Ngày nhà giáo trên thế giới qua lăng kính du học sinh Việt
Du học sinh Việt tại Hàn Quốc cho biết, các hoạt động tri ân giáo viên diễn ra ngày 15/5, trong khi ở Nga là 5/10. Nhiều bạn gửi lời chúc 20/11 đến thầy cô của mình ở Việt Nam.
Học sinh Hàn Quốc thích nhắn tin chúc mừng thầy cô
Đặng Mỹ Linh, sinh viên Đại học Korea, Hàn Quốc chia sẻ, ngày nhà giáo ở nước này là 15/5. Học sinh Hàn ít có thói quen tặng quà. Họ thường gặp mặt, chúc mừng thầy cô hoặc nhắn tin để tỏ lòng yêu mến giáo viên.
Một số bạn tặng bó hoa nhỏ thể hiện tình cảm kính trọng đối với người đã truyền kiến thức cho họ.
Học sinh Hàn Quốc tặng hoa cô giáo để tỏ lòng biết ơn. Ảnh: I am Korean
Ngày Nhà giáo Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1963 sau khi thành viên của Hội chữ Thập đỏ nước này tới thăm các thầy cô cũ bị ốm trong bệnh viện. Sau đó, người ta lấy ngày 26/5 để làm ngày nhớ ơn thầy cô, theo I am Korean. Đến năm 1965, ngày này đổi thành 15/5.
Học sinh Philippines hân hoan chúc mừng ngày nhà giáo
Theo Nguyễn Quốc Giang, Viện Nghiên cứu Xã hội châu Á, Philippines, ngày tôn vinh giáo viên ở đây là 5/10, trùng với ngày nhà giáo quốc tế.
Hoạt động vinh danh diễn ra khá sôi nổi. Có trường tổ chức cả tuần, nhưng cũng có nơi chỉ trong một ngày. Học sinh tặng hoa, quà cho thầy cô.
Giang vẫn nhớ kỷ niệm khi trò chuyện về văn hóa Việt Nam tại một trường phổ thông ở Philippines. Sau khi kết thúc buổi học, các bạn trẻ tặng thiệp cho Giang với những lời chúc tốt đẹp.
Nga trao kỷ niệm chương cho giáo viên dạy giỏi
Video đang HOT
Vũ Mai Hương, Đại học Khoa học Kỹ thuật quốc gia Nga (MISIS), kể, năm ngoái học Đại học Giao thông Đường bộ Moscow, lớp cô tổ chức buổi tri ân thầy cô giáo Việt Nam, và cả giáo viên Nga, nhân dịp 20/11.
Năm nay, nữ sinh viên đã chuyển sang trường MISIS. Hương và các bạn tổ chức ăn uống và tặng hoa ngày 19/11. Du học sinh Việt tại MISS mời cả giáo viên Việt Nam và Nga tới dự.
“Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, những học trò xa nhà như em cảm ơn các thầy cô đã giúp đỡ suốt chặng đường dài và mong những sự nghiệp trồng người của thầy cô thêm thành công”, nữ du học sinh tại Nga nói.
Theo tìm hiểu của du học sinh Việt, từ năm 1965 đến 1994, Nga tổ chức ngày nhà giáo vào chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Từ năm 1994, Nga ấn định ngày lễ vào 5/10.
Trong dịp này, Nga trao kỷ niệm chương hình con bồ nông bằng pha lê, biểu tượng của sự cống hiến, cho những người chiến thắng trong cuộc thi giáo viên hàng năm.
Thầy trò gần gũi như đồng nghiệp
Hồ Thị Thúy, sinh viên Đại học Paris 12, Pháp, chia sẻ, quan hệ thầy cô – học viên tại Pháp khá gần. Khi mới sang Pháp năm 2009, Thúy không quen lắm với cách ứng xử này.
Theo Thúy, ở Việt Nam, truyền thống tôn sư trọng đạo cao hơn nhiều. Tuy nhiên, giờ nghỉ giải lao thầy cô ít chuyện trò với học sinh. Giữa cô – trò tồn tại một khoảng cách nhất định.
“Em luôn tin và hy vọng rằng, mỗi ngôi trường, mỗi thầy cô giáo đều giữ và cùng học trò của mình nuôi nấng những giấc mơ. Em chúc thầy cô mạnh khỏe nhân ngày 20/11 và tiếp tục sự nghiệp trồng người”, Thúy gửi lời chúc tới ngôi trường Amsterdam, nơi mình từng học tập.
Sinh viên Mỹ tặng thiệp chúc mừng giáo viên
Ngô Di Lân, nghiên cứu sinh ngành Quanh hệ Quốc tế tại Đại học Brandeis, Mỹ, cho hay, ngày nhà giáo Mỹ rơi vào thứ 3 trong tuần tôn vinh nhà giáo (tuần đầu của tháng 5).
Dịp này, sinh viên, học sinh sẽ tặng thầy cô thiệp và quà. Tuy nhiên, nhiều trường ở Mỹ không tổ chức hoạt động cụ thể trong ngày này.
Đỗ Nguyễn Hoài Linh (áo trắng) bên cạnh cô giáo và các bạn ở Mỹ.
Đỗ Nguyễn Hoài Linh, Đại học Utica, Mỹ, nhận xét, giáo viên và học sinh tại nơi cô học tập khá gần gũi. Những năm trước, nữ sinh thường cùng bạn bè tới chúc mừng thầy cô.
“Kính chúc các thầy cô mạnh khỏe, luôn yêu nghề và tiếp tục sự nghiệp trồng người”, Linh chia sẻ.
Theo Zing
Nỗi chạnh lòng giáo viên môn phụ
Mỗi dịp 20/11, nhìn các đồng nghiệp được học trò, phụ huynh tíu tít tặng hoa, quà..., nhiều giáo viên môn phụ không khỏi chạnh lòng dù cũng làm việc vất vả, tâm huyết.
Tủi thân nhiều nên quen rồi
Chuyện quà cáp cho giáo viên có lẽ "nóng" nhất ở gia đình có con học mầm non, phổ thông trong những ngày này, vì chỉ còn ít hôm nữa là đến ngày 20/11.
Để tránh đau đầu trong việc mua quà vì sợ cô giáo không dùng, một số phụ huynh chọn cách đi phong bì. Cũng có phụ huynh cho rằng, đi phong bì để cảm ơn cô giáo, giúp cô tăng thu nhập.
Trong khi các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy các môn chính đang vui vẻ vì được học sinh, phụ huynh tôn vinh, tặng quà... thì nhiều giáo viên môn phụ ngậm ngùi tự an ủi với nỗi niềm kép phụ.
Giáo viên dạy môn phụ, ngày 20/11 lại có những ngậm ngùi khi học sinh tíu tít bên giáo viên chủ nhiệm. Ảnh: Gia Đình & Xã Hội.
Nhắc đến ngày 20/11, dù dạy học được gần 10 năm, nhưng với cô T.Dương, giáo viên môn Mỹ thuật (trường THCS T.L, Hà Nội) vẫn còn cảm giác man mác buồn khi nghĩ tới cảnh đồng nghiệp nhận được nhiều hoa, quà từ học sinh, trong khi mình hầu như ít nhận được những tình cảm đặc biệt ấy.
Cô Dương chia sẻ, khi còn là sinh viên sư phạm, đi thực tập thật vui và hạnh phúc khi được các em học sinh yêu mến, đón nhận; lúc chia tay ai cũng khóc vì phải rời xa cô. Nhưng đến lúc ra trường, cô cảm thấy hụt hẫng khi mình chỉ là giáo viên môn phụ. Ngày 20/11 đầu tiên, cô cảm thấy thực sự tủi thân.
"Giờ tôi đã không còn cảm thấy buồn như trước nữa, phần vì quen rồi, phần vì xác định gắn bó với nghề, với học sinh nên cũng không quan tâm đến chuyện đó.
Nói thật, lương của giáo viên môn phụ khá thấp, ngoài ra không có khoản gì thêm, cũng ít cơ hội để làm thêm, dạy thêm vì học sinh chỉ học môn này cho xong, hơn nữa có đi dạy ngoài cũng ít người học. Tôi cũng không có nhiều thời gian vì cũng phải soạn giáo án, dạy trên lớp như các giáo viên môn chính", cô Dương chia sẻ thêm.
Cô Phương, giáo viên dạy môn Tin học (ở quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Nhiều lúc là giáo viên môn phụ cũng cảm thấy nản bởi lương thấp, cũng phải dạy đủ tiết theo quy định, ngoài ra còn "cõng" dạy thêm môn phụ khác như giáo dục công dân, sinh hoạt ngoài giờ... Hầu như xong lễ kỷ niệm ngày 20/11 ở trường là về nhà, dù khá buồn nhưng cũng thấy lòng thanh thản, nhẹ nhõm".
Những day dứt, khổ tâm
Theo chia sẻ của một số giáo viên dạy môn phụ như: Thể dục, mỹ thuật, tin học, hát nhạc..., không chỉ ngày 20/11 khiến họ chạnh lòng, mà quá trình công tác đã phải trải qua nhiều day dứt, nỗi khổ tâm từ lúc đi dạy học đến nỗi muốn bỏ nghề.
Theo họ, bản thân hệ thống giáo dục đã có sự phân biệt môn chính, môn phụ. Học để đi thi cũng là lý do khiến nhiều phụ huynh cũng như xã hội nhìn nhận môn phụ cốt để cho đủ chương trình.
Trên thực tế, nhiều giáo viên vì đam mê mà theo đuổi ngành học yêu thích, chứ không phải điểm kém mới sang ngành học của môn phụ.
Chia sẻ về thực tế đời sống giáo viên hiện nay và chuyện quà cáp ngày 20/11, NGƯT Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết, hiện nay, dù được coi là có lương cao, nhưng nhiều giáo viên còn gặp khó khăn, chưa thể yên tâm với nghề, nhất là các giáo viên dạy các môn được cho là môn phụ.
Tuy nhiên, chuyện quà cáp, phong bì nhân ngày Nhà giáo đã bị biến tấu, làm mất đi giá trị ý nghĩa tốt đẹp giữa thầy và trò. Thực tế người giáo viên không nghĩ ra ngày này để nhận quà, mà bản chất đây là ngày tôn vinh người giáo viên với công lao giáo dục các thế hệ.
"Một bộ phận giáo viên vì thiếu bản lĩnh mới đi nhận phong bì, quà đắt tiền từ phụ huynh hay người học. Thậm chí, có giáo viên còn gợi ý, ép buộc phụ huynh phải biếu xén... Giáo viên cần tỉnh táo từ chối nhận những món quà đắt tiền, phong bì. Tôi thấy, vẫn còn đó nhiều nhà giáo không bao giờ nhận quà, không cho phụ huynh đến nhà nhân ngày 20/11.
Nghề giáo viên không giàu lên nhờ ngày 20/11. Người giáo viên cần nhận thức đúng vai trò, việc làm của mình để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo" , thầy Nguyễn Tùng Lâm đưa ra lời khuyên
Theo Quang Anh/Gia Đình & Xã Hội
Vinh danh 644 nhà giáo được phong hàm giáo sư, phó giáo sư Hôm nay (4-2), tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước và Bộ GD-ĐT đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2014 cho 644 nhà giáo. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tới dự và...