang tận tụy cống hiến cho sự nghiệp "trồng người"; phát hiện, biểu dương và nhân rộng những nhân tố điển hình tiên tiến, những tấm gương nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục được tập thể sư phạm, học sinh, xã hội ghi nhận, tôn vinh.
Đồng thời, đây cũng là dịp để đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục được thể hiện tình cảm, lòng biết ơn và tri ân đối với thầy giáo, cô giáo, với đồng nghiệp mà mình yêu quý, trân trọng. Qua đó góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong các nhà trường.
Sau khi Kế hoạch cuộc thi được triển khai, các cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh tại các trường, các cơ sở giáo dục đã tích cực hưởng ứng. Các bài thi tập trung viết về thầy cô, mái trường, các kỷ niệm, ký ức, dấu ấn ngành nghề, các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các hoạt động nổi bật của đơn vị và của ngành GD&ĐT Hà Nội qua 65 năm xây dựng, phát triển.
Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa và Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quang Thắng trao Giấy khen cho 32 tập thể triển khai tổ chức tốt cuộc thi.
Các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức chấm thi vòng sơ khảo với tổng số 12.080 bài dự thi. Sau khi chấm thi vòng Sơ khảo, các đơn vị đã lựa chọn được 1.886 bài dự thi tham dự vòng Chung khảo.
Nhiều đơn vị có số lượng tham dự đông và chất lượng tốt như: quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng, quận Ba Đình, quận Nam Từ Liêm, huyện Quốc Oai, huyện Thanh Oai, huyện Thường Tín, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Siêu, Trường Trung học phổ thông Quang Trung - Đống Đa, Trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông, Trường Trung học phổ thông Quảng Oai, Trường Trung học phổ thông Phúc Lợi, trường Trung học phổ thông Việt Nam - Ba Lan. Đặc biệt bài dự thi của ngành GD&ĐT quận Hoàn Kiếm đã có sự đầu tư về cả nội dung và hình thức vào các bài thi...
Nhiều giáo viên có tác phẩm tham gia cuộc thi với chất lượng bài thi cao như: Nhà giáo Trương Thanh Phượng (Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, quận Nam Từ Liêm), nhà giáo Nguyễn Thị Phương Dung (Trường Tiểu học Thạch Bàn A, quận Long Biên), nhà giáo Phạm Thị Thanh (Trường Trung học cơ sở Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm), nhà giáo Nguyễn Thị Thiết (Trường Trung học cơ sở Thạch Thán, huyện Quốc Oai), nhà giáo Vũ Thị Thanh Huyền (Trường Trung học phổ thông Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn).
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Xuân Quang và Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà trao Giấy khen cho các cá nhân đạt giải Nhì cuộc thi viết "Tấm gương Nhà giáo Thủ đô tiêu biểu".
Kết quả, Ban Tổ chức đã trao cho Giấy khen cho 32 tập thể triển khai tổ chức tốt cuộc thi, 4 giải Xuất sắc, 12 giải Nhất, 20 giải Nhì, 40 giải Ba và 80 giải Khuyến khích cho 156 cá nhân có tác phẩm dự thi xuất sắc.
"Có thể nói, cuộc thi viết kỷ niệm 65 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô đã khơi dậy, phát huy, tô đẹp thêm truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thông hiếu học của người Hà Nội và dân tộc Việt Nam; tôn vinh, biểu dương tấm gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động và các hoạt động của Ngành GD&ĐT Hà Nội trong 65 năm qua các thời kỳ. Đặc biệt, hình ảnh người thầy giáo xưa và nay đã được nhiều bài viết khác họa sâu sắc, nêu bật sự đóng góp lớn lao của nhà giáo Thủ đô trong sự nghiệp "trăm năm trồng người" vinh dự và đầy trách nhiệm.
Những ký ức về một thời đứng trên bục giảng, những phút trải lòng của người "chở đò" tri thức cho lớp lớp học trò và đâu đó còn những băn khoăn, trăn trở với nghề, với đời sẽ mãi là những khoảnh khắc đẹp trong dòng chảy 65 năm xây dựng và phát triển của ngành GD&ĐT Thủ đô, đồng thời cũng là lời tri ân đến các thầy cô giáo trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cùng với đó là hình ảnh thân thương, gần gũi của biết bao ngôi trường đã, đang và sẽ là những "cái nôi" bồi đắp tri thức, nuôi dưỡng nhân tài cho Thủ đô và đất nước.
Cuộc thi đã hội tụ được những hình ảnh đẹp này để mỗi chúng ta hiểu rõ hơn về ngành, về nghề, từ đó thêm yêu và găn bó với sự nghiệp giáo dục đang trên đà đổi mới và hội nhập" - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Đỗ Văn Nam khẳng định.
Theo laodongthudo
Những nốt trầm của tình thầy - trò Người xưa đã từng dạy rằng: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cùng là thầy). Ảnh minh họa Ngày nay, dưới áp lực của cơ chế thị trường, quan niệm và cách ứng xử về cách kính thầy cũng đã thay đổi, đôi khi thầy cô lại là nạn nhân của bạo lực học...