Ngày nào tôi cũng nấu món cháo này mang đi làm ăn trưa, vừa nhẹ bụng chẳng lo tăng cân lại tốt cho sức khỏe
Để bữa trưa thêm phong phú, tôi thường kết hợp món cháo này với các loại đồ mặn hay rau củ hấp, xào khác nhau, ăn ngon, đủ chất mà không bị nặng bụng.
Nguyên liệu:
50g gạo tẻ
50g gạo nếp cẩm
40g yến mạch
5 quả óc chó
25 quả táo đỏ
Quả óc chó là loại quả được nhiều người yêu thích, rất giàu protein, chất béo và khoáng chất, vitamin. Ăn hạt óc chó có thể giữ ẩm cho da, tăng cường sinh lực, tốt cho phổi và đường ruột. Trong quả óc chó giàu axit béo omega 3 giúp tăng cường trí não, giảm các chứng bệnh trầm cảm và các vấn đề về hành vi. Tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, giúp cho giấc ngủ ngon hơn.
Ngày nay, yến mạch ngoài dùng làm thực phẩm còn là một nguyên liệu không thể thiếu trong làm đẹp, đặc biệt là các công thức dưỡng da. Yến mạch được trồng ở các vùng có khí hậu ôn đới, chứa nhiều dinh dưỡng và ít calo, giúp phòng chống các bệnh về tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn mệt mỏi và giúp giảm cân hiệu quả.
Cách làm:
Quả óc chó tách bỏ vỏ, lấy hạt sau đó bẻ nhỏ hạt óc chó.
Video đang HOT
Vo sạch gạo rồi đổ vào nồi cơm điện, thêm táo đỏ, hạt óc chó, yến mạch vào.
Đổ lượng nước gấp 4 lần gạo vào rồi nhấn nút nấu (cook) trong 20 phút sau đó chuyển lên nút giữ ấm (warm) khoảng 15 phút là được.
Nếu thích ăn ngọt có thể thêm chút đường phèn vào khuấy đều và đậy nắp để yên vài phút là được.
Gạo nếp cẩm so với các loại gạo khác thì có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, lượng protein trong gạo nếp cẩm cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20% so với các loại gạo khác. Ngoài ra trong gạo nếp cẩm còn chứa nhiều axitamin và các nguyên tố vi lượng khác cần thiết cho cơ thể. Theo đông y, gạo nếp cẩm có tính ấm, vị ngọt, giúp bổ trung ích khí, tác dụng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, hay bị ra mồ hôi trộm, bị tiêu chảy, giúp chữa viêm loét dạ dày, tá tràng và đặc biệt tốt cho tim mạch và người bị thiếu máu.
Thành phẩm:
Ăn các loại hạt không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn rất tốt cho cơ thể. Bạn có thể nấu cháo yến mạch và các loại hạt để dùng cho bất kì bữa nào trong ngày, vừa ngon miệng lại tốt cho sức khỏe!
Chúc bạn ngon miệng!
Lưu ý
- Rang chín hạt óc chó trước khi nấu cháo sẽ làm cho cháo thơm ngon hơn.
- Mỗi người có sở thích ăn đặc và loãng khác nhau nên bạn có thể thêm hoặc giảm lượng nước cho phù hợp với khẩu vị gia đình mình.
- Bạn hãy nấu cháo bằng nồi cơm điện vào buổi tối, sau đó chuyển sang nút giữ ấm (warm) và sáng ra là có thể dùng được ngay rồi.
5 hành động khi đi vệ sinh có thể gây hại cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn làm chúng hàng ngày
Đi vệ sinh là hoạt động hàng ngày không thể thiếu của con người với ý nghĩa tích cực, giúp loại bỏ các chất có hại hoặc cơ thể không tiêu hóa được. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện 5 hành động này khi đi vệ sinh thì bỗng nhiên việc đi vệ sinh lại trở nên vô cùng nguy hại cho sức khỏe.
Trong cuộc sống hàng ngày của một con người, có thể nói, có 3 hoạt động không thể thiếu: ăn uống, ngủ nghỉ và đi vệ sinh. Mỗi hoạt động này có một vai trò nhất định, trong đó, nếu như việc ăn uống giúp cơ thể nạp vào chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể thì đi vệ sinh lại đóng vai trò đào thải, loại bỏ các chất có hại hoặc chất thải sau quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng.
Do đó, có thể nói việc đi vệ sinh hàng ngày với tình trạng bình thường là minh chứng cho việc sức khỏe của bạn đang rất tốt. Tuy nhiên, nếu thực hiện 5 hành động này khi đi vệ sinh thì nó giống như bạn đang âm thầm tự phá hủy sức khỏe của mình vậy, thật đáng buồn là hiện nay nhiều người vẫn làm chúng hàng ngày.
1. Không đóng nắp bồn cầu khi xả nước
Sau khi đi vệ sinh xong bạn nên hình thành thói quen đóng nắp bồn cầu khi xả nước, nếu thường xuyên không đậy nắp bồn cầu khi xả nước nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Vì việc xả nước có thể tạo ra các xoáy nước làm chất bẩn và vi khuẩn trong bồn cầu bị đẩy lên cao, bay lơ lửng trong không khí và "hạ cánh" ở bất kỳ đâu, nếu chúng rơi vào các vật dụng như bàn chải, bàn chải lưỡi, khăn mặt, khăn tắm, cốc đánh răng... hoặc bị chúng ta hít trực tiếp vào cơ thể thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp, sức khỏe của miệng và da, và cơ thể nói chung.
2. Nghịch điện thoại khi đi vệ sinh
Việc nghịch điện thoại trong nhà tắm cho thời gian và là thói quen của nhiều người nhưng nó lại không tốt cho sức khỏe.
Việc nghịch điện thoại sẽ kéo dài thời gian đi vệ sinh, lâu quá sẽ gây áp lực cho vùng hậu môn, dễ gây táo bón hoặc trĩ.
Ngoài ra, nguy cơ vi khuẩn bán vào điện thoại và từ đó bám vào tay rồi đi vào cơ thể chúng ta là rất cao. Vậy nên, tốt nhất bạn đừng đem điện thoại vào khi đi vệ sinh.
3. Vứt giấy vệ sinh đã sử dụng vào giỏ đựng giấy
Thực tế, cách đúng nhất là vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào bồn cầu và xả sạch. Trong quá trình sản xuất giấy vệ sinh, nhà sản xuất đều sử dụng nguyên liệu có thể hòa tan trong nước nên không phải lo giấy vệ sinh bị nghẹt bồn cầu.
Giấy vệ sinh khi sử dụng hết sẽ trở nên bẩn, nếu vứt vào giỏ đựng giấy sẽ sinh ra vi khuẩn, sinh ra mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường phòng vệ sinh và có hại cho sức khỏe.
Tất nhiên, nếu bạn có thể dọn sạch giấy vụn mỗi ngày và xử lý giấy vệ sinh bỏ đi vào ngày hôm đó, nó sẽ tương đối hợp vệ sinh hơn và không tạo ra quá nhiều vi khuẩn.
4. Đại tiện quá mạnh
Trong quá trình đại tiện, áp lực lên vùng bụng của người sẽ tăng lên, nếu đại tiện quá mạnh thì áp lực lên vùng bụng càng tăng thêm. Điều này sẽ gây áp lực quá lớn lên mạch máu, đối với những người mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não sẽ dễ gây ra các bệnh nguy hiểm về mạch máu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó, bạn không nên sử dụng quá nhiều lực lượng trong đại tiện. Những người gặp khó khăn trong đi vệ sinh có thể uống nhiều nước, ăn nhiều rau và trái cây để bổ sung chất xơ, và tập thể dục thích hợp để thúc đẩy nhu động ruột, từ đó giúp phân có thể được thải ra trơn tru hơn.
Đồng thời, bạn có thể xoa bụng nhẹ nhàng trước khi đi đại tiện, có thể thúc đẩy quá trình đại tiện và giảm áp lực khi đại tiện.
5. Lau quá nhiều sau khi đại tiện
Bạn không nên lau quá mạnh, quá nhiều bởi điều này có thể dễ dàng làm tổn thương da cục bộ và làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Nhiều bạn nữ sẽ lau từ sau ra trước sau khi đại tiện, điều này thực sự không chính xác.
Vị trí đại tiện nằm phía sau, nếu lau từ sau ra trước rất dễ đưa vi khuẩn ở nơi đại tiện ra trước và gây nhiễm trùng. Vì vậy, phương pháp chính xác là nên lau từ trước ra sau.
3 loại thực phẩm có thể gọi là "cao thủ hạ mỡ", ăn nhiều sẽ giúp mạch máu sạch, lưu thông tốt Rối loạn mỡ máu là một bệnh mãn tính về mạch máu, rất khó để đẩy lùi bệnh. Mỡ máu cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác nhau, chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao và gan nhiễm mỡ. Mỡ máu cao (tăng lipid máu) không có triệu chứng rõ ràng, nhưng các chuyên gia cho...