Ngày này năm ngoái, học sinh lớp 12 chính thức hoàn thành kỳ thi THPT Quốc gia!
Đối với sĩ tử lớp 12 năm ngoái chắc hẳn không thể nào quên tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã làm rơi lệ không biết bao người.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều bị ảnh hưởng nặng nề. Đối với ngành giáo dục, toàn bộ trường học đã đóng cửa và thực hiện việc giảng dạy online trong suốt gần 3 tháng. Điều này kéo theo kỳ thi đại học đã bị hoãn lại đến giữa tháng 8 và đổi tên thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020.
Vào tầm này năm ngoái, sĩ tử lớp 12 đã chính thức kết thúc 3 ngày thi đại học kéo dài từ 25-27/6/2019. Nhiều học trò đã share lại kỷ niệm này và hài hước cho rằng nếu không có dịch bệnh thì rất có thể học sinh cuối cấp năm nay cũng đã hoàn thành kỳ thi đại học của mình.
Ngày này năm ngoái, các sĩ tử lớp 12 đã hoàn thành kỳ thi đại học.
Những đánh giá về đề thi năm ngoái.
Với đề thi THPT Quốc gia năm 2019, một trong những bất ngờ lớn với sĩ tử là đề văn hỏi tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Đây là một trong những bài văn được đánh giá khó học thuộc nhất trong chương trình lớp 12, thậm chí không ít sĩ tử còn chủ quan bỏ qua vì tưởng chỉ là bài đọc thêm trong SGK.
Đề Toán năm 2019 được đánh giá có yếu tố phân loại học sinh với mức độ khó từ câu 36-50 và chỉ ai rất giỏi mới được điểm 9-10. Đề Anh được nhận xét không khó với nhiều câu hỏi giống trong đề thi thử trước đó của Bộ GD-ĐT. Trong khi đó, đề Sử lại gây khó khăn cho thí sinh khi cần tư duy phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện.
Video đang HOT
Tầm này năm 2018, học trò lớp 12 cũng vừa hoàn thành kỳ thi của mình.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 8/8, thời gian 1,5 ngày. Kỳ thi chủ yếu được dùng để xét tuyển và các trường ĐH có thể sử dụng để xét tuyển. Do đó, đề thi sẽ được điều chỉnh độ khó, mức độ phân hóa đề thi sẽ đi theo hướng nhẹ nhàng hơn so với mọi năm.
Ngoài việc trang bị kỹ kiến thức, tâm lý và bút, thước… học trò hãy ghi nhớ thêm những điều sau đây để bước vào kỳ thi thành công:
- Thí sinh làm bài các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo lịch thi trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm. Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của thí sinh trong buổi thi tổ hợp, cán bộ coi thi sẽ thu phiếu trả lời trắc nghiệm.
- Thí sinh thi 2 môn thi thành phần liên tiếp (bao gồm cả thí sinh GDTX thi bài thi KHXH): Thí sinh có mặt tại nơi gọi thí sinh vào phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 10 phút để làm công tác chuẩn bị.
Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất của mình, thí sinh phải dừng bút, cán bộ coi thi thu đề thi và giấy nháp của thí sinh. Sau đó cán bộ coi thi phát đề thi môn thi thành phần tiếp theo và giấy nháp mới theo đúng lịch thi.
- Thí sinh thi 2 môn thi thành phần không liên tiếp: Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất, thí sinh phải dừng bút, nộp đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi. Thí sinh phải ngồi nguyên vị trí, giữ trật tự, đặt phiếu trả lời trắc nghiệm sao cho phần tô câu trả lời úp mặt xuống bàn tại vị trí ngồi của thí sinh và bảo quản phiếu trả lời trắc nghiệm trong suốt thời gian chờ môn thi thành phần tiếp theo.
- Thí sinh chỉ được phép sử dụng Atlat trong giờ thi môn thi thành phần Địa lý của bài thi tổ hợp KHXH. Trước khi vào phòng thi, thí sinh ghi rõ họ tên và số báo danh vào trang bìa của Atlat và nộp Atlat cho cán bộ coi thi để kiểm soát. Cán bộ coi thi sẽ giao lại cho thí sinh khi bắt đầu làm bài thi môn Địa lý, thu lại ngay khi hết giờ. Chỉ trả lại cho thí sinh sau khi thí sinh hoàn thành môn thi cuối cùng trong bài thi tổ hợp.
Các sở giáo dục và đào tạo, các hội đồng thi sẽ thống nhất công bố kết quả thi vào ngày 27/8/2020.
Cục trưởng Mai Văn Trinh: Nếu không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có những học sinh không chịu học
Trước những thay đổi trong kỳ thi THPT năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, trong đó nhận định về mức độ dễ hơn trong đề thi khiến điểm thi cao hơn với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao và việc tổ chức một kỳ thi như vậy là lãng phí, TS. Mai Văn Trinh khẳng định việc tổ chức kỳ thi là cần thiết.
Theo TS. Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT), từ quá trình giáo dục ở bậc phổ thông nước ta cho thấy, khi kết thúc bậc học tiểu học và trung học cơ sở, chúng ta không có kỳ thi kết thúc các bậc học này. Chỉ khi kết thúc lớp 12 thì mới tổ chức kỳ thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT, cũng như đánh giá kết quả của quá trình giáo dục bậc phổ thông ở nước ta.
Do đó, kết quả của kỳ thi này rất quan trọng, được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau, như: điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường; đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý giáo dục các cấp và cũng được nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Ông Trinh nhấn mạnh, việc tổ chức kỳ thi này là cần thiết, kỳ thi này không phải là kỳ thi cạnh tranh (có tính chất lựa chọn) mà là kỳ thi để đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Do vậy, nếu thí sinh đáp ứng chuẩn đầu ra thì sẽ được công nhận tốt nghiệp và tỷ lệ này có thể cao.
Tuy nhiên, Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết, chất lượng, mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra là hoàn toàn khác nhau giữa các địa phương, các nhà trường và các em học sinh, không phải là cào bằng. Việc phân hóa này rất có ý nghĩa cho công tác quản lý giáo dục, tạo động lực để chất lượng giáo dục được duy trì ổn định và nâng cao không ngừng (không có điểm dừng của chất lượng giáo dục).
"Với đặc điểm văn hóa của người Việt Nam, nếu không tổ chức kỳ thi, sẽ có thể không tạo động lực học tập tích cực, thậm chí sẽ có một bộ phận nhỏ học sinh không học vì không thi", Cục trưởng nhận định.
Ông Trinh khẳng định, việc kết thúc 12 năm học tập ở bậc phổ thông, học sinh phải tham gia kỳ thi cuối cùng để xét công nhận tốt nghiệp là cần thiết. Kỳ thi này càng có ý nghĩa nếu được tổ chức nghiêm túc, khách quan, công bằng để sử dụng kết quả vào nhiều mục tiêu khác nhau.
Học sinh chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 (ảnh minh họa)
Trước những lo lắng về kỳ thi không được giám sát chặt chẽ, gây ra những bất công bằng giữa học sinh các vùng miền, Cục trưởng cho biết, để đảm bảo tổ chức được Kỳ thi đạt được yêu cầu an toàn, nghiêm túc, khách quan, Bộ GDĐT sẽ ban hành các văn bản quy chế, hướng dẫn; cung cấp các phần mềm sử dụng trong kỳ thi; xây dựng và cung cấp đề thi chung cho cả nước và thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành.
Bộ GDĐT đã triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm đánh giá khách quan, hạn chế những tiêu cực, gian lận như, chỉ đạo công tác dạy học, kiểm tra, đánh giá trong quá trình một cách nghiêm túc. Trong đó, đã triển khai áp dụng học bạ điện tử để quản lý kết quả học tập của học sinh.
Công bố công khai kết quả học tập trong quá trình của học sinh với kết quả thi tốt nghiệp THPT, phân tích mối tương quan giữa điểm học tập và điểm thi để từ đó phát hiện các bất thường và có giải pháp xử lý phù hợp.
Tiếp tục sử dụng các bài thi trắc nghiệm (trừ môn Ngữ văn). Trong mỗi phòng thi, mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng. Bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy với phần mềm chuyên dụng, dùng chung cho cả nước theo một quy trình chấm thi chặt chẽ.
Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, thanh tra các khâu của kỳ thi, nhất là coi thi và chấm thi. Trong năm 2020, ngoài các đoàn thanh tra của Bộ, Sở GDĐT, sẽ có đoàn thanh tra của tỉnh để thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi.
Quy chế thi cũng sẽ tiếp tục xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức tham gia kỳ thi cùng với các chế tài xử lý nghiêm túc. Tiếp tục tăng cường sử dụng các thiết bị hỗ trợ, giám sát như camera và tăng cường ứng dụng CNTT trong các khâu của kỳ thi.
Ông Trinh nhấn mạnh, với các giải pháp này bảo đảm điều kiện khung để hướng tới kỳ thi nghiêm túc, nhưng quan trọng nhất chính là các cán bộ, giáo viên tham gia kỳ thi và cả các thí sinh. Do vậy, công tác lựa chọn cán bộ, tập huấn được đặc biệt coi trọng. Cùng với đó là công tác tuyên truyền, giáo dục để các thí sinh hiểu rõ trách nhiệm, triệt tiêu những ý định tiêu cực để tập trung ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.
Ba tuần căng thẳng của thí sinh thi THPT Thí sinh, phụ huynh, lãnh đạo trường phổ thông và trường đại học đã trải qua ba tuần căng thẳng vì những thay đổi bất ngờ của kỳ thi THPT. Ngày 14/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ hai phương án thi THPT quốc gia nhằm ứng phó với Covid-19. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh có thể...