Ngày nào cũng nấc cụt có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng
Với những người bị nấc cụt trong thời gian dài và hiện tượng này xảy ra gần như vào mọi ngày, tốt nhất cần cẩn trọng, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đang ẩn sâu trong cơ thể.
Vì sao chúng ta lại nấc cụt?
Cơ hoành là cơ lớn nằm ngay bên dưới phổi và phía trên dạ dày có nhiệm vụ giúp chúng ta thở. Nó di chuyển lên trên để đẩy không khí ra khỏi phổi và di chuyển xuống dưới để hút không khí vào. Cơ hoành thực hiện những vận động này thông qua tín hiệu được gửi đi từ não bộ.
Đôi khi, não của chúng ta ra tín hiệu cho cơ hoành di chuyển xuống mạnh hơn bình thường. Sự co thắt cơ bắp đột ngột, không tự nguyện này làm không khí bị hút vào phía sau cổ họng. Sau đó, khu vực cổ họng gần dây thanh âm nhanh đóng lại, do sự thay đổi áp lực này mà tạo ra tiếng nấc
Nấc cục là một hiện tượng xảy ra ở tất cả mọi người, đặc biệt là sau khi ăn hoặc dùng đồ uống gây kích thích, hút thuốc lá, cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, trải qua một số cảm xúc tăng cao như hưng phấn hoặc căng thẳng…Trong hầu hết các trường hợp, cơn nấc cụt sẽ tự động biến mất sau vài phút.
Tuy nhiên, với những người bị nấc cụt trong thời gian dài và hiện tượng này xảy ra gần như vào mọi ngày, thì tốt nhất cần cẩn trọng, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đang ẩn sâu trong cơ thể:
Video đang HOT
Trước hết, nấc cụt thường xuyên có thể được gây ra bởi các vấn đề về dạ dày. Trong trường hợp này, bạn bị nấc chủ yếu là vì dạ dày đầy hơi, do ăn nhiều thực phẩm cứng, khó tiêu hoặc cay.
Trong trường hợp nấc kèm theo ợ hơi thường xuyên, thậm chí là nấc một cách vô thức ngay cả khi không ăn uống gì, có thể bạn đã bị viêm dạ dày vì nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, và tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, một khi đã xuất hiện thêm hiện tượng khó chịu, đau ở vùng bụng.
Quá trình phát triển và xâm lấn của một số loại ung thư cũng có thể dẫn đến hiện nấc liên tục. Theo lý giải của các chuyên gia, ở một bệnh nhân ung thư gan, khối u khiến gan to ra, chèn ép và kích thích cơ hoành gây co thắt cơ hoành, vốn là căn nguyên của nấc cụt. Ngoài ra, trong thực tế lâm sàng, các bệnh nhân ung thư thực quản, ung thư dạ dày cũng có thể ghi nhận hiện tượng nấc cụt liên tục.
Nấc cụt có thể là biểu hiện của các bệnh đang tiến triển bên trong cơ thể như xơ gan (sẹo màng trong gan), hay suy gan nhưng thường chúng sẽ xảy ra cùng với các triệu chứng khác như: mệt mỏi, buồn nôn, phù chân và bụng.
Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh thận mạn tính và bắt đầu bị nấc thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thận đang kém hơn.
Người cao tuổi cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng nấc cụt lặp đi lặp lại, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn tai biến mạch máu não sắp xảy ra. Cụ thể, những tổn thương nhỏ lẻ ở não bộ trong giai đoạn khởi đầu của đột quỵ sẽ làm rối loạn dây thần kinh thực vật, từ đó gây co thắt cơ hoành. Trong trường hợp bị nấc cụt liên tục kèm theo hiện tượng yếu tay chân, nói chậm, phát âm không rõ thì rủi ro xảy ra tai biến sẽ rất cao.
4 hành động gây tổn thương dạ dày, nên bỏ ngay
Bất kể vấn đề về dạ dày nào xuất hiện cũng gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên tránh xa 4 hành động gây tổn thương dạ dày này.
1. Ăn bữa khuya
Nhiều người thường đi ngủ muộn vào ban đêm và thậm chí có thói quen xấu là thức khuya. Việc thức muộn có thể khiến họ cảm thấy đói và cần ăn đồ ăn nhẹ vào nửa đêm.
Tuy nhiên, ăn đồ ăn nhẹ nửa đêm trong một thời gian dài không tốt cho sức khỏe. Ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ vào nửa đêm có thể làm tăng gánh nặng tiêu hóa lên dạ dày. Bản thân dạ dày cần duy trì trạng thái thư giãn khi ngủ vào ban đêm. Nhiều người bỏ qua vấn đề này. Họ luôn ăn nhiều đồ ăn nhẹ vào nửa đêm.
Sau khi ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ vào nửa đêm, họ cần phải tiêu hóa. Gánh nặng lên dạ dày sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Điều này cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh dạ dày cao ở một số người. Vì thế, nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe dạ dày của mình, hãy loại bỏ thói quen xấu là thức đêm và ăn khuya.
2. Chế độ ăn không đều trong 3 bữa
Để giữ cho dạ dày hoạt động tốt, bạn nên ăn ba bữa thường xuyên. Nhưng nhiều người lại có thói quen xấu là ăn không đều trong 3 bữa, và đôi khi bỏ bữa sáng. Những hành vi ăn uống không đều đặn này có thể làm rối loạn chức năng dạ dày.
Sau khi dạ dày tiết ra dịch tiêu hóa, nhưng lại không có thức ăn để tiêu hóa, nó có khả năng gây kích ứng và tổn thương niêm mạc dạ dày, do đó làm giảm chức năng dạ dày. Nếu bạn muốn duy trì một dạ dày khỏe mạnh, điều quan trọng là phải ăn ba bữa thường xuyên.
3. Ăn quá nhiều
Thói quen ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe dạ dày. Trong đó, điều quan trọng là không nên ăn quá nhiều. Nếu ăn quá nhiều một cách thường xuyên, nó có thể gây ra các tổn thương dạ dày
Cụ thể, do không có sự hạn chế trong việc ăn uống nên nó dễ gây quá tải cho dạ dày, làm giảm chức năng của dạ dày và dẫn đến các bệnh về dạ dày. Nếu bạn muốn ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về dạ dày, bạn phải hạn chế trong quá trình ăn uống. Đừng bao giờ ăn quá nhiều. Quan trọng hơn, hãy bỏ thói quen xấu là ăn quá nhiều.
4. Uống thuốc sai cách
Sự xuất hiện của các bệnh dạ dày cũng có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc không kiểm soát (không có tư vấn của bác sĩ) thường xuyên. Sau khi mắc các bệnh về thể chất, bạn cần dùng thuốc để điều trị. Bạn nên chú ý đến thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cơ thể có biểu hiện này sau khi uống nước đi khám ngay vì có thể đang 'chứa khối u' Nếu thấy một trong những biểu hiện sau khi uống nước, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa: Internet Việc uống nước đầy đủ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, các bộ phận hoạt động bình thường. Trung bình, một người trưởng thành cần khoảng 2 lít nước/ngày. Sau khi uống nước, nếu thấy những hiện...