Ngày “Siêu thứ Ba” trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng
Tất cả các ứng viên còn lại của đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ đều đang dốc sức để chuẩn bị cho sự kiện “ Siêu thứ Ba” vào ngày 1/3 tới khi bầu cử sơ bộ và họp kín chọn ra ứng viên tổng thống diễn ra đồng thời ở hơn 10 bang và vùng lãnh thổ của Mỹ.
Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang bước vào giai đoạn quan trọng sau khi các ứng viên của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ trải qua các cuộc bỏ phiếu ở 4 bang đầu tiên gồm Iowa, New Hamphsire, South Carolina và Nevada. Hiện các ứng viên đều đang nỗ lực cho sự kiện được coi như “trận chiến cuối cùng” hay còn gọi là “Siêu thứ Ba”.
Siêu thứ Ba được dùng để chỉ ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 2 hoặc tháng 3 của năm bầu cử tổng thống Mỹ. Năm nay, “Siêu thứ Ba” rơi vào ngày 1/3, thời điểm mà hơn 10 bang và vùng lãnh thổ của Mỹ đồng thời tổ chức bầu cử sơ bộ hoặc họp kín để lựa chọn ra các đại biểu có vai trò quyết định ứng viên nào sẽ đại diện cho đảng của họ dự tổng tuyển cử.
Tại sao nhiều bang bỏ phiếu đồng thời?
(Ảnh: Getty)
Siêu thứ Ba ra đời từ năm 1988 để hạn chế tầm ảnh hưởng của cái gọi là “hội chứng Iowa”. Iowa là bang đầu tiên bỏ phiếu sơ bộ trong bầu tổng thống. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng bang này không nên làm đại diện cho cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ bởi đây chỉ là một bang nhỏ và các ứng viên tổng thống thường đổ tiền mạnh cho chiến dịch tranh cử tại đây. Trong khi đó, những ứng viên như Rick Santorum trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2012 dù được ủng hộ tại đây nhưng lại ít tiềm lực về tài chính.
Bao nhiêu bang và vùng lãnh thổ sẽ bỏ phiếu?
Đối với đảng Cộng hòa, các cuộc bỏ phiếu sơ bộ sẽ diễn ra ở 11 bang gồm Alabama, Arkansas, Georgia, Massachusetts, Oklahoma, Tennessee, Texas, Vermont và Virginia. Ngoài ra, hình thức họp kín cũng diễn ra ở Alaska và Minnesota.
Đối với đảng Dân chủ, các cuộc bỏ phiếu sơ bộ cũng sẽ diễn ra ở 11 bang nêu trên. Trong khi, hình thức họp kín cũng diễn ra ở Colorado, Minnesota và vùng lãnh thổ Samoa.
Video đang HOT
Ngoài ra, đảng Cộng hòa sẽ tổ chức các sự kiện khác liên quan đến bầu cử ở Colorado, North Dakota, Wyoming và 2 vùng lãnh thổ Samoa và Guam nhưng không phải dưới hình thức bỏ phiếu. Lãnh đạo đảng tại các bang này sẽ chỉ định ra các đại biểu cho ứng viên của mỗi đảng.
Chọn ra bao nhiêu đại biểu?
Trong ngày Siêu thứ Ba, sẽ có 595 đại biểu đảng Cộng hòa bỏ phiếu, hay tương đương 25% trong tổng số các đại biểu sẽ bỏ phiếu của đảng này. Mỗi ứng viên của đảng này cần ít nhất 1.237 là phiếu ủng hộ của đại biểu để trở thành ứng viên tổng thống duy nhất đại diện đảng ra tranh cử.
Về phía đảng Dân chủ, ứng viên Hillary Clinton và Bernie Sanders sẽ cạnh tranh để giành sự ủng hộ từ 1.004 đại biểu trong ngày Siêu thứ Ba. Sau khi kết thúc bầu cử sơ bộ trên toàn nước Mỹ, một ứng viên Dân chủ cần tối thiểu 2.383 đại biểu ủng hộ để được chọn làm ứng viên duy nhất đại diện đảng ra tranh cử. Tất nhiên, đảng Dân chủ cũng có những đại biểu có thể coi là “siêu đại biểu” – những người có tầm ảnh hưởng lớn. Nhiều người trong số này tuyên bố ủng hộ bà Hillary, tuy nhiên, họ có thể thay đổi quyết định vào phút chót nếu họ nhận thấy cử tri ủng hộ một ứng viên nào khác.
“Siêu thứ Ba” quyết định tất cả?
(Ảnh minh họa: Getty)
Trước kia, Siêu thứ Ba được cho là mang tính quyết định đối với cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Thực tế, năm 2012, Thượng nghị sỹ Mitt Romney đã được đề cử làm ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa sau khi giành chiến thắng ở sự kiện Siêu thứ Ba.
Năm nay, kết quả bỏ phiếu trong ngày Siêu thứ Ba chưa hoàn toàn quyết định tất cả bởi nhiều bang quan trọng lùi thời gian bỏ phiếu ra sau ngày 1/3. Cụ thể, đến ngày 15/3, các bang quan trọng như Florida, Illinois sẽ tổ chức bầu cử sơ bộ. Đặc biệt, đến ngày 7/6, các cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín sẽ diễn ra nhiều nhất với các bang như New Mexico, California, New Jersey, Montana, South Dakota và North Dakota.
Một dấu mốc quan trọng khác trong bầu cử tổng thống Mỹ đó là đảng Cộng hòa sẽ tổ chức đại hội toàn quốc từ ngày 18-21/7 để chọn ra ứng viên duy nhất đại diện đảng ra tranh cử. Đại hội này của đảng Dân chủ sẽ diễn ra từ 25-28/7. Sau khi các đảng chọn ra ứng viên sáng giá nhất, ứng viên này sẽ tiếp tục chọn cho mình một ứng viên cấp phó cùng tranh cử, và thông thường là những ứng viên đã thất bại.
Hiện tại, ở phía đảng Cộng hòa, ứng viên Ben Carson chia sẻ có thể sẽ ngừng chiến dịch tranh cử sau ngày Siêu thứ Ba. Trong khi đó, ở phía đảng Dân chủ có thể coi là cuộc chạy đua song mã giữa bà Hillary Clinton và ứng viên Bernie Sanders. Ông Sanders tuyên bố sẽ theo đuổi đến cùng ngay cả khi bà Hillary giành thắng lợi lớn ở nhiều bang.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Nga muốn Syria sẵn sàng bầu cử tổng thống
Nga đang muốn biến ảnh hưởng của mình với Damascus thành một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Arabtoday
Ngày 24/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow muốn Syria sẵn sàng cho cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống mới trong một nỗ lực nhằm sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Damacus để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho Syria, Reuters đưa tin.
Ông Lavrov cũng nhấn mạnh rằng lực lượng không quân Nga đang tham gia chiến dịch không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria sẽ sẵn sàng giúp đỡ phe nổi dậy Quân đội Syria Tự do (FSA) chống lại IS, với điều kiện Nga phải biết được vị trí đóng quân của FSA.
Tuyên bố của ông Lavrov là sự khẳng định lập trường ủng hộ một giải pháp chính trị cho Syria của Nga. Tuyên bố bất ngờ này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad tới Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.
"Các thế lực bên ngoài không thể quyết định bất cứ điều gì cho người dân Syria. Chúng ta phải buộc họ đưa ra một kế hoạch cho đất nước mình, trong đó lợi ích của mọi tôn giáo, sắc tộc và phe phái chính trị phải được bảo vệ", ông Lavrov nói trên đài truyền hình nhà nước Nga.
Ngoại trưởng Nga cũng tiết lộ rằng Điện Kremlin đã bàn bạc về yêu cầu cải cách chính trị với ông Assad trong chuyến thăm của ông này tới Moscow, và rằng những thành công của quân đội Syria trên chiến trường, dưới sự yểm trợ của không quân Nga, sẽ củng cố vị thế của chính phủ và tạo điều kiện thuận lợi cho ông Assad theo đuổi một giải pháp chính trị.
Mỹ và một số nước phương Tây từ lâu đã cáo buộc không quân Nga chủ yếu ném bom vào các mục tiêu của quân nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn chứ không phải phiến quân IS. Nga đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định không thể tồn tại những "kẻ khủng bố ôn hòa".
Tuy nhiên, ông Lavrov cũng khẳng định rằng Nga sẵn sàng yểm trợ hỏa lực trên không cho FSA nếu Mỹ giúp họ xác định vị trí của "phe nổi dậy yêu nước".
Các chỉ huy của FSA lại tỏ ra hoài nghi về đề nghị trên của Nga. "Nga đã ném bom nhiều nhóm của FSA, và giờ đây họ lại muốn hợp tác với chúng tôi, trong khi vẫn hỗ trợ Assad? Chúng tôi không thể hiểu nổi", Ahmed al-Seoud, chỉ huy Sư đoàn 13 của FSA, nói.
FSA là một liên minh lỏng lẻo nhiều nhóm nổi dậy khác nhau, phần lớn nhằm mục tiêu lật đổ chính phủ của ông Assad, trong khi một bộ phận tập trung vào việc chống lại phiến quân IS. Các nhóm vũ trang này thường không phối hợp chặt chẽ với nhau, và nhiều lúc bị phiến quân IS lấn át trên chiến trường.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria từ ngày 30/9 tới nay, không quân Nga đã thực hiện tổng cộng 934 lượt xuất kích, tiêu diệt 819 mục tiêu phiến quân, Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/10 cho hay.
Trí Dũng
Theo VNE
Đối thủ "vùi dập" Donald Trump trong cuộc tranh luận thứ hai Các đối thủ cùng đảng của Donald Trump đã không còn "nhẫn nhịn" vị tỷ phú này trong cuộc tranh luận diễn ra tối 16/9... Một số biểu cảm khuôn mặt của Donald Trump khi nghe các đối thủ tranh luận trong buổi tối ngày 16/9 - Ảnh: CNN. Trước cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai của các ứng cử viên Đảng...