Ngày mưa nấu 5 món đậm đà nóng hổi lại không đắt tiền, cả nhà ăn liền vì sợ hết
Đảm bảo những món ăn này sẽ là gợi ý cực hay cho ngày đầu đông mưa se lạnh.
CÁ ĐỐI KHO DƯA
Nguyên liệu:
- 500g cá đối
- 300g dưa cải muối chua
- 3 củ hành tím
- 2 quả cà chua
- 1 thìa nước mắm
- 1 thìa đường
- Dầu hướng dương hoặc dầu ăn
Cách làm
Bước 1: Sơ chế
- Dưa chua cắt khúc ngắn khoảng 5cm.
- Củ hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Hành lá xắt nhỏ vừa ăn.
- Cá đối đánh vảy, làm sạch ruột, bỏ mang.
Bước 2: Xào qua dưa
- Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm hành tím. Thả cà chua vào xào mềm sau đó cho dưa vào xào cùng.
Bước 3: Kho cá
- Xếp cá vào nồi rồi nêm nước mắm, đường cùng gia vị vừa ăn.
- Thêm nước sôi vào nồi cá. Đậy nắp nồi rồi để lửa lớn kho cho cá và cải chua thấm gia vị. Khi nước trong nồi cạn bớt còn xâm xấp nước, có thể dùng ngay như 1 món cá kho xổi. Hoặc để nguội 2 tiếng rồi châm thêm nước kho tiếp 8 tiếng với lửa nhỏ để xương cá mềm rục và cá cứng lại là hoàn thành.
Bên nồi cơm gạo mới tỏa hương thơm và nghi ngút khói, cá đối kho dưa với vị cay thơm của chút tiêu sọ, chút ớt tươi khiến ai cũng phải gật gù khen ngon. “Cá kho chấm với rau đồng – Xa quê vẫn nhớ hương nồng tình quê”.
VỊT OM HOA CHUỐI
- Vịt ướp cùng gia vị thêm chút gừng và hành củ, sả. Xào săn cho ngấm gia vị. Sau đó đậy nắp áp suất lại chọn chế độ: “Thịt gia cầm”.
- Sau khi kết thúc đợi 3-4 phút cho nồi tự xả bớt hơi thì nhấc van xả lên mở nắp.
- Lúc này cho hoa chuối và quả cà chua vào nấu cùng. Chọn chế độ xào, và nêm nếm cho vừa vị.
- Đun cho hoa chuối mềm ngấm ngon.
- Thêm rau thơm và múc ra tô thưởng thức.
THỊT NƯỚNG XIÊN
Nguyên liệu:
- 500gr thịt nạc vai hoặc thịt ba chỉ (miễn là có chút mỡ mới ngon, mình thì dùng thịt nạc vai khi nướng mỡ sẽ có độ giòn hơn).
- Que xiên
- 2 cây sả
- 3 củ hành tím; 3 tép tỏi
- 1/3 củ hành tây (cho hành tây thịt sẽ thơm và ngọt thịt hơn)
- Vừng trắng
- Chanh quả
- Các loại gia vị: nước mắm, hạt tiêu, dầu hào, sữa đặc, mật ong, dầu mè (dầu vừng), đường vàng, nước hàng.
Cách làm:
Bước 1: Thịt lợn mua về xát muối rửa thật sạch, để ráo nước, thái miếng mỏng hơn 0,5 cm. Không nên thái dày quá thịt sẽ khó chín bên trong hoặc lúc xiên sẽ khó vì thịt quá dầy nhưng cũng không được mỏng quá vì khi nướng xong thịt sẽ còn teo lại.
Bước 2: Sả, hành tím, hành tây, tỏi băm nhỏ và nhuyễn (có thể cho vào máy xay thật nhỏ).
Bước 3: Chuẩn bị phần nước sốt để ướp thịt
2 thìa canh dầu hào, 1-2 thìa canh sữa đặc, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa canh mật ong, 1 thìa cà phê dầu mè, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường vàng, 1 thìa cà phê nước hàng (nước màu hay còn gọi là kẹo đắng), 2 thìa canh hạt vừng trắng, tỏi, sả, hành tây, hành tím băm nhỏ.
Trộn thật đều các nguyên liệu. Đeo bao tay vào, đổ tất cả hỗn hợp ướp thịt vào bát thịt đã thái, trộn bóp thật đều.
Để thịt ngấm gia vị ít nhất 3-4 tiếng, mình thì hay ướp qua đêm để ngăn mát tủ lạnh và hôm sau mang ra nướng thịt sẽ thơm và ngon hơn. Trước khi mang ra nướng mình có vắt thêm một 1/2 quả chanh nhỏ vào thịt để khi nướng thịt được mềm và xốp hơn, các bạn nhỏ ăn sẽ đỡ bị dai hơn vì răng các bạn ấy khá yếu.
Bước 4: Cách xiên thịt vào que
Dùng que xiên thịt nếu miếng dài thì gấp làm đôi cho gọn gàng, xiên miếng thịt cho đều nhau đừng để miếng dài miếng ngắn quá và cũng không cần phải dồn thịt lại cho chặt (hoặc mọi người xoắn thịt lại rồi xiên cũng được, cái này tuỳ nhé) vì như vậy khi nướng thịt sẽ khó chín bên trong hoặc chín không đều nhau.
Video đang HOT
Sau khi xiên thịt lần lượt cho đến hết, sẽ còn xót lại một chút nước ướp thịt, mọi người đừng đổ phần nước đó đi nhé mà thêm vào đó 1 thìa canh mật ong, 1 thìa canh dầu hào, một thìa canh dầu ăn, trộn đều hỗn hợp để riêng (có thể thay dầu ăn bằng dầu điều để có màu thịt đẹp hơn, cái này tuỳ vào mọi người).
Bước 4: Nướng thịt
Với món thịt xiên này nướng than hoa vẫn là thơm ngon nhất, còn không có bếp than hoa thì mọi người có thể dùng: lò nướng, bếp nướng, có thể cho thịt xiên vào chảo dầu và rán vàng. Tuỳ vào sự lựa chọn của mọi người. Nếu dùng lò nướng, bật lò nướng ở 200 độ C trong 10 phút trước khi cho thịt vào nướng.
Đặt các xiên thịt lên vỉ nướng ở dưới có đặt khay màu đen, đổ thêm hai bát nước con vào khay đen đó để khi thịt chín nhỏ phần nước xuống sẽ đỡ bốc khói và bị cháy khét.
Nướng thịt khoảng 10-15 phút thì quét mặt thịt bằng hỗn hợp nước quết đã pha sẵn ở trên. Khoảng 10-15 phút sau trở mặt thịt quết thêm một lần nữa để thịt có màu đẹp và không bị khô, rồi nướng thêm 5 phút nữa, mặt thịt chín vàng hơi cháy sém chút là được, tổng thời gian nướng trong khoảng 30- 35 phút.
Lưu ý: Thịt xiên nướng cho các bé hay người lớn ăn, khi nướng xongs phần nào sém đen quá, các mẹ dùng kéo cắt phần đen đó đi nhé.
Khi ăn thịt nướng bạn có thể chấm tương cà hay tương ớt là tuỳ sở thích của mỗi người.
SƯỜN NƯỚNG
Nguyên liệu:
- 0.5kg sườn thăn
- Gia vị: 1 muỗng canh đường, 2/3 muỗng canh sa tế, 1 muỗng cà phê hạt nêm, muỗng canh dầu hào; 1 ít nước tương, 2/3 muỗng canh nước mắm, ít ớt khô, hành tỏi băm nhỏ
Lưu ý cách chọn sườn: Sườn nên chọn các khúc non, mềm sẽ ngon hơn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế sườn
- Sườn chặt khúc vừa ăn, rồi rửa sạch với muối và nước chanh, để ráo.
Bước 2: Cách ướp sườn
- Ướp sườn với 1 muỗng canh đường, 2/3 muỗng canh sa tế, 1 muỗng cà phê hạt nêm, muỗng canh dầu hào; 1 ít nước tương, 2/3 muỗng canh nước mắm, ít ớt khô, hành tỏi băm nhỏ.
- Thêm ít dầu ăn, trộn đều lần nữa cho ngấm gia vị. Ướp sườn từ 1-2 tiếng hoặc lâu hơn trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3: Cách nướng sườn
- Sau khi ướp sườn vài tiếng thì đem sườn nướng trong lò hoặc bếp than.
- Nếu nướng trên bếp than, dùng cọ hoặc muống phết nước ướp lên đều hai mặt sườn cho đỡ khô và thấm gia vị. Khi sườn chín sém vàng hai mặt là được.
- Cách ướp này bạn có thể áp dụng ướp thịt nướng.
Thưởng thức:
Sườn nướng sa tế thưởng thức với cơm hoặc bún đều rất ngon. Hợp với những bữa cơm ngày lễ hoặc nhà có khách.
NGHÊU KHO TỘ
Nguyên liệu:
- Nghêu: 1,5kg (được khoảng 250gr thịt nghêu)
- 100g mỡ gáy hoặc ba chỉ phần đầu mỡ
- Hành tím, tỏi, hành lá, ớt
- Bột nêm, tiêu, nước mắm, đường, nước màu dừa.
Cách làm:
Nghêu ngâm nước vo gạo hoặc nước có thêm vài lát ớt cho sạch. Sau đó cho nghêu vào luộc. Khi nghêu vừa há miệng thì vớt ngay ra rổ, lấy phần thịt nghêu, rửa sạch, để ráo.
Thịt ba chỉ (hoặc mỡ gáy) rửa sạch, thái miếng nhỏ cỡ đầu ngón tay. Hành tím, tỏi bóc vỏ, đập giập, băm nhỏ. Ớt rửa sạch, bỏ cuống, đập giập. Hành lá bỏ rễ, lá úa giập, rửa sạch, phần đầu trắng đập giập xắt nhỏ còn phần xanh cắt khúc.
Ướp thịt nghêu với bột nêm, tiêu, nước màu dừa và 1/2 chỗ hành tím, tỏi, đầu hành ở trên khoảng 15-20 phút cho thịt nghêu ngấm gia vị.
Bắc nồi đất (nồi sứ) lên bếp, nồi nóng già cho thịt ba chỉ vào đảo săn cho bớt mỡ. Khi thịt săn lại cho hết chỗ hành tỏi băm còn lại vào phi thơm.
Sau đó thêm 1 thìa nước mắm, xíu đường đảo nhanh tay rồi cho thịt nghêu đã ướp cùng ớt vào kho nhỏ lửa. Món nghêu kho tộ bạn chỉ kho khoảng 4-5 phút đến khi nước cạn, không kho quá lâu thịt nghêu sẽ bị dai. Sau đó, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp cho hành lá vào đảo đều, rắc xíu tiêu là được.
Chúc các bạn thành công!
Cuối tuần nấu 5 món cực ngon mà cách làm đơn giản, chồng con không nỡ đi chơi để ở nhà thưởng thức
Chắc chắn với những món ngon này bữa cơm cuối tuần của gia đình bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
1. GÀ KHO HẠT DẺ
Nguyên liệu:
- 300g hạt dẻ, 400g thịt gà, 2 thìa xì dầu, 1 thìa dầu hào, 1 thìa muối, 1 thìa rượu nấu ăn, chút tiêu, 1 thìa đường, lượng vừa đủ gừng và hành khô.
Cách làm:
Dùng dao khứa hạt dẻ rồi cho vào nước sôi, đun trên lửa lớn và luộc sôi cho đến khi hạt dẻ nở ra và chín.
Sau khi hạt dẻ chín, bạn vớt ra ngâm vào nước lạnh để hạt dẻ nguội bớt, (sử dụng nguyên lý giãn nở vì nhiệt và co lại). Sau đó bóc vỏ hạt dẻ lấy thịt.
Đùi gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Thêm ít tiêu trắng và nước tương, đảo đều, ướp 20 phút.
Đun nóng dầu trong nồi, cho vài lát gừng và hành khô vào phi thơm. Cho gà đã ướp vào đảo cho đến khi ngả màu, Lưu ý, đảo gà với lửa lớn để gà ra hết mỡ thừa.
Khi thịt gà đã tương đối khô, đổ hạt dẻ vào đảo một lúc, sau đó cho nướng nóng vào xâm xấp mặt thịt.
Lần lượt thêm lượng muối, đường, dầu hào, nước tương lượng vừa đủ vào.
Đun sôi trên lửa lớn sau đó hạ nhỏ lửa, đun trong khoảng 30 phút, cho đến khi hạt dẻ chín hoàn toàn. Nêm nấm lại cho vừa miệng, nếu còn nhiều nước, tăng lửa đun cho nước sốt sệt lại là xong.
Món gà kho hạt dẻ thơm nức, hạt dẻ bùi bùi, thịt gà mềm ngon, đậm đà. Món ăn vô cùng thích hợp để thưởng thức trong mùa thu mát mẻ như thế này!
2. MÓNG GIÒ KHO
Nguyên liệu:
- 2 cái chân giò, hành lá, vài lát gừng, 1 thìa đường phèn, 2 bông hoa hồi, 2 mảnh quế, 2 lá nguyệt quế, nhúm hạt hoa tiêu, 1 nhúm hạt thì là, 2 miếng bạch chỉ, xíu nhục đậu khấu.
- Muối, nước tương, dầu hào, xì dầu, rượu nấu ăn mỗi thứ vừa đủ.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Chuẩn bị 2 cái chân giò, đốt cháy hoặc khò bề mặt rồi rửa sạch. Đối với món chân giò kho tộ tốt nhất nên dùng chân trước, thịt từ chân trước sẽ ngon hơn.
Dùng chao chẻ từ giữa móng lợn xuống chia chân giò làm 2. Sau đó chặt thành từng miếng nhỏ đều nhau. Tuy nhiên, nếu khó chặt quá bạn nên nhờ người bán hàng làm giúp sau đó về rửa sạch lại là được.
Cho chân giò đã chặt vào chậu lớn, thêm chút muối và lượng nước thích hợp, rửa chân giò sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch.
Bước 2: Luộc sơ chân giò
Cho chân giò vào nồi nước lạnh, thêm vài miếng gừng, một đoạn hành lá, đổ vào một lượng rượu nấu ăn thích hợp để khử mùi tanh, đun sôi. Sau khi nước sôi thì vớt bọt nổi lên, luộc khoảng 3 phút sau đó vớt chân giò ra rửa lại bằng nước sạch, để ráo.
Bước 3: Kho chân giò
Đổ một ít dầu ăn vào nồi, cho đường phèn vào, vặn nhỏ lửa và đun từ từ cho đến khi đường phèn tan và màu nâu đỏ thì cho các gia vị như hoa hồi, quế, lá nguyệt quế, hạt tiêu, hạt thì là, bạch chỉ, nhục đậu khấu đã chuẩn bị vào xào cho đến khi có mùi thơm.
Sau đó đổ chân giò lợn vào, đảo nhanh tay cho giò lợn ngấm màu rồi cho nước vào.
Cho một thìa muối vừa ăn, nửa thìa hắc xì dầu để tạo màu, một thìa nước tương, một thìa dầu hào vào nồi. Đậy vung nấu cho đến khi móng giò đạt độ mềm như bạn mong muốn. Có người thích nhừ thì kho chân giò lâu, nếu thích chân giò có độ dai giòn thì không nên hầm lâu quá.
Khi chân giò lợn kho tô được, cho ra bát, rắc hành lá lên rồi thưởng thức với cơm thôi. Chân giò kho có độ mềm vừa phải, thơm nức, để nhâm nhi cũng thích hợp mà ăn với cơm cũng rất ngon!
3. CÁ HẤP
Nguyên liệu:
- 1 con cá vược khoảng 500g (hoặc cá chép, cá chim...).
- Vài lát gừng thái sợi.
- Hành lá.
- 3 thìa rượu nấu ăn, 1 thìa muối.
- Ớt xanh và đỏ để trang trí.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Cá sau khi mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cắt đầu và đuôi, cắt vây. Tiếp tục, cắt thành từng lát đều nhau dọc sống lưng, nhưng không cắt rời nhau mà để khoảng 2 cm gần bụng cá. Đầu cá và đuôi cá lần lượt được bổ đôi từ giữa.
Gừng rửa sạch thái sợi.
Hành lá rửa sạch cắt khúc.
Bước 2: Ướp cá
Cho tất cả cá vào âu lớn, cho gừng thái sợi và hành lá, 3 thìa rượu nấu ăn và 1 thìa muối vào, ướp khoảng 15 phút.
Bước 3: Hấp cá
Xếp gừng và hành lá thái nhỏ lên đĩa rồi dàn đều, sau đó trải đều cá rồi đặt lên đĩa, đầu cá và đuôi cá thẳng đứng phía trước, giống như con công đang xoè đuôi.
Sau khi nước trong nồi sôi, cho cá vào xửng, rắc một ít hành lá băm nhỏ lên trên cá rồi hấp trên lửa lớn khoảng 13 phút.
Sau khi hấp, đổ hết nước thừa trong đĩa ra bát, bỏ hành, gừng đi. Sau đó cho gừng thái chỉ, hành lá chẻ sợi nhỏ mới và ớt xanh, đỏ thái lát vào để trang trí.
Rưới 3 muỗng canh nước cá hấp lúc nãy vào, đun một ít dầu nóng rồi rưới đều lên trên. Thịt cá và hành và gừng sẽ dậy lên mùi thơm vô cùng hấp dẫn.
Cá hấp kiểu này vừa ngọt lại thơm, không mất đi mùi vị nguyên bản của cá đảm bảo ai cũng thích ăn.
VỊT NƯỚNG GIẢ CẦY
Nguyên liệu:
- 1 con vịt xiêm.
- Riềng, sả, ớt, tỏi, hành tím.
- Mắm tôm.
- Mẻ.
- Rau thơm, lá mơ ăn kèm.
- Gia vị: mắm, đường, hạt nêm, bột nghệ.
Cách làm:
- Vịt rửa sạch, khò cho vàng lớp da bên ngoài để tạo mùi thơm.
- Dùng dao sắc lóc hết xương vịt ra để lấy thịt.
- Lấy thịt vịt ướp với gia vị gồm có riềng, sả, ớt, hành tỏi xay nhuyễn cùng với mắm tôm, mẻ, mắm, đường, hạt nêm, bột nghệ. Lượng gia vị bạn định lượng theo khẩu vị của gia đình.
- Ướp thịt trong 30 phút đến 1 tiếng.
- Hết thời gian ướp, cho thịt vịt vào nồi chiên không dầu, set nhiệt độ 180 độ C trong 30 phút. Có thể nướng thêm 10 phút với nhiệt 220 độ C để da vàng hơn.
- Pha nước chấm: Trộn đều sả xắt mỏng, mắm tôm, đường, ớt, và nước cốt tắc.
- Vịt chín thái miếng vừa ăn, ăn kèm với nước chấm từ mắm tôm và rau thơm, lá mơ. Vịt nướng giả cầy cũng có thể ăn kèm bún rất hấp dẫn.
BÒ XÀO NẤM
Nguyên liệu:
- 300g thịt thăn bò, 1 quả ớt sừng đỏ, 1 quả ớt sừng xanh, 1 thìa cà phê tinh bột, nước tương, rượu nấu ăn, một ít bột hạt tiêu đen, muối ăn, 2 cây nấm đùi gà, dầu hào, 1 ít đường, dầu mè.
Cách làm:
Thịt thăn bò rửa sạch, thấm khô rồi thái miếng vuông nhỏ. Thêm gừng băm, nước tương, đường, tiêu đen vào, trộn đều rồi ướp trong tủ lạnh 20 phút.
Tỏi thái nhỏ. Ớt sừng xanh và đỏ xắt lát.
Nấm đùi gà là thành phần không thể thiếu trong món bò xào nấm này. Nấm bạn đem đi rửa sạch, thái miếng vuông bằng miếng thịt bò.
Cho 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa canh nước tương, 1 thìa cà phê muối rồi khuấy đều.
Sau khi thịt đã ướp xong 20 phút, lấy thịt bò ra, thêm 1 thìa canh rượu nấu ăn, 1 thìa canh tinh bột, dùng đũa đảo đều. Có thể tăng hoặc giảm lượng gia vị tùy theo khẩu vị gia đình để món ngon từ thịt bò này thêm hấp dẫn hơn.
Đun nóng chảo, cho tỏi vào phi thơm. Sau đó cho nấm vào chảo xào ở lửa vừa cho đến khi nấm chuyển màu và ra nước.
Lúc này, bạn cho một chút xì dầu vào, đảo đều để nấm lên màu đều. Cho nấm ra đĩa.
Đun nóng nồi, thêm ít dầu vào, cho thịt bò vào xào với lửa vừa cho đến khi sém vàng.
Đổ nấm đã xào vào, đảo đều. Đổ nước sốt vào, tiếp tục đảo đều. Cuối cùng cho ớt xanh và ớt đỏ vào xào một lúc thì tắt bếp.
Cho thịt bò xào nấm ra đĩa ăn nóng với cơm. Thịt bò mềm ngon không dai quyện lẫn mùi thơm đặc trưng của nấm vô cùng hấp dẫn!
Chúc các bạn thành công!
7 món ăn đậm đà hợp ngày thời tiết âm u, đặt lên mâm là hết sạch Đảm bảo những món ăn này sẽ là "sát thủ" của nồi cơm, nấu bao nhiêu cũng hết. 1. TÓP MỠ RIM MẮM Chuẩn bị: - 1kg mỡ phần - 1 thìa to nước mắm, 1 thìa to dấm, 1/2 thìa to đường, 1 thìa to nước, 1 thìa nhỏ mì chính, ớt và ớt bột. Cách làm: - Mỡ phần thái nhỏ...