Ngày nào con cũng uống sữa nhưng vẫn thấp còi, đây mới là nguyên nhân
Dù mỗi ngày con uống cả lít sữa giàu canxi nhưng khi so sánh chiều cao của bé với các bạn cùng lứa tuổi, người mẹ thấy con vẫn không cao. Bác sĩ chỉ ra sự thật trật lất về sữa.
Uống sữa nhiều vẫn thấp còi
Chị Đỗ Thị Hà 34 tuổi, Thái Bình cho biết con gái chị uống sữa rất tốt. Bé uống sữa công thức từ khi mới chào đời do mẹ mất sữa. Vợ chồng chị Hà cũng cao nhưng chị muốn con phải cao hơn nên đầu tư rất nhiều sữa cho con. Tuy nhiên, gần 4 tuổi, chị Hà thấy con mình vẫn bé hơn các bạn cùng trang lứa.
Theo bà mẹ này, mỗi ngày chị đều cho con uống sữa. Ai mách sữa nào tăng chiều cao tốt chị lại mua về cho con. Bé rất lười ăn nhưng lại thích uống sữa, tuy nhiên, chiều cao của bé không cải thiện.
Khi chị Hà cho con đến bệnh viện khám, bác sĩ cho biết bé thiếu dinh dưỡng nên xương phát triển chậm. Điều này thật kì lạ, mỗi ngày bé uống từ 800 đến 1,2 lít sữa công thức pha nhưng vẫn bị thiếu chất.
Khi bác sĩ giải thích với chị Hà nhiều loại sữa hiện nay không phải sữa bò nguyên chất. Có thể loại sữa mà chị cho con uống không có giá trị dinh dưỡng. Nếu bé uống trong thời gian dài không có lợi cho sự phát triển chiều cao của bé, uống nhiều sữa còn khiến bé không muốn ăn các món ăn khác. Điều chị Hà thấy tiếc là bác sĩ cho rằng chị đã đánh mất thời gian “vàng” để tăng chiều cao cho bé khi chỉ tin vào sữa.
Bác sĩ Dương Công Minh – Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ông gặp rất nhiều phụ huynh than thở tại sao con của họ ngày uống 1 đến 1,5 lít sữa mà vẫn thấp còi hơn các bạn.
Nhiều phụ huynh tin rằng dùng sữa sẽ giúp con họ cao. Và rất nhiều phụ huynh cực đoan trong việc sử dụng sữa. Họ thần thánh sữa và chỉ có sữa mới làm con họ cao và gây nên cuộc chiến tìm sữa thậm chí tin rằng uống sữa Tây con sẽ cao lớn như Tây.
Video đang HOT
Vì sao bé uống rất nhiều sữa vẫn thấp còi?
Sự thật, sữa cung cấp canxi là có thật nhưng không phải cứ đưa canxi vào là con cao lớn.
Để phát huy tối ưu chiều cao của con, bác sĩ Minh cho biết từ trong giai đoạn mang thai bà mẹ cũng cần ăn uống đủ, mẹ không bị stress để bào thai phát huy nhất khi bé ra đời cao từ 50 – 55 cm. Trong 6 tháng đầu đời bé nên bú sữa mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ trong giai đoạn này dù canxi không nhiều như sữa công thức nhưng sự hấp thụ canxi rất tối ưu.
Qua 6 tháng, con cần ăn dặm để hấp thụ thêm. Nhưng không tập trung vào một món gì ví dụ chỉ uống sữa. Rất nhiều phụ huynh chỉ cho con uống sữa và khi đến khám, bác sĩ thấy bé thiếu chất bởi uống nhiều sữa bé đã no không thể ăn gì.
Trong khi đó, bác sĩ Minh cho rằng trẻ phải ăn phong phú thực phẩm. Đặc biệt, đạm động vật trong thực phẩm rất cần thiết để con tăng trưởng chiều cao. Nếu trẻ chỉ uống sữa và không ăn thức ăn khác nếu thiếu hụt chất, sữa nhiều chất khó hấp thu khiến bé bị khó tiêu, đầy bụng, không phát triển đều.
Để trẻ phát triển chiều cao, bác sĩ Minh cho rằng cần xem xét cả di truyền, bé sinh ra có bị bệnh lý không, có được chăm sóc chu đáo không? Ngoài ra, trẻ còn có các yếu tố khác như vitamin D và canxi vì canxi chỉ hấp thụ tốt khi có đủ vitamin D.
Đối với những trẻ hay bị bệnh sẽ ức chế phát triển chiều cao. Nếu trẻ có các bệnh lý nền như mệt mỏi, hay viêm nhiễm cha mẹ cũng cần cho con đi bệnh viện điều trị triệt để.
Hiểu hơn về các loại sữa
Theo bác sĩ Minh sữa có nhiều loại, việc lựa chọn sữa cho phát triển chiều cao của con cần xác định rõ giai đoạn nào.
Ví dụ, 6 tháng đầu đời, trẻ cần sữa mẹ hoàn toàn. Mặc dù, canxi trong sữa mẹ thấp hơn trong sữa bò nhưng sự hấp thu canxi trong sữa mẹ chiếm 70 %. Còn sữa bò canxi cao nhưng bé chỉ hấp thu được 25 %. Đạm trong sữa mẹ là đạm tối ưu, có hai loại đạm whey và đạm canxi. Vì thế các bé bú mẹ sẽ hấp thu đạm hoàn toàn. Còn trong sữa bò đạm canxi chiếm 80 % giúp tăng trưởng nhanh nhưng người lại khó hấp thụ nên trẻ dễ bị ọc, ói nhiều hơn.
Đối với sữa công thức nguyên liệu chính sữa bò, có can thiệp của công nghệ. Sữa công thức đưa ra từng độ tuổi cho phù hợp với từng giai đoạn của trẻ.
6 tháng sau, trẻ có thể bổ sung thêm các loại sữa khác vì lúc này năng lượng cần cho trẻ nhiều hơn. Phụ huynh có thể chọn sữa công thức cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo các thực phẩm khác đa dạng hơn, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sữa.
Trắng xinh, bụ bẫm, bé 6 tháng tuổi nhập viện truyền máu gấp vì lý do đau lòng
Câu chuyện bé 6 tháng tuổi phải nhập viện truyền máu vì thiếu dinh dưỡng do bà không có điều kiện, phải cho cháu uống sữa đặc khiến ai chứng kiến cũng xót xa.
Ngày 15/11, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) chia sẻ câu chuyện về một em bé 6 tháng tuổi phải nhập viện truyền máu vì thiếu vi chất khiến ai cũng xót xa.
Bé 6 tháng nặng 9kg nhưng thiếu vi chất nặng vì bà cho uống sữa đặc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Vào tháng 7/2020, bé 6 tháng tuổi nặng 9 kg phải nhập viện truyền máu vì thiếu sắt nặng nề. Khi nhập viện, bé có thể trạng bụ bẫm nhưng da niêm xanh xao. Khai thác bệnh sử, ba mẹ bỏ rơi, bé sống chật vật với bà nội và bà chỉ đủ điều kiện nuôi con bằng... sữa đặc có đường.
Bé lớn dần với một cơ thể to béo nhưng thiếu toàn bộ dinh dưỡng vi chất, xét nghiệm ra thiếu máu thiếu sắt mức độ nặng, thể tích khối hồng cầu máu còn 16% (bình thường theo tuổi ít nhất trên 30%). Bé nhập khoa khẩn để truyền máu trong sự ngơ ngác chưa hiểu chuyện của người bà lam lũ...
Tiếp nhận ca bệnh đầy nghịch cảnh trong đêm, BS CK1 Nguyễn Hoàng Minh không khỏi chạnh lòng, vừa giận vừa thương cho thân phận của hai bà cháu. Bác sĩ đã mua cho bé hộp sữa công thức phù hợp tuổi, sau khi bồi hoàn truyền máu đúng chỉ định, bác sĩ đã dành thời gian cẩn thận hướng dẫn bà lại cách cho uống sữa cùng chế độ ăn dặm cân đối sắp tới để bù vi chất và sắt cho con..
Sau hơn 3 tháng, bé trở lại tái khám, con vẫn bụ bẫm nhưng hồng hào và khí chất tươi tắn hơn hẳn.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh, từ 6 tháng trở đi, lượng sắt trong sữa mẹ không còn đủ, chưa kể bé này chỉ được bú sữa đặc, giá trị dinh dưỡng nghèo ngặt không có gì nổi trội hơn là đường. Ngoài sữa mẹ, ở lứa tuổi này, trẻ cần ăn dặm thêm bột ngọt, bột mặn, cháo... để bổ sung dinh dưỡng.
Khuyến cáo việc ăn dặm vào giai đoạn này rất quan trọng, chế độ ăn phải cân bằng đủ 4 nhóm gồm đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất, đặc biệt, bổ sung nguồn đạm từ động vật. Mỗi trẻ đều có chế độ ăn, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Nếu nghi ngờ trẻ thiếu máu hay mắc bệnh lý, phụ huynh cần theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn khoa học. Ngoài ra, phụ huynh nên tiếp cận bác sĩ chuyên khoa nhi và dinh dưỡng để đưa ra giải pháp hợp lý nhất cho trẻ
Bác sĩ cũng cảnh báo chăm một trẻ bụ bẫm hết sức vất vả và nhiều lần cân não: Bé nôn ói tiêu chảy hay rối loạn đường huyết, có khi mất nước mà không biết vì nhiều mỡ quá, không rõ được các dấu hiệu mất nước... Tính liều dịch truyền bù sao cho chuẩn đây? Vì cân nặng thực quá khác so với cân nặng lý tưởng, lấy ven tuyền dịch sao đây khi tay ngấn mỡ ?
Bác sĩ cũng cho rằng béo, mập không phải đã tốt. Mập mạp là đầy đủ dinh dưỡng vi chất. Thực ra thì bé mập chỉ thích mỗi cái là nhìn dễ thương, đã mắt và được khen nuôi con giỏi mà thôi. Nuôi con hãy theo sự tăng trưởng toàn diện, đừng nuôi theo lời của những người xung quanh. Hãy cân nhắc tác hại trước mắt và về lâu dài, lẫn những tác hại y khoa mà bác sĩ vừa kể trên mà chăm nuôi con thật tiết chế và chuẩn mực và đầy đủ.
Chín tuổi chỉ nặng như trẻ 1,5 tuổi, bác sĩ cảnh báo bệnh thiếu hormone tăng trưởng Bé H.V (Thái Bình) bước vào năm chín tuổi chỉ nhỉnh hơn một em bé 1,5 tuổi với chiều cao 79 cm và nặng 9 kg. Suốt chín năm qua, em sống khép mình, không thể tự chủ được vệ sinh, không có cơ hội đến trường như các bạn bè cùng trang lứa. Bệnh lý suy tuyến yên bẩm sinh đã cướp...