Ngày thi đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tại Đà Nẵng: Không có thí sinh vi phạm quy chế
Trong môn thi Sử (buổi chiều), nhiều TS rất vui cho biết, đề Sử cũng có câu ra dạng đề “mở” liên quan đến vấn đề Biển Đông, nên TS có “đất” để diễn đạt suy nghĩ, sự hiểu biết của mình.
Theo các TS, đề Sử không khó, đặc biệt đối với những TS dự thi ĐH khối C thì đề thi này quá dễ. Với dạng đề không đòi hỏi phải nhớ quá nhiều sự kiện, mốc thời gian, chỉ cần TS ôn tập và hệ thống kỹ các kiến thức căn bản, biết phân tích, biết lập luận và nhận định là có thể làm bài được.
Mặc dù môn Sử có số lượng TS dự thi tương đối ít, thậm chí có HĐT chỉ có 3 em như HĐT Lý Thường Kiệt, thế nhưng, điều đó không ảnh hưởng gì đến tâm lý dự thi của các TS.
Theo thống kê từ Sở GD-ĐT TP, trong môn thi tự chọn Lịch Sử, hệ THPT có 470/470 TS ĐKDT, hệ GDTX có 296/297 TS ĐKDT có mặt tại phòng thi. HĐT có số lượng TS dự thi môn Sử nhiều nhất là HĐT Nguyễn Khuyến với 117 TS và HĐT có số lượng TS dự thi môn Sử ít nhất là HĐT Lý Thường Kiệt và Nguyễn Lương Bằng, mỗi HĐT có 3 TS dự thi; riêng HĐT Trần Hưng Đạo không có TS dự thi môn Sử.
HĐT Lý Thường Kiệt chỉ có 3 TS dự thi môn Sử. Ảnh: P.T
Đề Lý không dễ như năm trước
Đó là nhận định của không ít TS ĐKDT môn tự chọn Vật Lý. Minh Trí- TS thi tại HĐT Lý Thường Kiệt- bộc bạch: “Mấy anh chị ở kỳ thi tốt nghiệp năm ngoái nói môn Lý ra không khó, nhưng với em, đề thi năm nay không hề dễ chút nào. Trong 40 câu hỏi trắc nghiệm, phần giao động cơ và dòng điện xoay chiều không nhiều, các câu còn lại chia đều cho các chương đã học trong chương trình lớp 12 gồm một câu lý thuyết và câu bài tập. Pần gia tốc do không ôn tập kỹ nên em làm không được tốt”. So với phần bài tập, phần lý thuyết có vẻ như “bẫy” TS hơn…
Video đang HOT
Mặc dù có nhiều điểm mới trong kỳ thi năm nay do trong buổi chiều có 2 ca thi, tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, tình hình ANTT vẫn đảm bảo. Theo đó, trong môn thi Lý, có 6.362TS/6373 TS ĐKDT đã có mặt tại các HĐT dự thi môn Lý, vắng 2 TS không lý do, 9 TS được miễn thi. Cụ thể, hệ THPT có 6.249/6258 TS ĐKDT, vắng 9, trong đó có 8 miễn thi; hệ GDTX có 113/115 TSĐTDT có mặt, vắng 2, trong đó có 1 TS miễn thi.
Trao đổi với ông Ngô Ngọc Hoàng Vương, việc bố trí cán bộ, giám thị coi thi đối với môn Sử vẫn được thực hiện đúng theo quy chế thi.
Trong ngày thi đầu tiên, tại Đà Nẵng, không có TS vi pham quy chế thi. Ngày 3-6, TS bước vào môn thi Toán (sáng-120 phút), chiều: Hóa (60 phút) và Địa Lý (90 phút).
Theo CADN
Thầy trò căng thẳng chạy nước rút
Chỉ còn ít ngày nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT chính thức bắt đầu. Năm nay, với nhiều điều chỉnh mới về môn thi, cách thức thi... nhiều học sinh và giáo viên tỏ ra khá thận trọng và căng thẳng.
"Chạy nước rút" ôn tập
Những ngày này, lịch học của em Nguyễn Thị Dung, lớp 12 Trường THPT Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) gần như kín với các ca học đan xen, vừa ôn thi tốt nghiệp vừa ôn thi ĐH. Dung cho biết, ban ngày em học ôn các môn thi tốt nghiệp ở trường, chiều về chỉ kịp ăn vội bát cơm rồi lại đến lớp luyện thi ĐH. Một tuần, Dung có 4 ngày lịch kín như vậy. "Tuy năm nay bớt môn thi, có môn tự chọn và chấm điểm cả 12 năm học nhưng em rất lo vì cấu trúc ra đề thi thay đổi, thời gian thi thay đổi nên sẽ đòi hỏi cao hơn về việc vận dụng các kỹ năng làm bài không giống như trước" - Dung nói.
Học sinh lớp 12 đang bước vào giai đoạn "nước rút" ôn thi tốt nghiệp (ảnh minh họa).
Với lực học trung bình nên mục tiêu đỗ tốt nghiệp được em Lê Ngọc Minh, Trường THPT Phụ Dực (Quỳnh Phụ, Thái Bình) đặt lên hàng đầu. Thời điểm này, ngoài việc học ca phụ đạo tăng cường trên lớp, Minh còn không ngại đến học nhóm tại nhà các bạn học khá trong lớp vào các buổi tối để được bạn bè chỉ bảo.
"Gần hết kỳ I lớp 12 mới có thay đổi về việc công nhận tốt nghiệp bằng điểm thi và điểm phẩy cả 12 năm học nên em không còn thời gian để cố gắng cho điểm phẩy nữa. Kỳ thi tới sẽ quyết định tất cả" - Minh lo lắng.
Cô Hoàng Thị Đặng - giáo viên Trường THPT Vùng cao Việt Bắc thì cho rằng, những thay đổi lớn trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay rất có lợi cho những học sinh khá, giỏi. Nhưng với các em học trung bình và yếu thì việc đỗ tốt nghiệp vẫn cần cố gắng nhiều.
Nhiều giáo viên và học sinh cũng cho rằng, chính những thay đổi lớn của kỳ thi đã khiến không ai dám lơ là. Vì thế, nếu như mọi năm, thời điểm này việc ôn thi tốt nghiệp hầu như đã hoàn tất nhưng năm nay, nhiều trường vẫn còn lo lắng chuẩn bị cho kỳ thi khiến học sinh cũng lo lắng theo.
Phân loại học sinh, tăng cường phụ đạo
Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, các trường, Sở GDĐT cũng đã thực hiện nhiều phương án ôn tập mới để... thích nghi.
Số môn thi từ 6 xuống 4 môn; thời gian làm bài thi môn toán, văn rút ngắn; hình thức thi (ngoại ngữ) có thêm phần trắc nghiệm và tự luận; tổ chức các hội đồng coi thi theo từng trường; không xếp thí sinh của các trường khác nhau trong cùng 1 phòng thi; học sinh được ưu tiên miễn thi trong một số trường hợp; điểm liệt tính là 1 điểm trở xuống (trước là 0 điểm); cách tính điểm tốt nghiệp có thêm điểm quá trình học tập.
Trường THPT Phạm Công Bình (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) năm nay có 226 học sinh dự thi tốt nghiệp. Ngay từ khi có quyết định về việc thay đổi môn thi, trường đã tổ chức thi thử cho học sinh lớp 12 với cả 8 môn.
Căn cứ vào kết quả thi này, giáo viên định hướng cho học sinh chọn môn thi tự chọn. Sau đó trường tiếp tục cho thi thử lần 2 với 2 môn tự chọn và 2 môn bắt buộc để các em chốt môn tự chọn đăng ký thi. Lần thi thử thứ 3 đề thi được ra theo cấu trúc mới của Bộ GDĐT để giúp học sinh không bỡ ngỡ.
Cũng theo lãnh đạo trường này, việc ôn thi của các lớp sẽ kết thúc vào ngày 26.5, các em sẽ có 1 tuần nghỉ ngơi để chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp.
Ông Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) thì cho biết, trường này đã kết thúc chương trình lớp 12 từ cuối tháng 3, đến tháng 4 là bắt đầu ôn thi tốt nghiệp. "Các môn toán, văn, ngoại ngữ vừa học vừa ôn từ tháng 3, 4 vì đây là 3 môn chắc chắn thi tốt nghiệp. Các môn còn lại hiện đã được tăng từ 2 tiết lên 5 tiết. Có 4 ngày trong tuần học sinh phải học cả sáng và chiều. Ngoài ra, các giáo viên trong trường còn dành tiết cuối hàng ngày để phụ đạo học sinh kém" - ông Lâm cho biết.
Nhiều trường trên địa bàn Hà Nội cũng phân loại học sinh, gom những học sinh có học lực trung bình, yếu vào một lớp phân công giáo viên dạy giỏi kèm cặp như THPT Phan Huy Chú (Đống Đa); THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân)...
Trong khi đó, các Sở GDĐT địa phương đều đang gấp rút hoàn thiện những khâu cuối cùng các đầu việc: Thành lập các hội đồng coi thi, kiểm tra cơ sở vật chất các hội đồng thi, tập huấn coi thi, chấm thi, phổ biến quy chế thi... Kỳ thi sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày, từ 2-4.6.
Theo Danviet
Đề nghị quân đội tham gia chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Bộ GD-ĐT đề nghị tích cực chuẩn bị phương án dự phòng, kịp thời ứng phó với các hiện tượng bất thường do thiên tai, dịch bệnh Bộ GD-ĐT vừa đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập Ban Chỉ đạo thi...