Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ hàng năm và tiếng Việt ở Phần Lan
Sự đa dạng ngôn ngữ ngày càng bị đe dọa khi ngày càng nhiều ngôn ngữ biến mất.
LTS: Là một Việt kiều ở Phần Lan, thầy Võ Xuân Quế từng có nhiều bài về giáo dục Phần Lan trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Trong bài viết này, nhà giáo Võ Xuân Quế gửi đến bạn đọc bài viết về việc bảo vệ đa dạng ngôn ngữ và tiếng Việt tại Phần Lan.
Toà soạn trân trọng gửi đến quý độc giả.
Bảo vệ đa dạng ngôn ngữ
Ngôn ngữ, với ý nghĩa phức tạp của chúng đối với bản sắc, giao tiếp, hội nhập xã hội, giáo dục và phát triển, có tầm quan trọng chiến lược đối với con người và hành tinh.
Tuy nhiên, do quá trình toàn cầu hóa gia tăng, nhiều ngôn ngữ đã và đang bị đe dọa biến mất hoàn toàn.
Khi ngôn ngữ mờ dần, tấm thảm phong phú về sự đa dạng văn hóa của thế giới cũng mất theo.
Cơ hội, truyền thống, trí nhớ, cách suy nghĩ và cách thể hiện độc đáo – nguồn lực quý giá để đảm bảo một tương lai tốt hơn – cũng bị mất.
Cứ hai tuần một ngôn ngữ biến mất mang theo toàn bộ di sản văn hóa và trí tuệ.Ít nhất 43% trong số hơn 6000 ngôn ngữ ước tính trên thế giới đang bị đe dọa.
Sự đa dạng ngôn ngữ ngày càng bị đe dọa khi ngày càng nhiều ngôn ngữ biến mất.
Trên toàn cầu, 40% dân số không được tiếp cận với một nền giáo dục bằng ngôn ngữ mà họ nói hoặc hiểu.
Chỉ có vài trăm ngôn ngữ thực sự được dành một vị trí trong các hệ thống giáo dục và phạm vi công cộng, và chưa đến một trăm ngôn ngữ được sử dụng trong thế giới kỹ thuật số.
Video đang HOT
Ý tưởng kỷ niệm Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ là một sáng kiến của Bangladesh, được UNESCO phê duyệt tại Hội nghị toàn thể năm 1999 và đã được kỉ niệm trên toàn thế giới từ tháng 2 năm 2000[1].
Năm nay ở Phần Lan và các nước Bắc Âu, cùng với việc kỉ niệm Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ, các nước còn kỉ niệm Tháng đa ngôn ngữ từ ngày 21/2 đến ngày 21/3/2020, Ngày thơ thế giới và ngày quốc tế để xóa bỏ phân biệt chủng tộc.
Tháng đa ngôn ngữ đã được tổ chức tại Phần Lan như là một lễ hội ngôn ngữ hàng năm kể từ năm 2015.
Tiếng Việt và việc dạy, học tiếng Việt ở Phần Lan
Tiếng Việt là một trong hơn 150 ngôn ngữ được nói ở Phần Lan[2].
Người nói các ngôn ngữ khác nhau được quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình trong một số lĩnh vực như an sinh xã hội, y tế, cảnh sát và tòa án.
Chính quyền địa phương đảm bảo dịch vụ phiên dịch và chi phí cho các lĩnh vực này.
Học sinh nước ngoài học tiếng mẹ đẻ ở trường Phần Lan năm 2018 (Ảnh do tác giả cung cấp)
Trong lĩnh vực giáo dục, cũng như các nước Bắc Âu, ở Phần Lan học sinh ở bậc học phổ thông (lớp 1-lớp 12) trong cả nước được học tiếng mẹ đẻ miễn phí ở trường, nếu có số đủ lượng để tổ chức lớp theo quy định của các cơ sở giáo dục.
Hàng năm, trước khi kết thúc năm học, các học sinh đăng kí với các trường nguyện vọng học tiếng mẹ đẻ cho năm học sau để trường tìm giáo viên và tổ chức lớp.
Vì vậy tùy theo nguyện vọng của học sinh từng năm mà số lượng học sinh và lớp học tiếng mẹ đẻ được tổ chức khác nhau.
Theo số liệu của Nha giáo dục quốc gia, năm 2018 ngoài tiếng Phần Lan, tiếng Thụy Điển và tiếng Sami (3 ngôn ngữ bản địa của Phần Lan) có 58 ngôn ngữ nước ngoài được dạy cho 20732 học sinh như tiếng mẹ đẻ ở 88 trường học trong cả nước, mỗi tuần 2 tiết.
Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia, cho đến ngày 31/12/2018, tổng số người gốc Việt ở Phần Lan là 11,385 người trong đó có 10,440 người nói tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ.
Còn theo số liệu của Nha giáo dục vào năm học 2018 trong tổng số 20732 học sinh học tiếng mẹ đẻ ở 88 trường học trong cả nước, có 494 học sinh Việt Nam học tiếng Việt ở trường.
Rất tiếc không có được chính xác số học sinh gốc Việt không học tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ ở các trường học Phần Lan, song tôi nghĩ rằng con số này có thể không lớn lắm.
Tài liệu tham khảo:
[1] //en.unesco.org/commemorations/motherlanguageday
[2] //www.kotus.fi/en/on_language/languages_of_finland
Võ Xuân Quế
Theo giaoduc.net.vn
Gia đình là nền tảng học Tiếng Việt
Dạy tiếng Việt cho kiều bào có trách nhiệm của Nhà nước, nhưng trách nhiệm chính là bố mẹ trong gia đình và mỗi người Việt ở nước ngoài.
Kết nối cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thông qua tiếng nói, chữ viết của cha ông... - Ảnh: vietnamplus.vn.
Đỗ Văn Tuyến, sinh viên 21 tuổi của Đại học Hoàng gia Udon Thani, Thái Lan, đang học tiếng Việt để trong tương lai sẽ giúp đỡ bố mẹ kinh doanh nông sản. Udon Thani, một trung tâm sản xuất hàng hóa nông sản ở vùng Đông Bắc của Thái Lan. Anh hy vọng có thể cùng cha mẹ mở rộng việc kinh doanh và giao dịch được với khách hàng người Việt ở Udon Thani, vươn ra toàn vùng Isan, thậm chí tới thủ đô Vientiane của Lào.
Hàng ngàn kiều bào khác cũng mong muốn nói thành thạo tiếng Việt. Nhiều người tin rằng đầu tư nước ngoài đang và sẽ tiếp tục đổ vào thị trường Việt Nam và việc biết tiếng Việt không chỉ bổ ích về mặt ngôn ngữ mà còn giúp họ có được công việc hấp dẫn với thu nhập cao trong tương lai. Theo thống kê sơ bộ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện nay, ở Mỹ có khoảng 200 trung tâm/cơ sở dạy tiếng Việt, Thái Lan có 39 lớp, Campuchia có 33 điểm trường/lớp dạy còn ở Lào có 13 trường/trung tâm dạy tiếng Việt. Ngoài ra, ở Pháp, Đức, Cộng hòa Czech, Nga cũng tổ chức được hàng chục trung tâm dạy tiếng Việt.
Nhu cầu học tiếng Việt tiếp tục tăng trong cộng đồng người Việt Nam trên thế giới. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã triển khai 3 đề án cấp nhà nước, cấp cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài khoảng 70.000 bộ sách giáo khoa về tiếng Việt, bao gồm 2 tập "Quê Việt" dành cho người lớn và "Tiếng Việt vui" dành cho trẻ em. Ủy ban này cũng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài.
Sử dụng song ngữ Lào - Việt trong quá trình giảng dạy kiến thức phổ thông sẽ mang lại kết quả tích cực trong phát triển tiếng Việt tại Lào. Thế nhưng, Bộ sách giáo khoa tiếng Việt dành cho người Lào do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dù đã bước sang năm thứ 3 chương trình thử nghiệm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu học tiếng Việt ngày càng lớn của khoảng 100.000 người Việt Nam đang sinh sống tại Lào. Theo ông Dương Văn Phong, giáo viên dạy tiếng Việt, Trường Chính trị - Hành chính thủ đô Vientiane, giáo viên chịu áp lực lớn về phương pháp truyền đạt.
Chương trình dạy thử nghiệm tiếng Việt tại Lào, như ông Phong nói, đã không cho kết quả như mong đợi bởi hạn chế về nguồn lực tài chính và con người. Hơn 30 cán bộ được cử đi, phần lớn là giáo viên ngôn ngữ, không được đào tạo chính quy về tiếng Việt. Các đợt tập huấn không đáp ứng yêu cầu thực tế của công tác giảng dạy. Ông Phong cho đó là nguyên nhân dẫn đến "số trường dạy tiếng Việt tại Lào đạt chất lượng đếm chưa hết đầu ngón tay".
Đối với cộng đồng gần 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như duy trì mối liên hệ gắn bó với quê hương đất nước, nhất là trong gia đình khi mà thế hệ thứ 3, thứ 4 được sinh ra và lớn lên ở nước ngoài.
Vẫn còn những hạn chế nhất định, song một thực tế cần thừa nhận rằng những nỗ lực của các tổ chức trong nước, các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài đã góp phần không nhỏ vào nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại, góp phần tích cực vào việc bảo tồn ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như duy trì, phát huy bản sắc dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Công tác dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài tiếp tục được Chính phủ Việt Nam triển khai trong năm nay. Ông Đặng Minh Khôi, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, mới đây đã có buổi làm việc với Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài. Ông mong muốn Hội, với khả năng kết nối của mình, sẽ tiếp tục đồng hành cùng Ủy ban trong công tác dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là thế hệ thứ 2, thứ 3.
Ông Khôi, người đứng đầu Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài kể từ tháng 12.2019, chỉ rõ một thực tế, những cặp vợ chồng đa quốc tịch chỉ nói tiếng nước sở tại. Nhiều người còn có cảm giác tiếng nước ngoài hay hơn tiếng Việt, nên nói tiếng nước ngoài gần như trở thành mốt, thể hiện trình độ và đẳng cấp của người nói.
Thậm chí, phổ biến tình trạng các cặp vợ chồng trẻ người Việt ra nước ngoài học tập, nhưng con cái họ nói tiếng Việt không sõi. Hệ quả này, theo ông Khôi là do chính một bộ phận người Việt ở nước ngoài không quan tâm đến nói tiếng Việt. Trong khi đó, tiếng Việt là truyền thống, là văn hóa được ông bà, cha mẹ truyền lại cho con cháu.
Ông nói tiếp: "Dạy tiếng Việt cho thế hệ kiều bào thứ 2, thứ 3 có phần trách nhiệm của Nhà nước, nhưng trách nhiệm chính là bố mẹ trong gia đình, của mỗi người Việt Nam ở nước ngoài. Trong tình hình hiện nay, nếu chỉ dựa vào sách giáo khoa, chỉ dựa vào giáo viên truyền đạt trực tiếp, sẽ không đạt được hiệu quả cao, cần đẩy mạnh công tác dạy trực tuyến, đồng thời tìm những người dạy tiếng Việt giỏi và tổ chức tuyên truyền dạy tiếng Việt".
Ông Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài, cho rằng, để công tác dạy và học tiếng Việt mang lại hiệu quả cao hơn, cần thay đổi tư duy, xác định bản chất dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Giáo trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài cần được chuẩn hóa, nội dung phải sinh động, gần gũi với cuộc sống và gắn với yếu tố văn hóa dân tộc.
Ông cho biết, thời gian tới, Hội tiếp tục triển khai Đề án tổng thể "Nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài", hoàn thành các chương trình và xuất bản các tài liệu dạy và học tiếng Việt trực tiếp và trực tuyến.
Theo nhipcaudautu
Nuôi dưỡng tình yêu tiếng Việt ở xứ sở "mùa tuyết tan" Trường tiếng Việt Lạc Long Quân là nơi các thế hệ thầy cô giáo người Việt nỗ lực truyền dạy tình yêu tiếng Việt cho con em kiều bào tại Ba Lan. Tại Ba Lan hiện nay có khoảng 30.000 người Việt Nam sinh sống nên nhu cầu về việc duy trì dạy và học tiếng Việt là rất lớn. Ngay ở thủ...