Ngay tại Việt Nam, có một trường đại học tuyển sinh không qua bảng điểm
Sắp tới, Đại học Fulbright Việt Nam chỉ tuyển 50 sinh viên, những sinh viên này sẽ được lựa chọn qua các bài luận, quá trình phỏng vấn chứ không qua bảng điểm.
Ngày 16/11, tại Hà Nội, lãnh đạo Đại học Fulbright Việt Nam đã có buổi chia sẻ mô hình giáo dục khai phóng đặc sắc kiểu Mỹ mà Trường theo đuổi, cũng như chương trình giảng dạy và kế hoạch tuyển sinh khóa cử nhân đầu tiên vào năm sau.
Trước đó vào ngày 2/11, Đại học Fulbright Việt Nam đã chính thức công bố kế hoạch tuyển sinh khóa sinh viên đại học đầu tiên cho “năm học Đồng kiến tạo”, dự kiến bắt đầu vào mùa thu năm 2018.
Được truyền cảm hứng bởi truyền thống giáo dục khai phóng của Hoa Kỳ và những sáng kiến đổi mới hàng đầu về giáo dục, Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) đang xây dựng một mô hình giáo dục hoàn toàn mới ở Việt Nam, với mục tiêu giúp cho sinh viên phát triển như một con người hoàn thiện.
Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot, Giám đốc học thuật Trường Đại học Fulbright Việt Nam, cho biết trong chương trình cử nhân của FUV có một năm học gọi là “Năm học đồng kiến tạo”.
Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot – Giám đốc học thuật Trường Đại học Fulbright Việt Nam khẳng định, trường không muốn đào tạo sinh viên đi xin việc, mà tạo ra những người có kiến thức, tư duy, kỹ năng cần thiết để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào họ theo đuổi. (Ảnh: Nguyễn Thảo)
Hầu hết các trường đại học khi mới thành lập sẽ mời các giảng viên nhóm họp trong các phòng kín, thảo luận các ý tưởng và cuối cùng đưa ra một chương trình giảng dạy theo suy nghĩ chủ quan của họ.
Nhưng FUV sẽ kiến tạo một chương trình dành cho sinh viên. Điều quan trọng là chương trình đó không chỉ thiết kế cho sinh viên mà chương trình đó được thiết kế cùng sinh viên.
Có thể hiểu, “Năm học đồng kiến tạo” không chỉ đơn thuần là năm mà các giảng viên và đội ngũ quản lý cùng nhau thiết kế chương trình giảng dạy, mà sinh viên sẽ tham gia vào trải nghiệm giáo dục này ngay từ những ngày đầu tiên, để cùng giảng viên hoàn thiện chương trình, cùng nhau kiến tạo văn hóa FUV và cùng nhau quyết định những vấn đề trọng đại khác.
Theo kế hoạch đó, sẽ có 50 sinh viên ưu tú được chọn tham gia “năm học đồng kiến tạo”.
Những sinh viên này đồng thời được nhận Học bổng sáng lập FUV (FUV Founding Scholarship), được đảm bảo một vị trí chính thức cho khóa đại học đầu tiên khai giảng mùa thu 2019, được tính tín chỉ cho một học kỳ trong tổng thời gian học cử nhân.
Tất cả những sinh viên Đồng kiến tạo sẽ nhận được học bổng toàn phần trong năm này, bao gồm học phí và tiền ăn ở.
Đối với mỗi năm học tiếp theo, học phí hàng năm dự kiến khoảng 20.000 USD (tương đương 460 triệu đồng). Chi phí sinh hoạt dự kiến khoảng 3.000 USD (tương đương 70 triệu đồng) mỗi năm.
Tuy nhiên, chương trình Học bổng sáng lập FUV sẽ cung cấp cho các sinh viên Đồng kiến tạo một học bổng trị giá khoảng 5.000 USD (tương đương 115 triệu đồng) cho mỗi năm sau năm Đồng kiến tạo.
Do vậy, tổng chi phí sinh viên phải chi trả sẽ không vượt quá 18.000 USD (tương đương 415 triệu đồng) mỗi năm.
FUV cho biết đây không phải là chi phí thực tế vì mọi sinh viên đều được quyền nộp đơn xin hỗ trợ tài chính theo điều kiện kinh tế.
Mức hỗ trợ tài chính sẽ được quyết định dựa trên điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Ngoài ra, học phí và chi phí sinh hoạt có thể thay đổi tùy theo tỷ lệ lạm phát.
Sinh viên khó khăn bên cạnh học bổng toàn phần cho năm Đồng kiến tạo và học bổng sáng lập còn có cơ hội nộp đơn xin thêm hỗ trợ tài chính dựa trên hoàn cảnh kinh tế.
Đối với những sinh viên thật sự khó khăn, nhà trường dự kiến sẽ hỗ trợ phần lớn chi phí (khoảng 75%).
Video đang HOT
Và đối với sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khá hơn, nhà trường có thể hỗ trợ phần nào chi phí (khoảng 25%).
Đại diện nhà trường cho biết, Đại học Fulbright Việt Nam tìm kiếm ứng viên toàn diện, có khả năng sáng tạo, làm việc nhóm, kết nối, tư duy, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp…
Hồ sơ ứng tuyển được công bố vào ngày 1/12/2017. Ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển trước 1/2/2018.
Theo bà Đàm Bích Thủy – Chủ tịch Trường Đại học Fulbright Việt Nam, lãnh đạo trường mong muốn được định nghĩa lại khái niệm về giáo dục.
Giáo dục truyền thống thầy, cô giáo thường truyền đạt kiến thức một chiều cho học sinh, sinh viên.
“Chúng tôi đặt sinh viên ở trung tâm của mọi hoạt động. Chương trình đào tạo đại học của trường sẽ không mang tính áp đặt từ giảng viên, mà là những trao đổi, thảo luận giữa giảng viên và sinh viên.
Trong đó, sinh viên được trao quyền và đóng vai trò làm chủ quá trình học tập của mình”, bà Thủy nhấn mạnh.
Và trong khóa tuyển sinh đầu tiên, trường chỉ tuyển 50 sinh viên, những sinh viên này sẽ được lựa chọn qua các bài luận, quá trình phỏng vấn, chứ không qua bảng điểm. Trường cũng xây dựng chương trình học theo “block plan”.
Ở mỗi thời điểm, sinh viên chỉ tập trung học một môn. Thời gian học khoảng 3 tiếng mỗi ngày trong vòng 4 tuần.
Phương pháp học này giúp đào sâu, tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề, thay vì tìm hiểu “bề nổi của tảng băng chìm” và thuộc lòng đáp án.
Cũng tại buổi chia sẻ, Tiến sỹ Ryan Derby-Talbot đã có một buổi giảng thử phương pháp giáo dục của FUV để lắng nghe các đánh giá, góp ý và câu hỏi từ các chuyên gia để FUV hoàn thiện chương trình, đáp ứng kỳ vọng của xã hội.
Theo đó, Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot khẳng định, trường không muốn đào tạo sinh viên đi xin việc, mà tạo ra những người có kiến thức, tư duy, kỹ năng cần thiết để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào họ theo đuổi.
Theo GDVN
Mớ bòng bong hay búi tơ vò trường sư phạm!
Trong thời gian Đại học Sư phạm Hà Nội tiến hành các thủ tục xin phép mở phân hiệu tại Hà Nam thì trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam sẽ hoạt động như thế nào?
Vào tháng 8/2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về vấn đề chất lượng đào tạo tại hệ thống các trường, các ngành sư phạm và chất lượng tuyển sinh đầu vào của khối các trường sư phạm; đồng thời cũng cho một số ý kiến chỉ đạo, bước đầu giải quyết tình trạng này.
Trước đó, vào tháng 4/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định 732 phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Trong đó mục tiêu đến năm 2020, toàn hệ thống từ Trung ương tới địa phương chỉ được đào tạo thêm 190.000 người.
Kể từ đó đến nay, trong vòng 2 năm, tổng chỉ tiêu tuyển mới của toàn hệ thống đã lên tới gần 100.000 em.
Tiến sĩ Đặng Lộc Thọ - Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Trung ương (Hà Nội) (Ảnh: Thùy Linh)
Như vậy, trong 3 năm tới đây, ngành giáo dục sẽ chỉ được tuyển thêm 90.000 người nữa trong khi tình trạng thừa thiếu giáo viên ở các địa phương, các cấp học đang là bài toán nan giải.
Báo cáo Phó Thủ tướng, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Bộ đã liên tục cắt giảm chi tiêu tuyển sinh ngành sư phạm từ 10 - 20% trong 3 năm vừa qua nhưng chưa thể cho ngừng tuyển mới vì liên quan đến sự sống còn của các trường sư phạm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải làm việc chặt chẽ hơn với các địa phương, với Bộ Nội vụ về việc này.
Sắp tới, các địa phương cũng cần phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, không thể để tình trạng nơi thừa nơi thiếu giáo viên, đào tạo tràn lan không tính đến đầu ra như hiện nay, sẽ tạo nên sự lãng phí lớn cho xã hội.
Một trong những giải pháp quan trọng mà lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra để đảm bảo quản lý tốt chất lượng tuyển sinh, đào tạo và đầu ra của các trường, các ngành sư phạm đó là việc quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng sư phạm trên cả nước.
Việc quy hoạch lại mạng lưới các trường được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết vấn đề này ở tầm chiến lược.
Cả nước hiện có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Đó là chưa kể các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có ngành đào tạo giáo viên.
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Đặng Lộc Thọ - Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Trung ương (Hà Nội) thông tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện là một trong ba đơn vị được giao phối hợp cùng Bộ xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới các trường.
Được biết, việc quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm sẽ được thực hiện theo hướng: các trường đại học có chất lượng cao, có uy tín sẽ được chọn làm trường sư phạm trọng điểm, các trường khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm này.
Toàn bộ chương trình đào tạo của các trường sư phạm sẽ được chuẩn hóa và sử dụng đồng bộ trong toàn hệ thống để đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên ở các nơi được đồng nhất.
Về vấn đề này, lãnh đạo nhiều trường cao đẳng sư phạm băn khoăn rằng, các trường cao đẳng sư phạm có nằm trong mạng lưới các trường sư phạm hay không?
Từ đây, thầy Thọ nêu thực tế, năm 2015, trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam được gắn biển phân hiệu của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Từ đó đến nay, việc sáp nhập vẫn đang trong quá trình tiến hành, do đó đến nay mô hình hoạt động của trường chưa rõ.
Và gần đây nhất trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 trên các phương tiện thông tin đại chúng có nêu rằng, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam đã liên kết, đào tạo chui hàng nghìn sinh viên tại Hà Nội.
Điều này cho thấy một bất cập rằng, trường Đại học sư phạm Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo còn trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam trước đây trực đây trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.
Chính vì vậy, việc giải quyết sự hợp nhất về mô hình đào tạo đã và đang gặp nhiều khó khăn.
Thử hỏi, trong thời gian trường Đại học Sư phạm Hà Nội đang tiến hành các thủ tục xin phép mở phân hiệu tại Hà Nam, với cơ sở là Cao đẳng Sư phạm Hà Nam thì trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam sẽ hoạt động chuyên môn như thế nào?
Đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam sẽ đi về đâu?
Giả sử trường Đại học sư phạm Hà Nội có dự kiến biến địa điểm Hà Nam thành mô hình đào tạo thực hành trực thuộc Đại học sư phạm Hà Nội.
Vậy khi đó, trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam sẽ tham gia trong vai trò nào? Kinh phí hoạt động ra sao?...
Tất cả những câu hỏi này đến nay vẫn chưa tìm được câu trả lời, thế nên mới xảy ra tình trạng không đơn vị nào giao chỉ tiêu tuyển sinh để Cao đẳng sư phạm Hà Nam hoạt động.
Lúc này, thầy Thọ đặt vấn đề:
"Không lẽ, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại giao chỉ tiêu cho Đại học sư phạm Hà Nội đào tạo cao đẳng thì không đúng vì thủ tục sáp nhập chưa được hoàn thành.
Nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam lúc này cũng không còn chức năng giao chỉ tiêu tuyển sinh cho trường nữa.
Vậy thử hỏi, trường sẽ tuyển sinh như thế nào? Thế nên mới bị mang tiếng là "tuyển sinh chui"".
Ngoài ra, hiện nay các trường cao đẳng sư phạm không chỉ đào tạo ngành sư phạm mà còn đào tạo một số ngành ngoài sư phạm, do vậy, chỉ tiêu đào tạo ngành ngoài sư phạm lại do Bộ Lao động Thương binh và xã hội mà cụ thể là Tổng cục dạy nghề quyết định.
Nói đến đây, thầy Thọ chỉ rõ, trong kỳ tuyển sinh 2017 vừa qua, trường Cao đẳng sư phạm Trung ương (Hà Nội) được giao chỉ tiêu đào tạo nhưng vì chỉ tiêu giao muộn nên trường không có tên trong cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh cao đẳng, trung cấp năm 2017".
Điều này đã khiến trường lay lắt trong tuyển sinh.
Ngoài ra, một phương án nữa được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cập đó là, sẽ đẩy mạnh kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng của các ngành đào tạo sư phạm đã mở, nơi nào không đủ điều kiện, địa phương không còn nhu cầu đào tạo mới giáo viên sẽ ngừng tuyển sinh.
Và sau khi nghiên cứu kĩ tình hình, Bộ cũng sẽ bàn với các địa phương để chuyển đổi nhiệm vụ các trường cao đẳng sư phạm từ đào tạo sinh viên chính quy sang bồi dưỡng và đào tạo lại giáo viên.
Việc bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên cũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị đổi mới chương trình giáo dục phổ thông như hiện nay.
Tuy nhiên đến nay đại diện nhiều trường cao đẳng sư phạm băn khoăn rằng: "Bộ nêu là vậy, nhưng tỉnh có giao nhiệm vụ này hay không thì lại là câu chuyện khác".
Theo thông tin phóng viên được biết một thực tế rằng, ngay tại Hà Nội, một số trường cao đẳng là một trong những đơn vị có uy tín đào tạo giáo viên nhưng thành phố Hà Nội không cho nên họ không thể chen chân vào việc bồi dưỡng giáo viên thuộc trình độ từ cao đẳng trở xuống.
Do vậy, nếu không có sự chỉ đạo thống nhất giữa Bộ giáo dục và Đào tạo với các địa phương thì các trường cao đẳng sư phạm, các trường cao đẳng có khoa sư phạm sẽ tham gia quá trình đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên như thế nào để có nguồn thu?
Thời gian gần đây, khi có định hướng sẽ nâng chuẩn toàn bộ giáo viên lên trình độ đại học, đại diện một số trường cao đẳng sư phạm lo ngại rằng: "Liệu trong vòng 5 năm tới, chúng ta có đủ sức để trình độ này không? Nếu nâng được chuẩn thì các trường cao đẳng sư phạm sẽ có chức năng gì?...."
Thử hỏi, các trường không tuyển sinh được thì trường sẽ tồn tại ra sao? Phải có người học thì mới bàn đến chuyện nâng cao chất lượng được....
Và khi không giải quyết được bài toán tuyển sinh thì việc tự chủ sẽ khó thực hiện được.
Trên thực tế, trước tình hình khó khăn trong tuyển sinh đầu vào, vài năm gần đây, một số địa phương đã tự tìm giải pháp cho mình bằng cách sáp nhập trường cao đẳng sư phạm vào khoa sư phạm của một trường đại học khác trên địa bàn. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ít ỏi và cũng chỉ là cách làm mang tính tình thế.
Đã đến lúc, việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm hiện phải được xác định là vấn đề cấp bách, cần làm ngay. Vì cứ chậm trễ 1 năm, lại có thêm một lứa thí sinh được tuyển mới, thêm một lứa sinh viên ra trường mà triển vọng công việc của họ như thế nào vẫn là một dấu hỏi lớn...
Theo GDVN
Bộ Giáo dục chính thức rà soát các ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên ở trình độ đại học và cao đẳng. Chính sách trách nhiệm giải trình của giáo viênChữa cháy "sư phạm thất nghiệp" bằng chuyển đổi nghề liệu có khả thi?Đại diện Quốc hội biết rõ những...