‘Ngày tận thế của Facebook’ và câu chuyện ‘đa nền tảng’
Nhiều câu hỏi được đặt ra: Liệu các cơ quan báo chísẽ phát triển mạnh mẽ hơn sau ‘ngày tận thế Facebook’?
Cuộc khủng hoảng của Facebook xảy ra vào ngày 16/3/2018 sau khi có thông tin Công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica thu thập dữ liệu trái phép từ 50 triệu tàikhoản người dùng Facebook đã khiến mạng xã hội lớn nhất hành tinh bị mất niềm tinnghiêm trọng của người sử dụng.
Ông chủ Facebook đã bán dữ liệu người dùng cho Cambridge Analytica
Tưởng vậy… mà không phải vậy!
Sau khi bị phanh phui, Tờ The New York Times (Mỹ) đã đăng tải một loạt bài điều tra, nêu chi tiết về cách Cambridge Analytica đã thu thập thông tin cá nhân của hơn 50 triệu người dùng mà không được sự đồng ý của họ. Công ty này kiếm tiền bằng cách thu thập dữ liệu người dùng và bán lại cho các nhà phát triển ứng dụng, quảng cáo. Vụ việc này đã khiến giới công nghệ và người dùng mạng xã hội này ngỡ ngàng, đặc biệt người dân lo ngại bởi lỗ hổng bảo mật quá nghiêm trọng.
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Báo chí và các nhà xuất bản tin tức WAN-IFRA, các nhà xuất bản thực sự không kiếm được nhiều tiền trên Facebook và mạng xã hội này chỉ đóng góp trung bình 7% thu nhập từ mảng kỹ thuật số của các thành viên WAN-IFRA. Một ví dụ điển hình tại Mỹ cho thấy, ngay cả những nhà xuất bản tin tức hàng đầu ở quốc gia này đã từng hăm hở đón nhận ý tưởng xuất bản trên đa nền tảng, kỳ vọng đặc biệt vào Facebook. Song, họ thật sự thất vọng, bởi doanh thu, lợi nhuận từ tương tác của họ với các sản phẩm này so với kỳ vọng là quá ít ỏi.
Kết quả khảo sát tại một số nước châu Âu cho thấy, nhiều hãng truyền thông tỏ rõ thái độ “căm ghét” Facebook, bởi họ hoài nghi về mạng xã hội được coi là lớn nhất hành tinh này. Một Giám đốc của Hãng truyền thông tại châu Âu giấu tên cho biết, ông rất hoài nghi về Facebook và coi trọng việc sở hữu độc giả của Hãng trên chính các sản phẩm của mình chứ không phải dựa “ký sinh” vào Facebook.
Nhấn mạnh đến việc hưởng lợi thực từ Facebook, chuyên gia báo chí Franklin Foer, cựu biên tập viên của tờ New Republic viết trên tờ Atlantic: “Phụ thuộc sinh ra liều lĩnh – một cuộc chạy đua điên rồ, vô liêm sỉ nhằm có được những cú nhấp chuột thông qua Facebook, một nỗ lực không ngừng nghỉ để thao túng các thuật toán của Google”. Nhiều chuyên gia nhận định, sự phụ thuộc vào nền tảng của Facebook không chỉ gây khó khăn cho công việc kinh doanh, mà nó còn làm đồi bại tâm hồn vì giá trị của các công ty nền tảng này khi mà các cơ quan báo chí truyền thông đều phụ thuộc vào Facebook…
Video đang HOT
Ngày tận thế của Facebook sắp diễn ra?
Không nên lệ thuộc
Sau các vụ bê bối nối tiếp bê bối, có thể thấy rằng, Facebook đã và đang là “con dao hai lưỡi” đối với các cơ quan báo chí truyền thông, bởi lượng truy cập và cách thức tiếp xúc ồ ạt đi đôi với việc mất kiểm soát, mất dữ liệu, mất kết nối với độc giả và doanh thu thì quá… ít ỏi, chỉ béo bở “ông trùm” Facebook mà thôi. Do đó, hiện nay, một số cơ quan báo chí truyền thông lớn trên thế giới đã thay đổi, giảm dần sự lệ thuộc vào Facebook, đang tìm cách hướng đến sự đa dạng hóa các sản phẩm để thúc đẩy số lượng đăng ký người dùng mang tính dài hạn.
Điều nguy hại nhất, khi vẫn còn một số cơ quan báo chí trên thế giới nghĩ rằng, họ có độc giả thông qua Facebook, trong khi những gì họ thực sự có chỉ là lượng truy cập.
Trước bối cảnh đó, khá nhiều độc giả trên thế giới sẵn sàng trả tiền cho báo chí chất lượng cao để đối phó với vấn nạn “tin giả” trên mạng xã hội. Bởi họ không phải mất thời gian cho những thông tin nhảm nhí và lãng nhách lan truyền như thác trên mạng xã hội. Từ đó, sự nghi ngại về vai trò của Facebook như một nguồn tin khả tín cũng ngày một lớn, khiến thế giới trở nên bất mãn với mạng xã hội này. Thực tế cho thấy, ngày càng có ít người đọc chia sẻ tin tức qua Facebook.
Vấn nạn “tin giả” đang hoành hành làm đảo lộn giá trị văn hóa của con người. Đặc biệt, lợi nhuận của mỗi tờ báo sẽ ngày càng bớt phụ thuộc vào quảng cáo, mà thay vào là lượng độc giả trả phí. Chính trong bối cảnh đó, nhu cầu báo chí chất lượng cao sẽ tiếp tục trở nên bức thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Kết quả điều tra của Viện Reuters năm 2018 chỉ ra rằng, việc sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, như một nguồn thông tin tăng trưởng không ngừng trong thời gian qua, tuy nhiên, sự tăng trưởng này đã dừng, hoặc thậm chí đi ngược lại trong thời gian tới. Một ví dụ khá rõ, hiên nay, giới trẻ Mỹ không còn “mặn mà” trong việc sử dụng Facebook để tiếp cận thông tin. Tại các nước khác như Brazil, Cộng hòa Séc hay Malaysia, số lượng người đọc tin tức thông qua Facebook đã sụt giảm một cách nghiêm trọng do ảnh hưởng của vấn nạn tin giả.
Tình cảm của độc giả với Facebook ngày càng rạn nứt
“ Cai nghiện” khi chưa muộn
Vậy, các cơ báo chí cần phải làm gì? Nếu tất cả cơ quan báo chí truyền thông “cai nghiện” Facebook để thoát khỏi sự phụ thuộc không đáng có này, thì đâu là lựa chọn thay thế trong tương lai?
Ông Janaki Challa, Giám đốc Phụ trách tăng trưởng độc giả của The Daily Beast tại Mỹ cho biết: “Chúng tôi phụ thuộc vào Facebook ít hơn so với các đối thủ cạnh tranh, bởi có chiến lược duy trì tính đa dạng ở mức cao nhất có thể. Lượng truy cập giới thiệu qua mạng xã hội của The Daily Beast từ Twitter và Reddit cao hơn so với Facebook nhiều lần”. Do đó, làm thế nào để đảm bảo có được độc giả trong kỷ nguyên đa nền tảng? Trước hết, các cơ quan báo chí truyền thông cần chú trọng sự độc đáo, bản sắc mà không nên theo đuổi quy mô, lệ thuộc. Hãy trở thành những ấn phẩm “phải đọc” đối với nhóm độc giả trung thành của tòa soạn.
Điều quan trọng hơn, cần phải “chiến đấu” đến hơi thở cuối cùng để duy trì quan hệ trực tiếp với nhóm công chúng đích; xây dựng các hoạt động kinh doanh xoay quanh các sản phẩm và dịch vụ của tòa soạn – như ứng dụng mobile, hay các sản phẩm apps. Đặc biệt, cần phải cứng rắn và có chọn lọc trong mối quan hệ hợp tác với các nền tảng. Chúng ta cần tập trung vào các nền tảng có tầm quan trọng lớn nhất đối với độc giả của mình.
Phát biểu trước báo giới, ông Joey Marburger, Giám đốc Sản phẩm số của Tờ Washington Post (Mỹ) nhấn mạnh: “Chúng tôi chưa đầu tư nhiều thời gian so với các nền tảng khác, nhưng những gì chúng làm đã đem lại thành quả tốt đến mức kinh ngạc.”
Rời bỏ, không lệ thuộc Facebook, quay lưng với “tin giả”, chú trọng các sản phẩm báo chí chất lượng có giá trị, đó là thông điệp cốt lõi của giới báo chí truyền thông toàn cầu trong bối cảnh hiện nay./.
Theo người làm báo
Đồng sáng lập Apple: 'Hãy xóa Facebook ngay và luôn'
Đồng sáng lập Apple Steve Wozniak xóa tài khoản Facebook của mình và ông nghĩ mọi người cũng nên làm điều tương tự.
Đây là khẳng định của Steve Wozniak trong một cuộc phỏng vấn nhanh với trang TMZ mới được thực hiện.
"Có rất nhiều người tìm thấy lợi ích trên facebook và họ sẵn sàng đánh đổi bằng sự riêng tư của mình. Nhưng đối với hầu hết mọi người, khuyến nghị của tôi là bạn hãy tìm cách để thoát khỏi Facebook", Steve Wozniak cho biết.
Steve Wozniak đã không còn sử dụng facebook từ năm ngoái.
Trước đó vào năm ngoái, Steve Wozniak ngừng sử dụng facebook chỉ 3 tuần sau khi vụ bê bối Cambridge Analytica làm đơn hàng chục triệu thông tin tài khoản của mạng xã hội này bị phanh phui.
Steve Wozniak bày tỏ sự lo lắng về sự xâm phạm quyền riêng tư hiện nay người dùng đang phải đối diện. Đáng lo ngại hơn theo đồng sáng lập Apple, đang có không có bất cứ cơ chế nào có thể ngăn chặn điều này.
"Ai biết được, họ biết cái gì về bạn. Ý tôi là, họ có thể đo nhịp tim của bạn từ xa bằng laser. Họ có thể lắng nghe bạn nói thông qua các thiết bị số. Ai biết được liệu điện thoại của tôi có đang bị nghe lén tôi hay không?
Tôi lo lắng vì những cuộc trò chuyện mà bạn cho là riêng tư đang bị nghe lén. Bạn có thể phủ nhận điều này, nhưng nó đang diễn ra và hầu như không có cách nào để ngăn chặn", Steve Wozniak nhấn mạnh.
Steve Wozniak đề xuất Facebook cung cấp các tùy chọn trả tiền.
Không chỉ cảnh báo, Steve Wozniak còn đưa ra giải pháp để bảo vệ sự riêng tư của người dùng. Đó là đề xuất Facebook cung cấp các tùy chọn trả phí để đảm bảo thông tin người dùng được giữ bí mật.
Nguồn: VTV
Các nhà xuất bản được báo cáo là thất vọng về Apple News+ Vào tháng 3 năm nay, Apple đã chính thức ra mắt dịch vụ đọc tin tức trả phí của mình có tên gọi là Apple News . Tuy nhiên, ở thời điểm ra mắt dịch vụ này của Apple đã phải đối mặt với những tranh cãi ban đầu về trải nghiệm của người dùng cũng như mối quan hệ với nhà xuất...